kể lại một chuyến tham quan mà em thấy thú vị nhất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
Giói thiệu con vật mà em sẽ tả (gặp nó trong hoàn cảnh nào? ) Ví dụ: Hôm chủ nhật vừa qua, em được ba cho đi chơi ở Thảo Cầm Viên. Hôm đó em được nhìn thấy con vẹt (hoặc con gấu, con hổ, con voi... ).
II. Thân bài
Con vật sẽ tả có thể là bất cứ con vật nào mà em đã nhìn thấy ở vườn thú. Sau đây là gợi ý tả một con vẹt.
a. Tả hình dáng
Vóc dáng con vẹt: to lớn hơn con vẹt bình thường.Màu lông của nó cũng khác lạ: đỏ rực.Cái mỏ màu ngà, nhọn hoắt, trông khoằm khoằm uốn cong như cái lưỡi câu.Đôi chân màu đen, khỏe, ngón dài có móng nhọn hoắt.b. Tả hoạt động tính nết
Vẹt đứng trên một thanh gỗ nằm ngang, trông rất sang trọng.Thỉnh thoảng lại cất lên tiếng nói: “Mở cửa ra! Mở cửa ra! ”Khi ăn, nó dùng mỏ cắt nát quả chuối, sau đó ăn từng miếng một.Ăn xong tiếp tục đi đi lại lại, đầu cứ gật gù ra vẻ khoái chí.III. Kết luận
Tình cảm của em đối với con vật vừa tả. (yêu quý, bày tỏ tình cảm của mình,...)
lên mạng tìm ,lựa chọn đoạn hay rồi ghép lại ,bổ sung vài ý của mình là xong ngay.
bạn thấy có đúng ko
Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.
Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.
Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.
Chúc chị học giỏi.
Bài làm
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
DÀN Ý
MỞ BÀI
+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.
+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.
THÂN BÀI
1) Đường đến thác lúc sáng sớm
2) Mặt trời lên cao
+ Bầu trời trong vắt.
+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.
+ Không khí mát lạnh.
+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.
3) Thăm cảnh sắc của thác
+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.
+ Cảm giác mát lạnh.
+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.
4) Sinh hoạt bên thác
+ Tập hợp hát hò vui vẻ.
+ Thời gian trôi rất nhanh.
5) Về chiều
+ Tập trung lên xe.
+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.
+ Hẹn một ngày trở lại.
KẾT LUẬN
+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.
+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.
Đề bài: Làm dàn ý kể lại một chuyến tham quan hay du lịch mà em có dịp tham dự.
DÀN Ý
MỞ BÀI
+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.
+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.
+ Thăm thác Prenn.
THÂN BÀI
1) Đường đến thác lúc sáng sớm
Xe chạy từ khách sạn, qua rừng thông có hương thơm, có gió nhẹ, có hơi lạnh.
2) Mặt trời lên cao
+ Bầu trời trong vắt.
+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.
+ Không khí mát lạnh.
+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.
Đà Lạt mộng mơ với rừng thông, thác Prenn
3) Thăm cảnh sắc của thác
+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.
+ Cảm giác mát lạnh.
+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.
4) Sinh hoạt bên thác
+ Tập hợp hát hò vui vẻ.
+ Thời gian trôi rất nhanh.
5) Về chiều
+ Tập trung lên xe.
+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.
+ Hẹn một ngày trở lại.
KẾT LUẬN
+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.
+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.
Nhân dịp nghỉ hè vừa qua, em được đi tham quan tận Huế, món quà bất ngờ đầy thú vị thưởng cho em vì đã đạt danh hiệu học sinh giỏi của lớp.
Sáng sớm thứ hai, từ 5 giờ, mọi người đã có mật tại trường. Sau khi điểm danh, tất cả lên xe rời thành phố.
