K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ là:

- Lau chùi nhà cửa kết hợp quát dọn thường xuyên.

- Luôn luôn để đồ, để vật đúng nơi đặt nó.

- Cọ rửa các vật dụng chứa nước trong gia đình.

- Phát quang cỏ cây quanh nhà.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Câu 1. Em hãy điền tên các phương pháp bảo quản thực phẩm tương ứng với các hình ảnh sau: ……………. (1)…………   … …… (2)……………   … …......(3)………    A. 1- Làm khô /2 – Làm lạnh và đông lạnh /3 – Ướp    B. 1- Làm lạnh và đông lạnh /2 – Làm khô /3 – Ướp    C. 1- Làm lạnh /2 – Làm khô /3 – Ướp    D. 1- đông lạnh /2 – Làm khô /3 – Ướp Câu 2. Hoàn thiện sơ đồ sau, bằng cách lựa chọn...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

Câu 1. Em hãy điền tên các phương pháp bảo quản thực phẩm tương ứng với các hình ảnh sau:

……………. (1)…………

  … …… (2)……………

  … …......(3)………

   A. 1- Làm khô /2 – Làm lạnh và đông lạnh /3 – Ướp

   B. 1- Làm lạnh và đông lạnh /2 – Làm khô /3 – Ướp

   C. 1- Làm lạnh /2 – Làm khô /3 – Ướp

   D. 1- đông lạnh /2 – Làm khô /3 – Ướp

Câu 2. Hoàn thiện sơ đồ sau, bằng cách lựa chọn đáp án đúng để điền vào các dấu hỏi chấm

   A. Theo giới tính – Theo lứa tuổi – Trang phục lễ hội – Trang phục trẻ em

   B. Theo giới tính – Theo lứa tuổi – Theo thời tiết – Theo công dụng

   C. Theo giới tính – Theo lứa tuổi – Trang phục thể thao – Trang phục thanh niên

   D. Theo giới tính – Trang phục nam – Trang phục nữ - Đồng phục

Câu 3. Hành động nào sau đây gây lãng phí điện

   A. Tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà

   B. Mở tủ lạnh quá lâu và quá thường xuyên

   C. Chọn mua các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng

   D. Cùng xem chung một tivi khi có chương trình cả nhà yêu thích

Câu 4. Vật dụng quan trọng nhất của trang phục là

 A. Quần áo B. Thắt lưng C. Giầy dép D. Khăn quàng

Câu 5. Chế biến thực phẩm là:

   A. quá trình rán( chiên) thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

   B. quá trình làm khô thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

   C. quá trình làm lạnh thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

   D. quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

Câu 6. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt?

 A. Trứng tráng. B. Rau muống luộc.

 C. Dưa cải chua D. Canh cua mồng tơi.

Câu 7. Nhà xây cao tầng được sử dụng để phục vụ nhiều gia đình, được gọi là

 A. nhà nổi B. nhà mặt phố. C. nhà sàn. D. nhà chung cư.

Câu 8. Để xây dựng được một thực đơn hoàn chỉnh, ta cần trải qua mấy bước?

 A. 4 bước B. 6 bước C. 3 bước D. 5 bước

Câu 9. Có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể là?

 A. Nhóm thực phẩm giàu khoáng. B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

 C. Nhóm thực phẩm giàu chất béo. D. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột

Câu 10. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối, khỏe mạnh chúng ta cần:

   A. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

   B. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 7 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

   C. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 5 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

   D. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 6 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Câu 11. Khói trong nhà bếp bốc lên, ngay lập tức chuông báo động vang lên là thể hiện đặc điểm nào sau đây của ngôi nhà thông minh?

 A. Tiết kiệm năng lượng. B. Tiện ích.

 C. An ninh an toàn D. Thân thiện với môi trường.

Câu 12. Mô tả nào sau đây tương ứng với nhóm hệ thống chiếu sáng trong ngôi nhà thông minh?

   A. Đèn tự động bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng

   B. Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát.

