K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

Nếu một trong ba bộ phận trên bị tổn thương thì cơ thể sẽ không còn khả năng phản ứng với các kích thích của môi trường.

27 tháng 4 2017

-Nếu một trong ba bộ phận trên bị tổn thương thì sẽ làm cho cơ thể mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

4 tháng 5 2021

Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích

Dây thần kinh hướng tâm: mang thông tin cảm giác về với hệ thần kinh trung ương

Bộ phận phân tích: Xử lí kích thích

Cơ quan cảm nhận là các thụ thể chịu trách nhiệm về việc phát hiện đau hay các kích thích khác, chúng là tận cùng các dây thần kinh; được phân bố nhiều ở da, diện khớp, màng xương, xung quanh thành các mạch máu và có số lượng ít hơn trong các cơ quan nội tạng. Dây thần kinh cảm giác, còn được gọi là dây hướng tâm, là dây thần kinh mang thông tin cảm giác về với hệ thần kinh trung ương. Chúng trông giống như một bó dây cáp gồm các sợi thần kinh hướng tâm đến từ các thụ thể cảm giác trong hệ thần kinh ngoại vi. Bộ phân phân tích: chức năng dùng để truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ quan theo sự chỉ dẫn của bộ phận trung ương và một số bộ phận khác của não.       
13 tháng 4 2017

D

26 tháng 4 2019

Hệ thần kinh bao gồm bộ phận ......trung ương......... là não bộ và tủy sống, bộ phận ....ngoại biên........... là các dây thần kinh và hạch ....thần kinh.......... Dựa vào chức năng của hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh .........vận động.......... và hệ thần kinh ........sinh dưỡng......... Cơ quan phân tích bao gồm ba thành phần là: các tế bào ....thụ cảm........ (nằm trong các cơ quan thụ cảm tương ứng), dây thần kinh .....cảm giác.......... và vùng ....vận động......... tương ứng.

26 tháng 4 2019

Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương là não bộ và tủy sống, bộ phận ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh Dựa vào chức năng của hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng Cơ quan phân tích bao gồm ba thành phần là: các tế bào thụ cảm (nằm trong các cơ quan thụ cảm tương ứng), dây thần kinh cảm giác và vùng vận động tương ứng.

Hình 20.1 mô tả sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi Từ hình 20.1 cho các phát biểu sau: (1) Bộ phận tiếp nhận kích thích là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.  (2) Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có...
Đọc tiếp

Hình 20.1 mô tả sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Từ hình 20.1 cho các phát biểu sau:

(1) Bộ phận tiếp nhận kích thích là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

 (2) Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

 (3) Bộ phận thực hiện là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

 (4) Liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
2 tháng 8 2018

Đáp án B

(1) sai, bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

 (2) đúng, bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

 (3) sai, bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

 (4) đúng, liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

17 tháng 11 2021

+ Thân noron có chứa nhân

+ Sợi phân nhánh ở các góc thân

+ Sợi trục ở một góc thân, bên ngoài có các bao mielin, khoảng cách giữa các bao mielin gọi là eo Ranvie

-  Chức năng: có 2 chức năng cơ bản:

+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

- Các loại noron: có 3 loại

17 tháng 11 2021

Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)

21/ Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ 

22/ Nơron

23/chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể làm cho cơ thể là một khối 

24/thiếu đề

25/thiếu đề

13 tháng 3 2022

Refer 

Câu 21 : Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ 

Câu 22 : Nơron

Câu 23 : chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể làm cho cơ thể  một khối thống nhất.

Câu 24: Hạch thần kinh

Câu 25: Tủy sống

24 tháng 7 2023

- Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh bao gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.

- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:

+ Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm: não bộ và tủy sống

+ Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh và hạch thần kinh

24 tháng 2 2016

a) Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).

+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).

 Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.

b) 

1. Cấu tạo của cầu mắt.

– Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt.

+ Cầu mắt gồm 3 lớp:

– Màng cứng

– Màng mạch

– Màng lưới.

* Chức năng: – Tạo ảnh trên màng lưới

– Điều tiết ánh sáng

2. Cấu tạo của màng lưới.

+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.

+ Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục các tbtk thị giác, không có tb thụ cảm thị giác nên ảnh rơi vào đây sẽ không nhìn thấy gì.

2 tháng 11 2016

Hỏi đáp Sinh học