K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mọi người giải các câu hỏi dưới đây giúp mình với: Câu 1: Em hãy kể những hành vi nào gây ô nhiễm môi trường? Câu 2: Em hãy kể những hành vi nào xâm hại quyền trẻ em? Câu 3: Danh lam thắng cảnh nào ở nước ta được UNE SCCO công nhậ là di sản văn hoá thế giới? Câu 4: Em hãy kể những hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan? Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tôn...
Đọc tiếp

Mọi người giải các câu hỏi dưới đây giúp mình với:

Câu 1: Em hãy kể những hành vi nào gây ô nhiễm môi trường?

Câu 2: Em hãy kể những hành vi nào xâm hại quyền trẻ em?

Câu 3: Danh lam thắng cảnh nào ở nước ta được UNE SCCO công nhậ là di sản văn hoá thế giới?

Câu 4: Em hãy kể những hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Tôn giáo là một ....... có hệ thống tổ chức với nhiều quan niệm ........ thể hiện rõ sự tín ngưỡng ........ và những............. thể hiện sự sùng bái .

Câu 6: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe doạ sức khoẻ con người và ảnh hưởng đến mọi khá cạnh của người dân. Tại Việt Nam họ chỉ khói, bụi, rác, nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường và ngay cả môi trường đất. Trong khi đó nhà chức trách của ta vẫn chưa tìm ra biện pháp hữu hoá. Từ những thông tin trên và những kiến thức đã học được em hãy cho biết:

a/ Thế nào là môi trường?

b/Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 7: Cho tình huống: Khi xây móng cất nhà ở, ông Hùng đã thấy được 1 cái bình cổ thời Lý, ông đem cất nó.

a/ Em hãy nhận xét hành vi đó đúng hay sai? Vì sao?

b/ Nếu chứng kiến sự việc đó. Em sẽ làm gì?

Giúp với ạ! Mình đang gấp lắm

1
26 tháng 4 2017

Câu 4:

VD: ăn đậu trước khi thi, kiêng ăn trứng, xôi đậu đen, chuối, xem bói, lên đồng,...

Câu 6:

a) Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên như sông, hồ, đất, rừng, nước,...

b) Là học sinh em cần làm để góp phần bảo vệ môi trường là:

- Không xả rác, đổ rác đúng nơi qui định, giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, nước sạch,...

Câu 7: Câu hỏi của Trần Nhật Ái - Giáo dục công dân lớp 7 | Học trực tuyến

Mk chỉ bk nhiu đây thôi! Chúc bn học tốt!vui

22 tháng 12 2017

Mở bài

: Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.

Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Thân bài:

1/ Bạo lực gia đình:

Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.

Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau

2/ Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.

3/ Nguyên nhân:

Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp

Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ

Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực

Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.

Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.

Do ghen tuông

4/ Hậu quả:

Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần

Hôn nhân gia đình tan vỡ

Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật

Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều

5/ Biện pháp

Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.

Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.

Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.

Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình

Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chóng bạo lực gia đình.

Kết bài: Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn

22 tháng 12 2017

sao thấy giống viết thư upu vậy

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 12 2023

-  Câu chuyện xảy ra trong những không gian: trong rừng, chân núi - nơi trung bày bức tượng Nhân Sư quý giá, quầy tạp phẩm, đền thờ thần A-pô-lô, thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi.

- Diễn bính chính của câu chuyện:

+ Nhân vật "tôi" và Thần Đồng để Thần Thoại ở trong rừng sau đó đi nghiên cứu tượng Nhân Sư, tìm kiếm điều gì đó

+ Khi trời đã tối, nhân vật "tôi" và Thần Đồng dẫn Thần Thoại vào đền thờ A-pô-lô.

+ Thần Đồng ngã xuống một cái hố, khám phá ra cơ quan bí ẩn. Sau đó Thần Đồng đi cùng Thần Thoại lấy đá Ôm-phe-lốt ở bảo tàng về.

+ Sau khi đặt đá Ôm-phe-lốt vào cơ quan ở hố sâu, cả ba nhân vật được sang một không gian khác. Đó là thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi. Ở đó có rất nhiều điều kỳ thú.

Lịch sử và Địa lí:Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta? Em hãy kể tên một số đồng bằng của nước ta?Câu 6: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở HN và các TP khác ở miền Bắc là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?Câu7: Em hãy nêu...
Đọc tiếp

Lịch sử và Địa lí:

Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta? Em hãy kể tên một số đồng bằng của nước ta?

