bạn nào giải thích giùm mình câu nói của hàn mạc tử về thơ: thơ đi từ cái thực đến cái bào ảnh, từ cái bào ảnh đi đến huyền diệu, từ cái huyền diệu đến cái chiêm bao. Bao chùm về cả bài thơ là thế giới mơ.
giải thích ý nghĩa. vd cx đc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Huy Cận là một đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới và là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều tác phẩm như lửa thiêng, vũ trụ ca, hạt lại gieo... trong đó có bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc về thiên nhiên, vũ trụ với cảm xúc của người lao động. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Đình Thi cho rằng:" Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gợi đén xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng động đậy. Sức mạnh của câu thơ là sức gợi ấy"
Thật vậy, thơ ca là cái nhụy của cuộc sống", đem đến cho cuộc đời những hương sắc rực rỡ gửi đến bạn đọc 1 điều gì đó sâu xa, mới mẻ lm rung động trái tim con người. Đó là niềm vui của thi sĩ. " Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung ra mở rộng ra, gọi đén xung quanh nó những cảm xúc, hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng động đậy" Đúng như lời nhận xét của Nguyễn Đình Thi, bàn về ngôn ngữ thơ, nhà thơ đã có cái nhìn sâu sắc về thế giới trong cung đàn của thơ ca. Thơ ca là nơi kí thắc tấc lòng, tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ, là nơi gửi gắm ý đồ sáng tạo nên chính vì thế ngoài việc diễn tả ý nghĩa của từng câu thơ thi thơ ca còn gợi cho ta những điều trộng mở hơn, lớn lao hơn. Đưa bức tranh về cuộc sống lao động khỏe khoắn, mang cảm xức tỏa ra xung quanh như vầng sáng động đậy. Đó chính là sức mạnh của thơ ca, gợi tarbao điều thanh cao trong cuộc sống Đến với " Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận ta cảm nhận được điều kì diệu thấm nhuần trong từng lời thơ. Tác phẩm ra đời năm 1958, đến nay đã hơn 50 năm nhung những kỉ niệm trong sáng vẫn luôn nảy nở trong lòng.
Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra ngoài biển trong thời khắc màn đêm dần bao xuống.
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để miêu tả cảnh hoàng hôn, miêu tả cảnh đất trời đang đi dần vào bóng tối. Hình ảnh trong hai câu thơ đầu tiên là một hình ảnh liên tưởng khá đẹp về hoàng hôn "mặt trời" được so sánh giống như "hòn lửa" tạo nên một gam màu rực rỡ trong buổi hoàng hôn. Hình tượng "sóng cài then", "đêm sập cửa" là những động từ mạnh miêu tả cảnh đất trời chuyển giao giữa ngày và đêm một cách chóng vánh. "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", tác giả dùng từ "lại" với ý nghĩa là hành động lặp lại mỗi ngày của người dân làng chài vùng biển. "Câu hát" gợi nên vẻ thanh bình mà cũng không kém phần nhộn nhịp. Người lao động ra khơi trong một tâm thế lạc quan, yêu đời, yêu nguồn sống, nên vừa ra khơi họ vừa hát. Hát để lấy sức căng buồm, hát để chèo thuyền, lái thuyền, hát để mọi người cảm nhận được niềm vui sướng trong mỗi chuyến tàu ra khơi.Lời thơ không chỉ diễn tả cái nghĩa của nó mà còn gửi gẮM điều gì sâu xa mới mẻ
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!"
Câu hát vang vọng nơi đất trời, câu hát tạo nguồn sống, tạo niềm tin cho người lao động vùng biển. "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng", hình ảnh của những chiếc thuyền đánh cá trong đêm với ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau rọi xuống: ánh sáng từ ánh trăng hòa sắc màu tạo nên vùng sáng long lanh dưới mặt nước. Chính nguồn sáng đó đã tạo cho mặt biển lấp lánh mà tác giả đã khéo léo đặt nó bên từ "dệt". "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi", một vụ cá đánh bắt xa bờ mong muốn thu được mẻ cá lớn để người lao động vùng biển được vui tươi, được no đủ. Bằng tài năng sử dụng bút pháp lãng mạng kết hợp với độ liên tưởng phong phú của nhà thơ mà bức tranh thiên nhiên hiện lên vừa thực lại vừa ảo. Đó chính là sức mạnh của câu thơ .
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Thiên nhiên, đất trời hòa quyện cùng với con người tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp trong liên tưởng của tác giả. Những hình ảnh "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", "biển bằng" là những hình ảnh đẹp mang đậm chất hiện thực.Không còn kaf những vần thơ thô cứng có tác dụng gọi tên sự vật mà thay vào cđó là những lời thơ thắm thiết giàu cảm xúc. Mỗi một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá là Một trận chiến với cá khiến cho con người phải suy nghĩ, phải sống chiến đầu với thiên nhiên nhưng cũng phải hòa quyện cùng với thiên nhiên để tạo ra một tâm thế tốt, một cảnh sắc hài hòa và có nhịp điệu trong cuộc sống.
Trong khổ thơ nối tiếp cuộc sống lao động của người lao động, tác giả đã chuyển tiếp sang miêu tả cảnh biển giàu có nguồn cá.
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long."