Tiếp tục cuộc hành trình, dù em đã buồn ngủ lắm, nhưng em cô thức để nhìn cảnh vật của từng miền đất nước, ô, cây gì thế nhĩ? Mọc lên những hàng cọc thẳng tắp, hoa của nó trông đẹp ghê đi! Em chú ý tìm trái của nó. A! Cây thanh long, trái tròn xanh, thỉnh thoảng mới một vài trái ừng đỏ, chắc mới vào mùa. Gần đến Phan Rang, Phan Thiết, em lại thấy cả vườn nho rộng bạt ngàn và thích thú cảm nhận mùi vị quê hương đậm đà của xứ biển.
Qua một đêm ngủ lấy sức ở Nha Trang, cuộc hành trình lại tiếp tục. Từ xa dã thấy núi chất ngất, xe đến chân đèo Cả, em bắt đầu hồi hộp. Đèo thì cao, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, dưới là biển bao la. Xe lao qua các tỉnh miền Trung: Bình Định, Qui Nhơn, Đà Nẵng… Đi qua mỗi nơi, lại được nghe chú An thuyết minh, em lại tiếp thu thêm nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam.
Xe đến Huế vào một buổi tối. Bước vào phòng khách sạn, em không còn biết gì cả, ngủ vùi một mạch cho đến khi cô em gọi dậy đi tham quan Huế. Đúng là đất đế đô: Đền đài, lăng tẩm, mái ngói rêu phong… bao bọc thành nội là những hào nước rộng trồng toàn bông sen trắng. Đây là chỗ xưa kia vua chúa dạo chơi thuyền, ngâm thơ phú. Du khách như đi từ cõi thật đến cõi mơ. Mỗi vua một vẻ, làng tẩm cũng nói lên được tính cách của từng vị. Đẹp nhất là lăng Khải Định, với những hình công, rồng, phụng, mai, lan, cúc, trúc chạm trổ công phu bằng sứ… Lăng Tự Đức còn có tượng đồng voi, ngựa, quan văn, quan võ đứng chầu hai bên. Mọi người thi nhau chụp hình kỉ niệm, em cũng tranh thủ chụp vài tấm.
Từ giã Huế, ai nấy đều mang những kỉ niệm khó quên
Nói đến Huế, không thể nào quên sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền. Hôm ấy cả đoàn được đi thuyền trền sòng Hương. Mặt nước phẳng lặng như tờ, chỉ còn nghe tiếng hát trong trẻo, ngân nga cua cô ca sĩ trên thuyền. Những làn gió se lạnh cứ dửng dưng lướt qua. Cảnh trời nước thơ mộng quyện cùng chất giọng dịu ngọt, thánh thót của cô ca sĩ làm người ta cảm thấy như là lạc vào chốn thần tiên. Cho đến khi thuyền cặp bến rồi mà vẫn chẳng ai hay biết,
Cả đoàn tiếp tục đi tham quan. Thú vị hơn nữa là có một cô thuyết minh người Huế được đoàn mời làm hướng dẫn viên, đi đến đâu cô nói về sự tích của những di tích lịch sử đến đó. Ôi chao! Giọng Huế chưa quen nghe nhưng em vẫn cảm thấy rất dịu dàng, dễ thương.
Ban ngày mọi người rủ nhau đi tìm món ăn Huế cho biết mùi: nào là bún bò Huế, bánh nậm, bánh bèo, cơm hến… món nào cũng cay chảy nước mắt, buổi tối lại một lần nữa cả đoàn đi đò dọc sông Hương và nghe hát dân ca: Lý chim kêu, Giận mà thương… khuya về, mọi người vẫn không quên thưởng thức món chè sen đậm đà, thanh cao của Huế.
Từ giã Huế, ai nấy đều mang những kỉ niệm khó quên. Cảnh vật đã xa rồi, nhưng sao em vẫn thấy còn nguyền ấn tượng. Cô hiệu trưởng của trường còn đề nghị mọi người đặt tên cho chuyến đi và làm thơ về Huế. Những câu vè, vế đối làm tất cả một phen cười vỡ bụng.
Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.
Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.
Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.
Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.
Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà giát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.
Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.
Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:
Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy dược sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân lành thời ấy!