Tại sao khi sử dụng một số đồ điện người ta lại phải nối dây tiếp đất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu nối các thiết bị sử dụng điện trực tiếp vào đường dây điện thì các thiết bị này hoạt động 24/24 sẽ gây nguy hiểm
Một số đồ dùng điện như bàn là điện, quạt điện, ... thường được di chuyển chỗ theo yêu cầu của người sử dụng. Nếu chúng ta mắc cố định vào mạch điện thì không thuận tiện trong sử dụng, do vậy ổ điện được dùng nhằm cung cấp điện ở nhiều vị trí khác nhau để thuận tiện khi sử dụng.
Câu C6 (SGK trang 51)
Hãy chỉ ra trên hình 19.1 dây nối dụng cụ điện với đất và dòng điện chạy qua dây dẫn nào khi dụng cụ này hoạt động bình thường.==>Ô cắm thứ ba ngoại trừ hai phích ổ cắm điện.
|
Khi ta nối chổ dây bị đứt lại để tiếp tục sử dụng thì chiều dài l của dây sẽ giảm
→ điện trở R của dây sẽ giảm
Mặt khác hiệu điện thế U đặt vào hai đâu dây không đổi nên cường độ dòng điện qua dây I = U/R sẽ tăng lên so với trước.
Rất nhiều đồ điện gia dụng được sử dụng với điện áp 220V, muốn đảm bảo an toàn thì vỏ kim loại của chúng phải được nối với dây tiếp đất. Đặc biệt là khi sử dụng máy giặt và tủ lạnh, khi sử dụng nhất thiết phải có dây tiếp đất.
Máy giặt có rất nhiều loại, có loại nhào trộn, có loại phun, có loại oxy… Nhưng các loại máy giặt đều không thể tách rời động cơ điện và mạch điện điều khiển vì nó giúp cho máy giặt hoạt động. Hơn nữa máy giặt khi sử dụng phải tiếp xúc với một lượng nước rất lớn, môi trường làm việc rất ẩm ướt.
Mọi người đều biết, nước dẫn điện rất tốt, nếu cơ thể người tiếp xúc với nước mang dòng điện sẽ gây ra những tai nạn về điện. Nếu động cơ điện và mạch điện trong máy giặt bị ẩm ướt hoặc vì một lí do nào đó mà lớp cách điện của nó giảm đi sẽ gây ra hiện tượng hở điện, làm cho lớp vỏ kim loại bên ngoài máy giặt mang điện đồng thời các bộ phận quay, vắt làm bằng kim loại bên trong máy giặt mang điện. Lúc đó nước trong máy giặt cũng mang điện. Khi người giặt tiếp xúc với nước trong máy giặt hoặc vô tình chạm vào lớp vỏ kim loại sẽ bị điện giật nguy hiểm đến tính mạng.
Tất nhiên là trước khi xuất xưởng, nhà sản xuất đã kiểm tra kĩ lưỡng, trong điều kiện ẩm ướt điện trở cách điện giữa bộ phận mang điện của máy và lớp vỏ lên đến hơn 1.000.000 V thì cũng có thể ngăn chặn hiện tượng hở điện giúp cho người sử dụng không bị điện giật. Nhưng để đề phòng bất trắc, chúng ta nên áp dụng phương pháp phòng tránh điện giật hết sức đơn giản, đó là làm tốt công tắc tiếp đất của máy giặt.
Máy giặt sau khi đã nối với dây tiếp đất nếu có phát sinh hiện tượng hở điện những bộ phận vốn không mang điện lại bị nhiễm điện, chúng ta có nhỡ tay chạm vào cũng không bị sao. Bởi vì điện có một đặc tính là truyền qua những điện trở nhỏ. So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều vì vậy dòng điện sẽ qua đó và truyền xuống đất.
Để phát huy tốt nhất tác dụng tiếp đất của dây tiếp đất thì dây tiếp đất phải được tiếp xúc tốt khoảng đất rộng, điện trở của dây không quá 4 Ôm.
Tủ lạnh cũng giống nhu máy giặt, cũng thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc đá, điều kiện hoạt động cũng khá ẩm ướt. Máy thu hở điện áp và mạch điều khiển điện trong máy giặt cũng có khả năng bị hở điện làm cho bộ phận kim loại của vỏ máy giặt bị nhiễm điện. Vì vậy, để đề phòng bất trắc, lớp vỏ kim loại của máy giặt cũng phải được nối với dây tiếp đất.
Một số đồ điện gia dụng có lớp vỏ kim loại như lò vi sóng, điều hòa, nồi cơm điện, quạt điện, máy giữ nhiệt… cũng phải chú ý nối dây tiếp đất. Đối với những thiết bị âm thanh như tivi, máy ảnh… các bộ phận mang điện đã hoàn toàn cách điện nên có thể không cần dùng dây tiếp đất.
cái này mk đọc rồi nhưng mk cần ý gạch đầu dòng ngắn gọn nha bạn
help