   C. Điều khiển thiết bị báo cháy.

   D. Đèn tự động bật lên và chuông tự động kêu.

Câu 13. Bước nào không có trong quy trình chế biến món nộm rau muống tôm thịt?

 A. Nhặt, rửa rau muống. B. Luộc rau muống.

 C. Tôm và thịt luộc chín. D. Làm nước sốt.

Câu 14. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp sử dụng nhiệt?

 A. Salad hoa quả. B. Rau luộc.

 C. Cà muối. D. Nộm rau muống tôm thịt.

Câu 15. Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy trình sau:

 A. Thiết kế, thi công thô, hoàn thiện. B. Thi công thô, thiết kế, hoàn thiện.

 C. Thiết kế, hoàn thiện, thi công thô. D. Hoàn thiện, thiết kế, thi công thô.

Câu 16. Việc làm móng ngôi nhà thuộc bước nào của xây dựng nhà ở?

 A. Thiết kế B. Thi công thô. C. Hoàn thiện. D. Chuẩn bị.

Câu 17. Chức năng của trang phục là:

   A. Làm tăng vẻ đẹp bên ngoài cho con người.

   B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.

   C. Giúp con người chống lạnh.

   D. Giúp con người chống nóng.

Câu 18. Các thực phẩm nào sau đây thuộc nhóm thực phẩm giàu chất đạm:

 A. Mỡ, bơ, dầu đậu nành B. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai.

 C. Thịt, trứng, sữa. D. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.

Câu 19. Vào mùa hè, thịt sau khi mua về chưa sử dụng ngay ta nên bảo quản:

 A. Cất vào trong hộp kín B. Bảo quản trong tủ lạnh

 C. Bảo quản ở nhiệt độ thường D. Bảo quản ở nhiệt độ cao

Câu 20. Chọn cụm từ đúng nhất đề hoàn thành phát biểu sau: Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển…………. hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình

 A. An toàn B. An ninh C. Tự động D. Chiếu sáng

Câu 21. Theo khuyến nghị dinh dưỡng cho người Việt Nam thì lứa tuổi từ 10 – 12 tuổi, cần nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày là bao nhiêu?

 A. 2650 kcal B. 2205 kcal C. 2110 kcal D. 1824 kcal

Câu 22. Nhà ở có đặc điểm chung về:

   A. Kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

   B. Vật liệu xây dựng và cấu tạo.

   C. Kiến trúc và màu sắc.

   D. Cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 23. Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

   A. Ăn khoai tây mọc mầm

   B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng

   C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

   D. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố

Câu 24. Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

   A. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến với nhau trong tủ lạnh

   B. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chính trong cùng một thời điểm

   C. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng

   D. Thực phẩm sau khi nấu chín để trên bàn ăn không cần che đậy

Câu 25. Ngô, khoai, sắn là loại thực phẩm thuộc nhóm nào sau đây?

 A. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm. B. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

 C. Nhóm thực phẩm giàu khoáng. D. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột

Câu 26. Vật liệu nào dưới đây dùng để lợp mái nhà

 A. Gạch ống B. Đất sét C. Cát D. Ngói

Câu 27. Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

 A. Tây Bắc. B. Trung du Bắc Bộ

 C. Đổng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.

Câu 28. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

 A. Xào và muối chua. B. Luộc và trộn hỗn hợp.

 C. Nướng và muối chua. D. Làm lạnh và đông lạnh.

 

 

 

1
25 tháng 12 2023

Hình ảnh đâu bạn?

6 tháng 4 2016

- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bầm đập,sâu ứa, ôi , ươn

- Sử dụng nước sạch rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống

- Bảo quản thực phẩm chu đáo

- Không dùng thực phẩm có chất độc

- Không dùng những đồ hộp đã quá sử dụng

- Chế biến làm chín thực phẩm

-  Rửa sạch dụng cụ ăn uống , chống ô nhiễm 

- Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn

 

9 tháng 11 2017

c

2 tháng 12 2016

a) Mục đích :

- Học sinh phải nỗ lực để trở thành con ngoan trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ , người công dân tốt

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương , đất nước , bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa

b) Nhiệm vụ :

- Phát triển toàn diện góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc

- Phải biết kết hợp mục đích vì mình vì gia đình vì xã hội

-Xác định đúng đắn mục đích học tập

30 tháng 11 2016

Mục đích học tập của học sinh là tăng thêm hiểu biết.

Học sinh có nhiệm vụ chăm ngoan, siêng năng và học giỏi.

Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm
- Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
- Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì.phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá).

Bài làm

* Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến, trong khi chế biến là:

1, Thịt , cá:

+) Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt cá.

+) Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo.

+) Không để ruồi, bọ bâu vào.

+) Giữ thịt , cá ở nhiệt độ thích hợp.

2, Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.

+) Rửa rau thật sạch: chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo.

+) Chỉ nên gọt vỏ trước khi nấu.

+) Rau, quả, củ, ăn sống nên gọt trước khi ăn.

# Chúc bạn học tốt #

23 tháng 12 2017

cho mk xin đề lớp 6 với

23 tháng 12 2017

Dạ bạn xin đề môn gì ạ

bạn vào nhắn tin vs mk nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢNA. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍI. TÍNH CHẤT CỦA OXI1. Tính chất vật lí2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/cII. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI1. Sự oxi hóa là gì?2. Phản ứng hóa hợp là gì?III. OXIT1. Định nghĩa ;...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8

Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

III. OXIT

1. Định nghĩa ; cho vd                              2. Phân loại: cho vd

3. Cách gọi tên: cho vd                            4. công thức ?

3. Cách gọi tên: cho vd                            4. công thức ?

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   1. Tính chất vật lý    2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm                                   2. Phản ứng thế

III. Nước                 1. Tính chất vật lý                                  2. Tính chất hóa học

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

III. Độ tan của một chất trong nước              Khái niệm; Công thức tính:

IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:

2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:

PHẦN 2. BÀI TẬP

A. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:

1. Oxit là:              A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác

B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.

D. Cả A, B, C đúng.

2. Oxit axit là:                  A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit

C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

3. Oxit bazơ là:            A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ

C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ

D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit

A. 4         B. 2         C. 3           D. 1

5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo

A. 1       B. 3           C. 2           D. 4

6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:

CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3

a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:

A. CO2; NO; NO2; K2O               B. NO; BaO; P2O5; N2O5

C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5            D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:

A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5              B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3

C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3                 D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3

7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước

A. SO3, CuO, K2O       B. SO3 , K2O, CO2, BaO          C. SO3, Al2O3, K2O         D. N2O5, K2O, ZnO

8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít

A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3               B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2

C. H3PO4, HNO3, H2S                                     D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2

9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3                  B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH                         D. KOH; Zn(OH)2; NaOH

10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3               B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH                         D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.

11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:

A. H2O                           B. Dung dịch NaOH            C. Dung dịch H2SO4       D. Dung dịch K2SO4

12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:

A. Nước cất                     B. Giấy quỳ tím       C. Giấy phenolphtalein         D. Khí CO2

13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím.                         B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.                          D. dung dịch HCl, giấy quỳ.

14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:

A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3                B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4

C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S                 D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.

15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III             B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II

C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I                     D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II

16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:

A. FeSO4             B. Fe2(SO4)3         C. Fe(SO4)3           D. Fe3(SO4)2

17. Cho các phương trình phản ứng sau:

1. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2                              2. 2H2O →2H2 + O2

3. 2Al + 3H2SO4 →Al2( SO4)3 + 3H2              4. 2Mg + O2 →2MgO

5. 2KClO3 →2KCl + 3O2                                 6. H2 + CuO →Cu + H2O            7. 2H2 + O2 →2H2O

a. Phản ứng hoá hợp là:              A. 1, 3               B. 2, 5               C. 4,7             D. 3, 6

b. Phản ứng phân huỷ là:            A. 5, 6                 B. 2 , 5         C. 4, 5                 D. 2, 7

c. Phản ứng thế là:                      A. 1, 3, 6         B. 1, 3, 7         C. 3, 5, 6             D. 4, 6, 7.

18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. H2O, KClO3         B. KMnO4, CaCO3         C. KClO3, KMnO4                   D. HCl, Mg

19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:

A. N2, H2, CO            B. N2, O2, Cl2                  C. CO, Cl2         D. Cl2, O2

20. Ứng dụng của hiđro là:

A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa

B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng

C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu              D. Dùng để khử trùng sát khuẩn

21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:

A. Cho Zn tác dụng với dd HCl                  B. Điện phân nước

C. Cho K tác dụng với nước                      D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng

22. Sự oxi hóa là:

A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.     B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.

C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.           D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.

23. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt                   B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng   D. Sự tự bốc cháy

24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:

A. một nguyên tử H và một nguyên tử O       B. hai nguyên tử H và một nguyên tử C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O         D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.

25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:

A. 1,12 lit           B. 2,24 lit           C. 22,4 lit           D. 11,2 lit

26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:

A. Na2O           B. NaOH và H2                 C. NaOH             D. Không có phản ứng.

27. Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất khí trong chất lỏng                   B. Của chất rắn trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi     D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi       B. Nước là chất tan và rượu là dung môi

C. Nước và rượu đều là chất tan                     D. Nước và rượu đều là dung môi

29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng                 B. Giảm           C. Có thể tăng hoặc giảm               D. Không thay đổi

30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,

A. Dung dịch đường bão hòa                 B. Dung dịch đường chưa bão hòa

C. Dung dịch đồng nhất                         D. Cả A, B, C đều đúng

B.  TỰ LUẬN

1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế

a/ ……….+………  →ZnO                                  b/ ………+ ……… →H3PO4

c/ ………+ ……… →CO2 + H2O                           d/ ………+ ……… →K2S

e/ H2O →……… + ………                                     f/ KClO3 →……… + ………

g/ ……… +……… →CuCl2                                 h/ KMnO4 ……… + ……… + ……….

i/ Zn + HCl →……… +………                               j/ Al + H2SO4 →……… + ………

k/ H2 + ……… →Cu + ………                              l/ CaO + H2O →……

2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?

3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?

4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:

a) Bao nhiêu gam sắt?                                         b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?

5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :

a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?

b) Số gam KMnO4  cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?

7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.

8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?

9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:

a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?

b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?

c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?

10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành ?

11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4

 

7
8 tháng 7 2021

Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

a. Tác dụng với phi kim

PTHH: S + O2 ----to-----> SO2

PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5

b. Tác dụng với kim loại

PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất:

CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…

2. Phân loại: 

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4

CO2 tướng ứng với axit H2CO3

b. Oxit bazo

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2

K2O tương ứng với KOH

3. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO : sắt (II) oxit

Fe2O3 : sắt (III) oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

     + Mono: một

     + Đi : hai

     + Tri : ba

     + Tetra : bốn

     + Penta : năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

SO3: lưu huỳnh trioxit

P2O3: điphotpho trioxit

P2O5 : đi photpho pentaoxit

4. công thức :

- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M

- Nếu x = 2 thì có công thức là MO

 

8 tháng 7 2021

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:

2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí

a. Thành phần chính

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ

b. Thành phần khác

Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a. Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

b. Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

BCHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   

1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

a. Tác dụng với oxi

Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ

PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O

⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử

⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm              

Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).

Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2     

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

III. Nước                 

1. Tính chất vật lý 

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị

Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C

Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)                                 

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

PTHH: K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,….

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

- Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

- Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

d. Phân loại

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

 

 

24 tháng 4 2016

mình có đề nhưng đề dài lắm bạn ạ, hơn 2 mặt giấy A4

24 tháng 4 2016

mik chụp ko được với lại bài nhiều phân số nhiều lắm bạn ạ, nhiều thế chắc mik phải ngày mai mới xong mà ngày mai mik đi học rồi, viết dài lắm tận hơn 30 bài bạn ạ