K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2017
SO SÁNH
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. So sánh là gì?

a) Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ nào trong các câu sau:

(1) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Hồ Chí Minh)

(2) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

Gợi ý:

- Trẻ em như búp trên cành

- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b) Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

Gợi ý:

- trẻ em được so sánh với búp trên cành;

- rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.

c) Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau?

Gợi ý: Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.

- trẻ embúp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,...

- rừng đướcdãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,...

d) Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì?

Gợi ý: So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:

- Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành - Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.

- rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

đ) Câu sau đây cũng sử dụng so sánh nhưng không giống với sự so sánh ở các câu trên. Em hãy nhận xét về điều này.

Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

(Tạ Duy Anh)

Gợi ý: So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,... Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh - một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh - biện pháp tu từ.

2. Cấu tạo của phép so sánh

Xem xét mô hình cấu tạo của phép so sánh qua bảng và ví dụ dưới đây:

Vế A

(cái được so sánh)

Phương diện

so sánh

Từ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh - cái so sánh)

mặt

đẹp

như

hoa

a) Kẻ bảng tương tự và xếp các hình ảnh so sánh ở ví dụ (1), (2) vào những vị trí thích hợp.

Gợi ý:

Vế A

(cái được so sánh)

Phương diện

so sánh

Từ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh - cái so sánh)

(1) Trẻ em

như

búp trên cành

12 tháng 1 2018

Luyện tập

Bài 1: Dựa vào mẫu so sánh gợi ý trong bài tập 1 SGK, em hãy tìm thêm ví dụ.

Trá lời:

a) So sánh đồng loại:

- So sánh người với người:

Thầy thuốc như mẹ hiền.

- So sánh vật với vật:

Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giáng chi chít như mạng nhện.

b) So sánh khác loại:

- So sánh vật với người:

Cá nước bơi /làng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- So sánh cái cụ thể với cái trìu tượng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Bài 2: Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:

- khoẻ như ...

- đen như ...

- trắng như ...

- cao như ...

Trá lời:

- khoẻ như voi, kìioẻ như trâu, khoẻ như Trương Phi...

- đen như cột nhà cháy, đen như củ súng, đen như củ tam thất...

- trắng như bông, trắng như cước, trâng như ngà...

- cao như cây sào, cao như núi...

Bài 3: Hãy tìm những câu vần có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.

Trả lời:

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong Bài học đường đời đầu tiên:

- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Cái chàng Dếciìoắt, người gầy gò và dài lêu ngtiêu như một gã nghiên thuốc phiện.

- Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

* Trong Sông nước Cà Mau.

- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi cliít như mạng nhện.

-[...] ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen lililí hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như nliững đám mây nhỏ.

-[...] cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch .

- /.../ trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

- Những ngôi nhà ban đêm ánh đèn máng- sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.



16 tháng 9 2016

vik đề

thôi ko cần nữa

7 tháng 10 2016

vocabulary

Bài 1 là ngta cho mjh câu hỏi a, b, c, d rồi thì giờ mjh làm câu trả lời lun

A)you have a sunburn

B)you have a spots

C)you put on weight

D)you have a stomachache

E)you have a flu

Bài 2

1 spots

2 put on weight

3 sunburn

4 stomachache

5 flu

Bài 3

1.......less..........

2.......more........

3.......more.........

4......less.........

5 .....less.....

6.......more......

Bài 4

1I want to eat some junk food, but I am putting on weight

2) I don't want to be tired tomorrow, so I should go to bed early

3)I have a temperature, and I feel tired

4)I can ểcise every morning

Còn bài 5 bài 6 thì đọc thui có gì ko hiểu trog bài thì hỏi mjh nha

Tick cho mjh nha

7 tháng 10 2016

Thay vì mấy bn soạn cho bn chép lại thì bn tự lm đại đại đi.Đỡ mất thời gian.

2 tháng 10 2016

1.Lập dàn bài cho đề văn:

   a, Tự giới thiệu bản thân:                           

       Mở bài:

       -Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.

       -Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...

       -Cảm xúc:  Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.

      Thân bài:

       -Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)

       -Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.

        +Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.

        +Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.

        +Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).

        +Và người thứ 4 chính là mình.

       -Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.

        +Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát

        +Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những                   chiếc găng tay xinh xắn.

        +(Bạn có thể thay thế phần này).

       -Sở thích và nguyện vọng:

        +Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe               nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo                 khó).

      Kết bài:

       -Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành           cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

                                                                            THE END             

25 tháng 8 2017

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a. Mở bài:

- Bạn ấy tên là gì ?

- Quê quan địa chỉ ở đâu ?

- Lời chào và lý do kể

b. Thân bài:

- Lý do thích chơi với bạn ấy ?

- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?

- Ngoại hình của bạn như thế nào ?

- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?

- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?

c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn

28 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

17 tháng 1 2018

b1:1. Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu ấy.

2. Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

3. Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

Trả lời:

1.   Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:

-  Câu a: Trẻ em như búp trên cành

-  Câu b: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

2. Câu a: Trẻ em được so sánh với búp trên cành

Câu b: Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.

-  Các sự vật đó so sánh được với nhau là vì giữa chúng có điểm giống nhau nhất định.

-   So sánh như vậy để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói vẻ những sự vật được nói đến; làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm.

3. Sự so sánh trong câu Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến khác với sự so sánh trong các câu trên ờ chỗ nó chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật.

b2 : Một số từ so sánh: là, như, như là, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu.
b3:

Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh dưới đây có gì đặc biệt?

a) Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào

(Lê Anh Xuân)

b) Như tre mọc thẳng con người không chịu bất khuất.

(Thép Mới)

Trả lời:

Các phép so sánh có điểm đặc biệt sau:

a)    Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.

Từ so sánh và vế so sánh được đảo lên trước vế A.

:D

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN   ...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
20 tháng 7 2021

The better a child is brought up, the better he behaves 

The faster you drive, the more likely you are to have an accident

The less you work, the lower marks you’ll have in your exam

The harder you study, the easier you’ll find exams

The longer I waited for him, the more worried I got

The more sport I practised, the fitter I got

The more I explained it to him, the less he understood

The more clothes I put on, the colder I am

The longer I know him, the less I like him

The cleverer the students are, the easier it is to teach them

The sooner you come, the better

The more attention you pay to him, the worse

The more pleasant atmosphere you work in, the less stressed you’ll be

The more careful you are when driving, the fewer accidents you’ll have

The more money he earns, the more his wife complains

The more exercises you do, the better you’ll learn the subject

The longer I listened to his story, the more surprise I was

The farther from your school you live, the earlier you'll have to get

26 tháng 1 2018

câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.

- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.

Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.

Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.

Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.

Câu 2: 

Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)

Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác

Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)

    + Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng

    + Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”

    + Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình

- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ

-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:

    + Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.

-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu

    + Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.

-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội

    + Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.

Câu 3: 

1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."

Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :

A - một người nông dân

B - một người công nhân

C - một gã thợ cày

D - một anh thanh niên

2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :

"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "

a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...

A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.

3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :

A - Thân hình mảnh dẻ

B - Đôi mắt sáng

C - Gầy gò, yếu ớt

D - Gương mặt vuông vức, cương nghị

Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm

E - Dáng đi lật đật, vội vã

G - Da trắng như tuyết

H - Đôi mắt tinh quái

I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản

K - Người cao lớn, cường tráng

L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng

M - Chân đi hài

N - Hàm răng đen nhánh

a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.

b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?

Gợi ý làm bài

3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.

con cuối là 1000000