K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

a. Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

b.Từ bài ''Đêm nay Bác không ngủ''. Tác giả là Minh Huệ

Đoạn văn trên đước viết theo thể thơ 5 chữ

Nội dung: lười ghi lắmhiha

6 tháng 5 2017

b) trích từ bài thơ ''Đêm nay Bác không ngủ'' của nhà thơ Minh Huệ.

còn câu c trong sách giáo khoa ngữ văn ấy tư tìm hiểu nhé

Phiếu số 1 Cho câu thơ: "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối." 1. Chép tiếp 9 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. 2. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu thể thơ của bài thơ đó. 3. Trong đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng mấy câu nghi vấn? Các câu nghi vấn đó nhằm mục đích gì? 4. Em hiểu thế nào là “đêm vàng”? Tại sao con hổ lại có thể...
Đọc tiếp

Phiếu số 1 Cho câu thơ: "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối." 1. Chép tiếp 9 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. 2. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu thể thơ của bài thơ đó. 3. Trong đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng mấy câu nghi vấn? Các câu nghi vấn đó nhằm mục đích gì? 4. Em hiểu thế nào là “đêm vàng”? Tại sao con hổ lại có thể “uống ánh trăng tan”? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách nói ấy. 5. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ niềm hoài niệm thiết tha mà đau đớn, nỗi tiếc nhớ không nguôi một thời oanh liệt, vàng son đã qua của con hổ. Trong đoạn văn có câu sử dụng một trợ từ dùng để nhấn mạnh và một câu ghép (Gạch chân và chú thích các câu đó)

0
13 tháng 3 2022

a. Quê hương   - Tế Hanh  - hoàn cảnh sáng tác : lúc nhà thơ 18 tuổi , đang học ở Huế , rất nhớ nhà và quê hương

b. 

Khi trời trong , gió nhẹ , sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc  thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

c.

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã.

Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài

- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công

. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.

- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người

13 tháng 3 2022

a câu thơ trên trích trong bài thơ " Quê Hương " của Tê Hanh 
Khi tác giả xa quê 
b) Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái trèo mạnh mẹ vượt trường giang 
    Cánh buồm giương to như mảnh hông làng
    Rướn Thân trắng bao la thâu góp gió ...
c )tham khảo : 

 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng được nhân hóa  thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.
  

Cho câu thơ sau:                                Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốia. Hãy chép 9 câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơb. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai?c. Câu thơ :”Thời oanh liệt nay còn đâu” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?d. Vì sao nói bài thơ trên thể hiện đc lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy?Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện...
Đọc tiếp

Cho câu thơ sau:

                                Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

a. Hãy chép 9 câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ

b. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai?

c. Câu thơ :”Thời oanh liệt nay còn đâu” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

d. Vì sao nói bài thơ trên thể hiện đc lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy?

Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

e.Tìm thán từ có trong đoạn thơ trên? Và cho biết thán từ đó dung để làm gì?

g. Viết 1 đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Cuộc đời bạn sẽ trôi qua một cách vô nghĩa nếu mãi đắm chìm vào quá khứ hay quá lo lắng cho tương lai” .

Xác định yêu cầu của đề: Nghị luận xã hội về 1 ý kiến

h. Nhận xét về đoạn thơ vừa chép có ý kiến rằng: “Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ hình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái thời oanh liệt”. Hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ vừa chép để làm rõ nhận định trên, trong đó có sử dụng câu cảm thán ( Gạch chân và chỉ ró)

                                                           

1
18 tháng 2 2022

mong mng giúp nhanh ạ

11 tháng 3 2022

Chép 07 câu thơ tiếp theo:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

- Nhan đề tác phẩm là danh từ.

- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

+ Bếp lửa là một hình ảnh thực, quen thuộc trong mỗi gia đình và nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm thời ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.

+ Bếp lửa còn là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Nó gợi lên sự tần tảo, vất vả, chăm sóc, yêu thương cháu của người bà. Đồng thời, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình cuộc đời.

Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa tả thực: Nhóm là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than, .. để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.

- Nghĩa ẩn dụ: Nhóm là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.

* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:

- Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:

+ Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa: lận đận, nắng mưa.

+ Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.

+ Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.

- Cháu suy ngẫm về bếp lửa:

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa

+ Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.

+ Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương

của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà, ...

+ Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.

* Đánh giá khái quát:

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ 8 chữ;

+ Từ láy lận đận, hình ảnh ẩn dụ nắng mưa;

+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;

+ Sử dụng câu cảm thán.

- Đoạn thơ cho thấy tình cảm sâu sắc của cháu đối với bà và với bếp lửa – nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu.

11 tháng 3 2022

hic đánh máy mẹt lắm :<

21 tháng 11 2021

Ở CÁI SÃ HỘI LÀY, TRỈ KÓ NÀM, CHỊU KHỐ CẦN CÙ BÙ THỀ PÙ XIÊNG LĂN. TRỈ KÓ NÀM THÌ MỐI CÓ ĂNG

21 tháng 11 2021

:))))

 

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có...
Đọc tiếp

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

 

Help me!!!

4

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

                                                                                          Bài làm

câu 1:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu 3 :

Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU

23 tháng 6 2019

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

1 tháng 5 2018

Đoan thơ trên trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.

- Hoàn cảnh sáng tác: “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi ông đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ).