K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2017

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

4 tháng 5 2017

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.

Thật vậy, câu tục ngữ trước hết đã đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được “một sàng khôn”. Sàng khôn là nói tới điều “khôn” đã đựơc chọn lọc. ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.

Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. ở nhà với mẹ thì xướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Hoặc một dị bản khác: “Đi một bữa chợ , học một mớ khôn”. Những câu nói như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều. Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.

Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với với mình.

25 tháng 3 2018

Tham khảo bạn nhé! Mình thấy dàn bài này khá chi tiết đấy bạn!

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập


III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

10 tháng 1 2018
Talk about a favourite TV programme
Nói về một chương trình ti vi yêu thích

Các em hãy theo dõi đoạn phim ngắn dưới đây, rồi cùng nghe và luyện tập đọc các câu mẫu cho bên dưới. Sau đó hãy ghi âm và so sánh bài nói của mình với bài mẫu nhé. Chúc các em học tốt.

  

My favourite TV programme is “Discovering The World”. 

 

It provides us with a lot of interesting facts about nature, the universe, humans, animals and plants all over the world. 

 

It's on VTV3 channel, at 12 pm from Monday to Thursday. 

 

I it so much because it gives me a lot of information about everything around us. 

 

You know I discovering strange facts about our planet, so this programme is very useful and interesting to me. 

10 tháng 1 2018

Hello, everyone! I am Phuong. I would to present to you about my favorite TV program.  My favorite TV program is Hello Jadoo - a famous program. I this program because it is very funny and entertaining. It's on Disney Channel at 5pm from Tuesday to Saturday every week. I always watch it . This program is about a cute girl, funny and intelligent but quite lazy and friends good-hearted, genial of jadoo. Through cartoon, I developed communication skills, perseverance and life skills. I wish cartoon will premiere viewers or more episodes and more meaningful. Well that’s it from me. Thanks very much!

TK MIK NHA ~~~~~~~~~~~~

25 tháng 9 2016

Do lực quán tính vốn có của vật và lực ma sát của thuyền với mặt nước:

+Lực quán tính sinh ra có tác dụng bảo toàn vận tốc của vật nên dù tắt máy thuyền vẫn tiếp tục chuyển động

+Do lực ma sát nên chuyển động do quán tính trở thành chuyển động chậm dần

=> Tàu đi được một đoạn mới dừng lại

26 tháng 3 2019

A .MB: dẫn dắt và nêu VĐNL

- tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú,lấp lánh sắc màu trí tuệ nhân dân

-nói đến nội dung của tục ngữ,người ta bảo đó là túi khôn dân gian .vậy chúng ta hiểu thế nào là túi khôn dân gian ? túi khôn ấy được biểu hiện cụ thể trong đời sống như thế nào ,nhất là trong những bài ca dao?

B .TB lp luận như sau;

* giải thích khái niệm 

túi khôn dân gian là kho báu trí tuệ của nhân dân lao động xưa .là kho tri thức và kinh nghiệm thực tiễn vô cùng phong phú ,quý giá.ko một lĩnh vực nào  nào của đời sống và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà tục ngữ ko chạm tới ,về thiên nhiên ,vũ trụ -xã hội và con người ... bằng những câu nói ngắn gọn hàm xúc ,giàu vần nhịp điệu ,hình ảnh dễ nhớ,dễ chuyền

*cm qua các bài ca dao 

(cái này chỉ cần đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn ,bạn tự làm nhé)

c.KB;

mở rộng ,nâng cao vấn đề 

_giữ gìn và phát huy những câu tục ngữ ấy

-liên hệ vói ngày nay

  (mk viết mỏi cả tay ,thề ko chép mạng)

hok tốt

KT

22 tháng 8 2017

1) 3,5 + -9,2 + x = 1,2

-5,7 + x = 1,2

x = 1,2 - (-5,7)

x = 6,9

2) 2,5 - x + 0,9 = 0,57

2,5 - x = 0,57 - 0,9

2,5 - x = -0,33

        x = 2,5 - (-0,33)

        x = 2,83

22 tháng 8 2017

1.

3,5 + 9,2 + x = 1,2

12,7 +x= 1,2

x=1,2 -12,7

x=-11.5

2.

2,5 -x + 0,9 = 0,57

2,5 -x=0,57 -0,9

2,5 - x= 0,33

x = 2,5 -0,33

x= 2,17

    bạn nào thấy đúng thì k cho mk nhé

26 tháng 3 2019

Câu ca dao đã bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.

