5.Trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết về nơi dòng sông chảy ra biển như sau:
Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn | Lá xanh mỗi lần trôi xuống
| Bỗng ...nhớ một vùng núi non....
|
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
......................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Hình ảnh được nhân hóa là lá xanh. Lá xanh chỉ là một vật nhưng tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa lá xanh như con người ( có hoạt động là nhớ ) . Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
- Ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.