K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2017
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của văn bản đề nghị
a) Các văn bản sau đây được viết để làm gì?
Văn bản 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 11 năm 2014

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7C, Trường THCS Hoàng Diệu
Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng đã lâu, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy, cô giáo ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn.
Thay mặt lớp 7C
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Văn bản 2:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huế, ngày 6, tháng 10 năm 2014

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân phường (xã, quận, huyện,...) M.
Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn,...) N. xin kiến nghị với UBND một việc như sau:
Do việc lấn chiếm trái phép, một số gia đình trong khi xây dựng đã làm tắc hết các đường cống, gây ngập úng cả khu tập thể trong những ngày mưa bão. Tình hình vệ sinh môi trường khu vực này không được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu dân cư... Vì vậy chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để chấn chỉnh lại tình hình trên.
Thay mặt các gia đình
(Kí và ghi rõ họ tên)
Gợi ý:
- Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng của lớp;
- Đề nghị giải quyết tình trạng xây dựng trái phép làm tắc cống, gây ngập úng.
b) Qua các văn bản trên, em thấy khi viết giấy đề nghị cần phải chú ý đến những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
Gợi ý: Xem lại những Gợi ý trong bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
c) Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
(1) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem.
(2) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
(3) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
(4) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.
Gợi ý: (2) - Đơn, (4) - Bản kiểm điểm.
2. Cách làm văn bản đề nghị
a) - Trong hai văn bản đề nghị trên, các mục được trình bày theo thứ tự như thế nào?
Gợi ý: cả hai văn bản đều có những mục nào? Thứ tự của các mục ấy được sắp xếp ra sao?
- Điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản đề nghị trên là gì?
Gợi ý: Các văn bản sẽ giống nhau ở cách trình bày các mục; khác nhau ở nội dung.
- Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?
Gợi ý: Các phần quan trọng trong một văn bản đề nghị là:
+ Người được đề nghị (đề nghị ai?).
+ Người đề nghị.
+ Nội dung đề nghị.
+ Mục đích đề nghị.
b) Cách làm một văn bản đề nghị:
- Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị
+ (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)
+ (4) Nơi nhận đề nghị
+ (5) Người (tổ chức) đề nghị
+ (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
+ (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị
- Một số yêu cầu về trình bày:
+ Tên văn bản cần viết chữ in hoa.
+ Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Từ hai tình huống sau đây, hãy nhận xét sự giống và khác nhau về lí do viết đơn với lí do viết đề nghị.
a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.
b) Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp để viết viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.
Gợi ý: Đơn và Đề nghị đều xuất phát từ một nhu cầu, nguyện vọng nào đó cần được người (cấp) có thẩm quyền giải quyết. Nhưng Đơn thì thường là nguyện vọng của cá nhân còn Đề nghị thường là nguyện vọng của tổ chức, tập thể.
2. Em đã từng viết văn bản đề nghị nào chưa? Hãy tự kiểm tra lại để rút ra những kinh nghiệm cần thiết về cách viết theo yêu cầu nội dung và hình thức của khuôn mẫu văn bản đề nghị.
7 tháng 4 2017

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1. Văn bản đề nghị (t.124 - 125) 1 và 2. Giấy đề nghị a) Mục đích: Văn bản 1: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng đen của lớp. Văn bản 2: Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ gây hậu quả xấu vệ sinh môi trường trong khu tập thể. b) Nội dung và hình thức: Hai văn bản trên có nội dung cụ thể, hình thức rõ ràng (theo các mục: ai đề nghị, đề nghị ai hoặc nơi nào, đề nghị điều gì). c) Tình huống: Đề nghị thầy dạy thể dục giới thiệu em được theo học bồi dưỡng tại Câu lạc bộ bơi lặn của thành phố. 3. Tình huống phải viết giấy đề nghị - Tình huống a và tình huống c: cần viết văn bản đề nghị. - Tình huống b: cần viết tường trình hoặc tờ cớ mất xe đạp (gởi công an địa phương). - Tình huống d: Phải viết bản kiểm điểm cá nhân (vì đã phạm lỗi trong giờ học)... II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1. Cách làm văn bản đề nghị a) Các mục trong hai văn bản đề nghị 1 và 2 (t.124 - 125) được trình bày theo thứ tự ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì, đề nghị để làm gì. - Hai văn bản 1 và 2 giống nhau ở cách trình bày các mục, khác nhau ở nội dung cụ thể. - Những phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị gồm: đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì. b) Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo số mục quy định (câu 2 Dàn mục một văn bản đề nghị). Nội dung văn bản không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục: ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì. 2. Dàn mục một văn bản đề nghị (t.126) III. LUYỆN TẬP Đơn và văn bản đề nghị (t.127) - Giống nhau: Lí do viết đơn (a) và lí do viết văn bản đề nghị (b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. - Khác nhau: (a) là nguyện vọng của một cá nhân, còn (b) là nhu cầu của một tập thể:

21 tháng 9 2016

. Văn biểu cảm:
_ Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
_ Còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…

21 tháng 9 2016

cậu có học VNEN hông?

15 tháng 1 2018

Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.



b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.



- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

a. Với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;

- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;

- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.



b. Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

- Tác hại của tự phụ:

+ Làm cho mọi người xa lánh mình

+ Dễ thất bại trong công việc

+ Dẫn chứng minh họa

- Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

- Suy ra tác hại của tự phụ.

- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

15 tháng 1 2018

. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

a. Với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;

- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;

- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

b. Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

- Tác hại của tự phụ:

+ Làm cho mọi người xa lánh mình

+ Dễ thất bại trong công việc

+ Dẫn chứng minh họa

- Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

- Suy ra tác hại của tự phụ.

- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

III. Luyện tập

Hãy tìm hiểu và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

- Tìm hiểu đề:

+ Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;

+ Bàn luận về vấn đề nghị luận: vai trò của sách với đời sống của con người ;

+ Khuynh hướng nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;

+ Yêu cầu: Phải phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ,...; tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.

- Lập ý:

+ Giới thiệu về sách

+ Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

++) Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

++) Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

+ Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

12 tháng 4 2022

CÁI QQ J Z

12 tháng 4 2022

:v?

18 tháng 1 2021

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

18 tháng 1 2021

nó ngắn nhất trong những trang mình thấy đó

3 tháng 5 2016

Mình mới học đến bài 31

3 tháng 5 2016

Trường mk k học chương trình vnen

3 tháng 5 2018

Hai văn bản đề nghị trong sgk giống nhau:

- Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị

- Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Văn bản văn học có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động: Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Ngôn chí bài 10 - Nguyễn Trãi. 

- Bài học: không được dấn thân vào những lối sống xa hoa, tệ nạn phải giữ cho lòng an nhiên, không bị vấy bẩn.