#NPT

26 tháng 3 2019

Bài văn mẫu giải thích câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”:
Tinh thần đoàn kết, gắn bó luôn là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Điều này cũng được ông cha ta thể hiện rất rõ qua kho tàng ca dao tục ngữ phong phú, và câu Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chính là một trong số những câu ca dao ấy.

Câu ca dao này đã có từ bao đời nay, vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thì ông cha ta muốn nhắn nhủ với con cháu muôn đời điều gì? Xuất phát từ hình tượng cái cây, “một cây làm chẳng nên non” tức là ý nói con người trong cuộc sống nếu chỉ biết hoạt động riêng lẻ, độc lập, xa rời với tập thể thì sẽ chẳng thể nào thành công và đạt được điều mà mình mong muốn. Trong khi đó, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” , con người nếu biết gắn mình với tập thể chung, mọi người cùng nhau đoàn kết, gắn bó, tương trợ , giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ cùng đạt được mục đích chung, đạt được thành quả. Như vậy, qua câu ca dao trên, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của nguồn sức mạnh tập thể, nó sẽ giúp con người ta vượt qua được bất kỳ khó khăn, thử thách nào.

Cuộc sống này không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công không không bao giờ là trải đầy hoa hồng, có những khó khăn, thử thách mà một mình con người ta không thể nào vượt qua được và cần đến sự tương trợ của những người khác. Khi ấy, bản thân ta không chỉ được giúp đỡ mà còn học hỏi được thêm biết bao nhiêu kinh nghiệm phong phú, bổ ích từ những người xung quanh, giúp trau dồi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Tập thể là một nơi mà ở đó, mỗi người có thể nói lên được ý kiến của mình, có sự thống nhất, tập trung giữa mọi ý kiến khác nhau để đi đến một phương pháp hữu hiệu nhất. Cộng thêm đó là nhiệt huyết, quyết tâm của mỗi cá nhân thì việc đạt được thành công, mục đích đã đề ra không phải là điều quá khó khăn.

Khi con người biết sẻ chia, yêu thương, gắn bó, hợp tác với nhau, nó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn có thể vượt qua được bất kỳ mọi khó khăn, gian khổ nào mà chưa chắc một cá nhân riêng biệt đã có thể vượt qua. Nó đôi khi lại có thể làm nên được những điều phi thường, giống như kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, đội tuyển của chúng ta đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam bằng ý chí, tinh thần thi đấu vì màu cờ sắc áo kiên cường, nhưng hơn tất cả, nếu như không có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau , liệu đội tuyển U23 có thể làm nên một chiến thắng lẫy lừng dù không phải trên sân cỏ nhưng là trong trái tim người hâm mộ như vậy hay không? Câu trả lời có lẽ sẽ là không, vì chỉ khi có tập thể, con người ta mới có chỗ dựa vững chắc, mới có tinh thần để phát huy hết mọi khả năng của mình. Trong thời chiến, chính khối đoàn kết toàn dân tộc là thứ vũ khí sắc bén nhất để chống đuổi, tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Trong thời bình hôm nay, khối đại đoàn kết ấy được thể hiện trong việc toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng một đất nước vững bền, phát triển về mọi mặt.

Trong khi đó, một cá nhân nếu như xa lánh tập thể, họ sẽ không thể có được cho mình những điều kiện tốt nhất, không thể học hỏi, tiếp thu, không có sự quyết tâm mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng bỏ cuộc bất cứ lúc nào. Vậy nên, tinh thần đoàn kết là một điều mà mỗi người chúng ta cần phải trau dồi và phát huy cho chính bản thân mình. Xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất như trong gia đình, trong một lớp học, trong một cơ quan,.., ai cũng cần biết gắn mình với tập thể, giúp đỡ người khác, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mình.

Một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng lòng, quyết tâm, hơn hết là đoàn kết, gắn bó của những tập thể trong đất nước ấy, tạo thành một khối đoàn kết vững mạnh. Câu ca dao của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao , dù là thời điểm nào, giá trị của nó vẫn luôn còn vững bền.

12 tháng 7 2017

nếu số đó trừ đi 10% rồi 20% thì số đó bằng 10

13 tháng 9 2023

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá.

27 tháng 6 2017

ab + a2b = 360

Ta nhận thấy chữ số tận cùng của hai số hạng đều là b mà tổng có chữ số tận cùng là 0 => b={0; 5}

+ Với b=0 => a0 + a20 = 360 => 10.a + 100.a + 20 = 360 => a = 340:110 => loại

+ Với b = 5 => a5 + a25 = 360 => 10.a + 5 + 100.a + 25 = 360 => a = 3

=> số cần tìm là 35