em co nhan xet gi ve tinh than chien dau cua nhan dan ta chong lai ach do ho phong kien
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tinh thần chiến đấu của Hai Bà Trưng thể hiện sự bất khuất trước sức mạnh quân thù mạnh hơn mình gấp trăm lần, dù thân phận là pụ nữ nhưng họ có suy nghĩ thái độ của một người quân tử. Hai Bà đã đứng lên kêu gọi đồng bào chiến đấu, Họ là những con người đầy dũng cảm họ biết cách nén chặt lại nỗi đau khi chồng chết. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và các tướng chính là những người luôn đi theo lẻ phải, làm những việc giúp dân sống ấm no, an lành mà họ nhận ra được chỉ có độc lập ới làm được điều họ mong muốn.
bài này không có chép trên mạng.
Nên nếu thấy hay nhớ like nhé!
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Tham khảo!
- Kết quả của cuộc kháng chiến: Quân dân nhà Trần đã đánh tan 50 vạn quân Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hồi đó, đưa đất nước trở lại thái bình.
- Nhận xét:
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên quyết đánh giặc của quân dân nhà Trần, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt thời đó.
+ Đất nước trở lại thái bình, nhân dân phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất, xây dựng đất nước.
+ Uy tín và lòng tin của nhân dân đối với vua quan nhà Trần ngày càng được nâng cao
Mình vừa trả lời câu hỏi của bạn rồi , câu đó là đáp án của câu hỏi này đấy
+ Mục đích kháng chiến: kế tục và phat triển sự nghiệp CMT8, “đánh phản động thực dân pháp xâm lược, giành 9 quyền và độc lập”.
+ Chính sách kháng chiến: “ liên hiệp với dân tộc pháp chống lại pản động pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các lực lượng dân tộc yêu chuông hòa bình”.
háng chiến toàn dân: “ Bất kỳ đàn ông, đàn bà ko phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già người trẻ. Hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp.
=> Tóm lại: Đường lối kháng chiến của đảng là đúng đắn và sáng tạo. đảng kết hợp Chủ Nghĩa Mác Lênin với thực tế đất nước.
Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau.
Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Nói chung các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới, các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.
1.tại vì nhân dân ta muốn giành lại được độc lập . Các cuộc đấu tranh đó thể hiện sự quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta.
tiêu biểu cho tinh thần chống quân xâm lược nước ta, hào hùng, dũng cảm, quyết chiến bằng được cho đến khi dành được tự do, quyền tự chủ.....
- Nhận xét tinh thần chiến đấu của nhân dân ta trong từng thời kì:
* Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta trong ách đô hộ phong kiến rất anh dũng, anh hùng. Với mong muốn dân tộc được tự do, độc lập đã bao người không quản khó khăn, hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ quê hương, đất nước không rơi vào tay giặc. Tuy vậy, nhưng cũng không ít cuộc khởi nghĩa thất bại qua đó cũng thấy được sự ước mong của toàn dân được độc lập, tự do. Trong đó còn có nhiều cuộc khởi nghĩa chiến thắng rất lớn, mang nhiều ý nghĩa cho dân tộc. Điển hình đó là cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền - Đóng cọc trên sông Bạch Đằng, sau cuộc chiến đó người phương Bắc không dám sang nước ta nữa, kết thúc những năm tháng rơi vào ách đô hộ.
P/s: Mình nói hơi rộng một tí nhưng bạn cố gắng lược bỏ bớt đi nha! <3