bài viết số 7
(đề bài sách ngữ văn 8,tập 2/tr.128)
cho mình một số bài văn tham khảo nha mbxđ...
p/s:mk sẽ tick cho mấy bạn nhiệt tình trả lời nhoaaaa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .
Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.
Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.
Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.
Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.
-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em
Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.
Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.
Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.
Điệp ngữ chuyển tiếp: từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.(còn được gọi là điệp ngữ vòng tròn)
một số bài tập về điệp ngữ chuyển tiếp:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn aiKhi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.
Chắc là cô giao đề đấy bạn, mình không được tự chọn đâu, cô giao cho chung đề cả lớp cùng làm rồi đánh giá luôn
là cô giáo giao đè bạn ạ . Vì lớp tớ cũng được cô giao đề cho và đề của lớp tớ là kể về một lần em mắc lỗi
Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Câu 1 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhân vật trữ tình- tác giả trở thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình ngay trong ngày đầu tiên trở về
→ Đây là lý do chính để tác giả sáng tác bài thơ
- Khác với Lý Bạch, xa quê, thương nhớ quê cũ nên tức cảnh sinh tình
Câu 2 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Trong bài có sử dụng hình thức tiểu đối:
+ Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi
+ Hương âm vô cải >< Mấn mao tồi
→ Đối giữa các vế trong một câu, mỗi vế nhỏ có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh, hài hòa
- Thông qua hình thức tiểu đối này nhà thơ tổng quát được sự thật ngậm ngùi, suốt cuộc đời tha hương, ra đi từ khi còn trẻ trở về thì đã già. Tuy vậy giọng quê vẫn không thay đổi, vẫn nguyên vẹn
- Hương âm vô cải: Giọng quê không đổi nói tới tấm lòng không thay đổi, nói tới phần tinh tế sâu thẳm trong con người không thay đổi.
→ Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.
Câu 3 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Phương thức biểu đạt | Tự sự | Miêu tả | Biểu cảm | Biểu cảm qua miêu tả | Biểu cảm qua tự sự |
Câu 1 | X | X | X | ||
Câu 2 | X | X |
Câu 4 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối
+ Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại: “ Trẻ đi, già trở lại nhà/ Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
+ Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu (khách ngay trên chính quê hương của mình)
→ Cảm giác xa lạ, lạc lõng ngay trên chính mảnh đất quê hương không còn người thân thích, quen biết khiến nhân vật trữ tình ngậm ngùi, chua xót
Luyện tập
Hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San
- Giống nhau: Hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát, gần sát với bản dịch nghĩa
- Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không xuất hiện “tiếu vấn” – Hình ảnh trẻ con cười (hỏi)
+ Bản dịch của Trần Trọng San phần cuối không được mềm, có phần hơi bị thiếu ý và hụt hẫng so với bản gốc.