Câu 6: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở HN và các TP khác ở miền Bắc là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?

Câu7: Em hãy nêu những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Em đã làm được việc gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?

Câu 8: Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

Câu 9: Em hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở trường em và địa phương em?

Anh chị giúp em với ạ, mai em cô em kiểm tra rồi. Em hứa sẽ tick ạ! Cảm ơn anh chị nhiều lắm ạ! Em cảm ơn!

2
27 tháng 4 2021

C5: - Mạng lưới sông dày đặc phân bố khắp trên cả nước

      - chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung

      - có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

      - có hàm lượng phù sa lớn

1 số đồng bằng ở VN: Đồng Bằng Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long, ĐB vien biển miền Trung,...

27 tháng 4 2021

Em cảm ơn ạ!

11 tháng 5 2021

Một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng.

11 tháng 5 2021

- Không có ai ở nhà tự động vào nhà mà không có sự đồng ý của chủ nhà

- Tiến hành khám xét chỗ ở không đúng quy định

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

11 tháng 10 2019

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn tiêu biểu trích trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ  được viết bằng chữ Hán,  ra đời khoảng thế kỷ XVII.  Nhà văn dựa vào một câu chuyện có thật diễn ra ở thế kỷ 15, nàng Vũ Thị Thiết - thiếu phụ đất Nam Xương.  Truyện này từ lâu được đưa vào SGK Văn (những năm 70 thế kỷ trước), một thời gian vắng mặt (thời cải cách giáo dục), từ sau 1990 được đưa lại vào chương trình.

 Cũng đã có khá nhiều bài viết về truyện và nhân vật chính - Vũ Thị Thiết, thường được gọi là Vũ Nương.

Gần đây, trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An có bài viết “Vũ Nương, nhìn nhận và suy xét” của Phan Thị Thanh Thủy có một số đánh giá theo hướng lên án nhân vật này.

Như vậy là nàng Vũ chết đã hơn 500 năm, mà xem chừng cuộc sống và cái chết của nàng chưa phải là hết chuyện để nói.

Vũ Nương, bi kịch sống không được lựa chọn

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hôn nhân của Vũ Thị Thiết, “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng, có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”.

Như vậy là hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh (cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng khác trong xã hội phong kiến) là không xuất phát từ tình yêu. Với  Vũ Nương, nàng đã được/bị cha mẹ gả bán. Chớ trách nàng ham giàu, cũng đừng trách nàng sống dựa dẫm, bởi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nàng làm gì được có ý kiến, lại càng không được quyết định việc hôn nhân của mình.

Đó là bi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ.

Dù hôn nhân không phải trên cơ sở tình yêu, người chồng Trương Sinh đã “không có học” lại “có tính đa nghi”, nhưng là người “thùy mị, nết na”, ắt nàng hiểu được bổn phận làm dâu, làm vợ, nên đã giữ gìn khuôn phép để không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Phụ nữ ngày xưa sống theo bổn phận. Vũ Nương đã cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận đó.

Bổn phận hàng đầu của người con (mà dâu cũng là con), đó là hiếu thảo. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng hiếu của nàng. Chồng đi lính, Vũ Nương dẫu một mình nuôi con nhỏ nhưng đã hết lòng khuyên lơn, chăm sóc, thuốc thang, phụng dưỡng mẹ chồng khi bà ấy đau yếu; và khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình. Mẹ chồng chứng kiến và trời xanh kia chứng giám cho lòng hiếu của nàng. Chừng đó đã đủ cho nàng thành gương sáng của đạo hiếu. 

Bổn phận hàng đầu của người vợ là chung thủy, tiết hạnh. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng chung thủy, tiết hạnh của nàng. Chồng nàng đi lính gần 3 năm. Nàng đang ở tuổi xuân, vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối”, khi chàng Trương ra đi nàng đang mang thai sắp ngày sinh nở, những ngày vắng chồng hẳn vô cùng khao khát tình chồng vợ. Nhưng nàng đã “giữ gìn một tiết”, “ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Không chỉ sống tròn bổn phận, mà nàng còn thực sự yêu thương chồng. Ngay trong buổi tiễn đưa chồng, dù chàng Trương chưa xa, mới chỉ sắp xa mà nàng đã nói những lời tràn đầy yêu thương, nhung nhớ khiến cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”.  Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng. Trò trỏ bóng trên vách này, xưa kia các nhà dùng đèn đầu (khi chưa có điện) vẫn thường làm.  