Có rất nhiều loại cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song... biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh sự giàu có của biển cả. Tiếng "đêm thở", tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa hình ảnh của màn đêm. Tiếng thở ấy, có lẽ là tiếng thở của chính những con người lao động vât vả trên mặt biển để mang về những sản phẩm sau một đêm dài lênh đênh nơi sóng nước. Một hình ảnh rất đẹp mà lại rất gần gũi, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy
"Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
Những hình ảnh giản dị lần lượt hiện lên qua khổ thơ. Tiếng hát một lần nữa lại được tác giả nhắc lại, phải chăng đó chính là tiếng hò dô của con người khi kéo được mẻ cá nặng. Tiếng hát, cùng với tiếng nhịp thuyền gõ vào mạn thuyền để gọi cá, vừa có lời bài hát, vừa có tiết tấu.. Đó là những hình ảnh rất đẹp, rất giản dị mà lại rất gần gũi. Tác giả so sánh biển như lòng mẹ, người mẹ bao giờ cũng mang đến cho người con những gì là của con nhất, mang đến cho người con nững gì mà người con cần nhất. Mẹ đã nuôi lớn ta từ khi ta còn trong lòng mẹ, cũng giống như biển cả cho con người lao động những mẻ cá để nuôi lớn con người, rồi cứ thế hệ này tới thế hệ khác.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"
Một vòng tròn quỹ đạo đang chuyển từ đầu đoạn thơ cho tới cuối đoạn thơ. Đoàn thuyền ra khơi từ lúc mặt trời xuống biển cho tới lúc mặt trời mọc, bình minh bắt đầu cho một ngày mới lên. Điều kì diệu của mỗi tiếng thơ không còn mang cái nghĩa nữa mà mang cả cảm xúc, hình ảnh không ngờ mà tuyệt đẹp." Thơ hay cả hồn lẫn xác hay hay cả bài" "Kịp trời sáng", "xoăn tay", "rạng đông", "nắng hồng" là những từ ngữ được sắp xếp rất đều đặn, rất đẹp, rất có ý tứ. Câu thơ đã nói lên thành quả lao động của con người, sản phẩm họ thu được là thành quả của một đêm dài lao động trên biển một đêm dài lênh đênh trên sóng nước.
Phần cuối bài thơ là hình ảnh đoàn cá trở về:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Câu hát cuối bài thơ mang một tâm thế vui tươi, thoải mái, những chiếc thuyền đang tức tốc quay về bờ, hải sản mà người lao động thu được sau một đêm dài miệt mài làm việc cũng đã được báo đáp. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biểu, "Mặt trời đội biển nhô màu mới" một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh, của người. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
có thể nói, Với bút pháp nghệ thuật kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã khái quát hóa hình ảnh người lao động qua những vần thơ làm cho người đọc như đang chứng kiến cảnh lao động của người dân vùng chài. Hình ảnh đẹp mà giản dị, giọng thơ tinh tế mà lôi cuốn, bài thơ đã tạo chất nhạc, đã tạo nên khí thế cho người lao động thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.Nhà thơ đưa ta từ những hình ảnh này đến những hình ảnh khác vừa đẹp mà lại phong phú và hấp dẫn. Không khí lao động hang say cùng với cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời mang lại một nguồn sống mới cho con người tỏng tời kỳ xây dựng chủ nghĩa. Bài thơ là động lực giúp cho người lao đọng vươn lên chính mình, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng cuốc sống tốt đẹp, hạnh phú và gặt hái được nhiều thành công.
Thơ ca hai chữ diệu kì, ngoài nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật thì từng câu tững chữ trong thơ ca đã gọi đến xung quanh bao cảm xúc tỏa ra một vùng ánh sáng làm xáo động tâm can con người. " Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận đã gõ của trái tim tôi vè bạn là vì vậy, để rồi sức mạnh của câu thơ là sức gợi làm nên chất thơ riêng cho tác phẩm, âm vang nhịp đập
Mở bài:+ Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và Huy Cận+Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Đình Thi:“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”+Nêu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của thơThân bài:1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:– Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).– Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy.=> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi.
2. Chứng minh qua tác phẩm:
- Ý khái quát: Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung bài thơ. Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới với thơ “Lửa thiêng”, ông hay viết về thiên nhiên và vũ trụ, trước cách mạng thơ ông phảng phất buồn nhưng sau cách mạng hồn thơ Huy Cận trở nên ấm nóng, tươi vui
- “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ tiêu biểu của ông – là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động làm chủ biển khơi làm chủ cuộc đời
- Phân tích:– Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, hình ảnh giàu màu sắc,...+ xây dựng bằng sự liên tưởng phong phú, âm hưởng mạnh mẽ, bút pháp lãng mạn xen hiện thực
- Nghệ thuật trong bài thơ mang tiết tấu nhịp điệu của thời gian lao động khẩn trương, mạnh mẽ. Lúc đoàn thuyền ra khơi là hoàng hôn và khi “ta" từ biển quay về đất liền, mát trời lại nhỏ lên mang màu mới.-> Một bài thơ có rất nhiều động từ diễn tả hành động, tiết tấu của những người đánh cá và của đại dương, của vũ trụ!=> Ngôn ngữ thơ Huy Cận có sức gợi sâu xa từ hình ảnh.
Kết bài
- Tổng kết vấn đề
Tham khảo:
Câu 1
Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận “thư cha” kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.
Câu 2
Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và liệt kê. Nêu hình dung cảm nhận của bản thân
Lời giải chi tiết:
Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như.
- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.
- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.
- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.
- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.
- Cái cầu tre bắc qua sông máng.
- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.
- Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.
Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gắn gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghỉ dấu bao ki niệm thân thương về gia đình, người thân
Tham khảo:
Câu 1
Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận “thư cha” kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.
Câu 2
Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và liệt kê. Nêu hình dung cảm nhận của bản thân
Lời giải chi tiết:
Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như.
- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.
- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.
- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.
- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.
- Cái cầu tre bắc qua sông máng.
- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.
- Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.
Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gắn gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghỉ dấu bao ki niệm thân thương về gia đình, người thân
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
nhớ tick nha
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.