Để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 300g chì có t = 100 độ C vào 250g nước nóng lên tới 60 độ C.
a. Tính nhiệt lượng nước thu vào ( nhiệt dung riêng của nước là 4500J/kgK )
b. Tính nhiệt dung riêng của chì
c. Trong bảng nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kgK . So sánh với kết quả thu được và giải thích tại sao có sự chênh lệch trên
Tóm tắt:
\(m_1=300g=0,3kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(t_2=58,5^oC\)
\(m_2=250g=0,25kg\)
\(c_2=4190\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)
\(t=60^oC\)
a) \(Q_2=?\)
b) \(c_1=?\)
c) So sánh c1 tìm được và nhiệt dung riêng của chì trong bảng. Giải thích sự chênh lệch
Bài làm:
a) Nhiệt lượng nước thu vào là:
\(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,25.4190.\left(60-58,5\right)=1571,25J\)
b) Vì nhiệt lượng quả đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên ta có:
\(Q_1=Q_2\)
<=> \(m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=1571,25\)
<=> \(0,3.c_1.\left(100-60\right)=1571,25\)
<=>
\(c_1=\dfrac{1571,25}{0,3\left(100-60\right)}=130,9735\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)
c) Nhiệt lượng tính được lớn hơn với nhiệt lượng trong bảng vì đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho môi trường bên ngoài.
Cho mình hỏi là nước từ bao nhiêu độ nóng lên tới 60ºC
Mình thấy không đủ dữ kiện