Nàng làm sao lường trước được hậu quả giáng xuống nàng và gia đình bé nhỏ của nàng do trò đùa đó. Chỉ có chúng ta, người đời sau, được đọc câu chuyện về nàng mới biết trò đùa đó đã là nguyên nhân gián tiếp đẩy nàng đến chỗ chết.

Vũ Nương, bi kịch chết do lựa chọn

Ai đẩy nàng đến chỗ chết?

Trương Sinh, bé Đản hay chế độ phong kiến nam quyền bất công? Không, nếu có phiên tòa xét xử thì Trương Sinh vô can, bé Đản lại càng không, còn chế độ thì không thể bởi nó không có hình hài cụ thể.

Chúng ta đều biết nàng tự giết cuộc đời mình, nàng tự chọn cái chết. Và đó là thứ đầu tiên và có lẽ duy nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mình nàng được tự chọn.

Đành rằng, cái chết đó, có lẽ khiến nhiều người thương cảm (nhân dân đã lập miếu thờ nàng, ông vua thi sĩ Lê Thánh Tông khi qua đây đã làm thơ viếng nàng), và có người chê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm.

Khác với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, khi bị chồng la mắng, đánh và đuổi đi, Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống sông tự vẫn; ở Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã để cho nàng nói mấy lời đau buồn có ý nghĩa từ biệt, tắm gội chay sạch rồi mới ra bến Hoàng Giang. Như vậy là nàng đến với cái chết không phải do nóng giận mất khôn mà đó là sự lựa chọn của nàng sau khi đã suy nghĩ kỹ.

Bởi, nàng đã không có lựa chọn nào khác.

Nàng thanh minh bằng những lời tha thiết, Trương Sinh đã không tin. “Họ hàng, làng xóm bênh vực, biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả”. Mẹ chồng, người hiểu và biết ơn nàng thì đã chết. Con trai nàng, đau đớn thay, sự thật thà và ngây thơ của nó lại chính là nguyên do gây nên cơn ghen mà bất cứ người đàn ông xa nhà nào cũng có thể mắc phải chứ không chỉ Trương Sinh. Đáng tiếc là “nàng đã hỏi chuyện do ai nói thì Trương Sinh đã giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc nàng”.

Nàng nương tựa chàng Trương, như lời nàng nói lúc từ biệt là vì thú vui nghi gia nghi thất. Nàng coi trọng con người Trương Sinh nên dặn chàng tránh mũi tên hòn đạn, cũng không mong mang hai chữ phong hầu mặc áo gấm trở về, mà chỉ cần hai chữ bình yên. Vậy mà, giờ đây, ngay ngày đầu chàng Trương trở về, nàng thấy cuộc hôn nhân mà nàng đã cố gắng đến mức cao nhất để gìn giữ đã tan vỡ, không còn cách cứu vãn. Chồng nàng đã mắng chửi và đánh rồi đuổi nàng đi. Nàng đi đâu? Không thể trở về nhà cha mẹ bởi thời xưa quan niệm con gái đã lấy chồng bị chồng đuổi mà trở về là mang tiếng nhục cho gia đình. Nàng bị chồng cho là thất tiết, đó là tội lớn nhất của người đàn bà, người làm vợ. Thanh danh của nàng đã không còn. Vũ Nương đành lựa chọn, một sự lựa chọn đau đớn, đó là nàng phải chết để bày tỏ nỗi oan khiên, để minh chứng sự trong sạch của mình.

Bản năng con người là ham sống. Hẳn Vũ Nương đã rất tha thiết với cuộc sống. Nàng đang ở tuổi thanh xuân, lại càng không muốn chết. Khi lựa chọn chết chứ không tiếp tục sống trong sự nghi ngờ, phải mang tiếng là thất tiết, chứng tỏ nàng coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Vì danh dự nàng hy sinh sự sống mà mỗi người chỉ có được một lần.

Câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương kết thúc ngay khi cuộc sống của nàng kết thúc. Nhưng vớiChuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tạo tiếp. Ứng với lời nguyền, Vũ Nương khi gieo mình xuống dòng Hoàng Giang đã không bị làm mồi cho cá tôm mà đã được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu đưa vào động, thành cung nữ.

