Hãy so sánh 7 vùng nông nghiệp tại Việt Nam ? Vùng nào là quan trọng nhất ? Tại sao ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.
b) Giải thích
- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.
+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Tây Nguyên
+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.
c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:
- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.
- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
a. Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng. Đất phù sa sông Hồng và phù sa sông Thái Bình. Có mùa đông lạnh.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn, tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.
c. Trình độ thâm canh: khá cao, đầu tư nhiều lao động, áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.
d. Chuyên môn hoá sản xuất: Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao. Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau quả cao cấp. Cây ăn quả. Đay, cói. Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt (ở các ô trũng), thuỷ sản mặn, lợ.
Gợi ý làm bài
a) Các vùng nông nghiệp có chè là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
b) Giải thích
- Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè:
+ Đất đai: các loại đất feralit thích hợp với cây chè.
+ Địa hình: các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên cao ở Tây Nguyên cho phép trồng chè với quy mô lớn.
+ Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển.
+ Nguồn nước tưới dồi dào nhờ có các hệ thống sông lớn cùng với nguồn nước ngầm phong phú.
- Các điều kiện kinh tế- xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng và chê biến chò.
+ Cớ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc trồng và chế biến chè ngày càng phát triển. Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến chè.
+ Chính sách phát triển cây chè của Nhà nước.
+ Thị trường trong và ngoài nước lớn.
Gợi ý làm bài
a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
- Giống nhau:
+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.
+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).
b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.
+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).
+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.
Gợi ý làm bài
a) Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phàm chuyên môn hóa của vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
b) Giải thích
- Các vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê:
+ Đất đai: các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê.
+ Địa hình: các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn.
+ Khí hậu: các điều kiện khí hậu nhiệt, ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê.
+ Nhiều sông ngòi cùng với nguồn nước ngầm khá phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Các điều kiện kinh tế xã hội:
+ Chính sách của Nhà nước.
+ Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: nguồn lao động khá dồi dào, công nghiệp chế biến cà phê khá phát triển,...