Phần sáng tạo có tính hoang đường ấy ngoài việc tăng hấp dẫn cho câu chuyện, còn chuyển tải được ý đồ của nhà văn về cái gọi là kết thúc có hậu. Dẫu sao thì nàng đã được minh oan, không chỉ riêng chàng Trương thấu nỗi oan của vợ, mà quan trọng hơn là mọi người cũng biết được điều đó qua việc Trương Sinh lập đàn tràng suốt ba ngày ba đêm bên bến Hoàng Giang.

Thực ra đó là một lý do quan trọng để nàng còn tiếp tục “sống” ở dưới thủy cung. Nỗi oan chưa được giải, nàng chưa “chết” được. Cho nên khi gặp Phan Lang, nàng nhắn gửi với chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Oan được giải, nàng bấy giờ mới thanh thản sang cõi khác.

Việc Vũ Nương phải chết giữa tuổi thanh xuân mà nguyên nhân từ chuyện ghen tuông, từ bi kịch gia đình thực ra thời nào cũng có. Song với Chuyện người con gái Nam Xương và truyện nữa trong Truyền kỳ mạn lục là Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, câu chuyện kể về nàng Nhị Khanh bị chồng gá bạc nhục nhã tìm đến cái chết để giải thoát, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận.

Đành rằng cuộc sống là không có chữ “nếu”, nhưng nếu như Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh được chồng tôn trọng, lắng nghe thì số phận của họ đã khác. Xã hội phong kiến đã cho người chồng có quyền đánh chửi vợ hay lấy vợ mình gá bạc mà không cần hỏi ý kiến đã chứng tỏ xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng. Còn bất bình đẳng, bất công thì còn nhiều phụ nữ hoặc phải âm thầm chịu đựng, hoặc đẩy họ đến bế tắc cùng đường đành phải chọn cái chết bi thảm.

Có lẽ vì thế mà trên con đường đến với xã hội văn minh, thế kỷ XXI rồi, cách thời Nguyễn Dữ sống 300 năm mà thế giới mới đây vẫn lấy ngày 25/11 làm Ngày chống bạo lực với phụ nữ.

Vì thế nên đền thờ Vũ Nương bên bến Hoàng Giang vẫn nghi ngút tỏa khói hương và câu chuyện về người thiếu phụ Nam Xương vẫn còn nhiều ý nghĩa. /.

30 tháng 9 2016

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

2. Xã hội cổ đại phương đông bao gồm những tầng lớp :

+ Thống trị: vua và quý tộc : có nhiều của cải và quyền thế. 
+ Bị trị:

- Nông dân công xã: đông dảo nhất, là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Họ phải nộp 1 phần thu hoạch và đi lao dịch cho Quý tộc. 
- Nô lệ : là những người hầu hạ, phục dịch cho vua và Quý tộc.

3. Vua đứng đầu, có quyền lực cao nhất, tự đặt ra pháp luật chỉ huy quân đội, xét xử người có tội.

30 tháng 9 2016

1. Tên các quốc gia cổ đại phương Đông là :

Ai Cập , Lưỡng Hà , Ấn Độ , Trung Quốc

2.Xã hội cổ đại phương Đông gồm các tầng lớp :

+ Vua , quý tộc , quan lại ( thống trị )

+ Nông dân , nô lệ ( bị trị )

3. Vua là người đứng đầu và là người có nhiều quyền lực nhất , tự đặt ra pháp luật cho nước , có quyền xét xử người có tội.

9 tháng 10 2016

1. Thừa QHT qua
2. Thừa QHT đối với
3. Thừa QHT với

12 tháng 10 2016

trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"

trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "

còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "

24 tháng 3 2021

Nam and Phong are best friend, but Minh is Phong neighbour. One day, three of them were in the garden that was very near to their house. Minh is a very shy and clever guy, so he was reading his book and sat on the grass while Nam and Phong were playing basketball. Both of them were a very successful . After a will, Phong threw the ball to Minh and invited him to join both of them. After Minh made up his mind, he joined them immediately. They taught him how to play basketball. And soon, they became best friends, and often plays basketball together.

24 tháng 3 2021

Em cảm ơn nhiều ạ! Tick nèk :3