Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học.
Qua những áng văn chương đã học trong trương trình Ngữ Văn 7, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.
A, Mở bài : Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài và nhận xét về tính đúng đắn của nhận xét trên.Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học và điều đó thật đúng, trong chương trình Ngữ Văn 7 đã thể hiện rất rõ vấn đề trên.
B, Thân bài :
*Giải thích được thế nào là tinh thần nhân đạo trong văn học?
- Đó chính là tinh thần nhân ái, là sự xót thương, lòng đồng cảm, là thái độ chở che bênh vực cho những số phận con người bất hạnh, là tấm lòng “Thương người như thể thương thân” .
- Luận điểm: Tinh thần nhân đạo được thể hiện trên những khía cạnh: Đó là sự xót thương đồng cảm, sẻ chia với số phận đau khổ; là sự lên án tố cáo những thế lực bất công chà đạp lên quyền sống của con người; là những ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá của con người.
* Ca dao , dân ca đã nói lên tiếng nói đồng cảm, tiếng kêu than của người dân lao động, vất vả lam lũ nhưng lại có cuộc sống thật cơ cực, lầm than.
Đó là thân phận nhỏ bé qua hình ảnh ẩn dụ trong ca dao nhan dân đã gửi gắm tiếng kêu than như thân phận cái kiến, cái bống, con cuốc, con tằm…
“ Thương thay thân phận con tằm…Dầu kêu ra máu có người nào nghe.” Hình ảnh người lao động hiện lên thật vất vả, khổ cực, họ lại bị bóc lột, bị chèn ép .Đó là nỗi thương cảm, xót xa cho số phận của những người dân lao động quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, mà họ lại chẳng được hưởng bất kì chút thành quả nào.
- Tiếng nói thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ còn chịu nhiều bất công, oan trái. Họ có số phận lênh đênh chìm nổi, không có quyền quyết định số phận cuộc đời của mình. Họ thật nhỏ bé, đáng thương trong xã hội phong kiến còn nhiều định kiến:
“ Thân em ….Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. Hình ảnh trái bần vừa chua, chát giống như cuộc đời người phụ nữ xưa vậy họ luôn chịu tủi nhục trước xã hội, trước cuộc đời. Số phân của họ thật đáng thương luôn lênh đênh chìm nổi vô định, không biết hướng nào, không biết lưu lạc, tấp vào đâu bởi số phận của họ, cuộc đời họ không do họ quyết định mà do định kiến xã hội quyết định.Tác giả dân gian đã cảm thương cho số phận cuộc đời người phụ nữ để nói lên cuộc đời thân phân họ mà khi người đọc đọc lên đều thấy xót thương đồng cảm.
- Tiếng kêu , lên án , tố cáo xã hội bất công bằng “ Cho ao kia cạn cho gầy cò con” , đó là bản án cho giai cấp thống trị tàn ác, vơ vét, bóc lột dân lành.
*Thơ Nôm Trung đại Việt Nam và thơ Đường cũng phản ánh rất rõ điều này
- Bài thơ “ Bánh trôi nước” là hình ảnh, thân phận người phụ nữ. Những định kiến xã hội, và lễ giáo phong kiến đã tước đi quyền tự do hạnh phúc, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác . Đó chính là nỗi thương cảm cho số phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
- Tiếng nói đau thương khi chiến tranh phi nghĩa xảy ra làm tan nát hạnh phúc lứa đôi vợ phải xa chồng, nỗi buồn, sự chia li không đáng có.( Sau phút chia ly)
- Hay còn là ước mơ nhân ái cho những kẻ sĩ trên thế gian này có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian. Ước mơ thật giản dị và cao đẹp biết chừng nào: “ ước được nhà rộng muôn ngàn gian…..nắng mưa chẳng nũng, vững vàng như thạch bàn.”
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá lên án, tố cáo xã hội loạn lạc, chiến tranh đã gay lên sự thất học, hỗn láo của lũ trẻ đáng ra phải biết lễ nghĩa học hành.
* Truyện ngắn hiện đại “Sống chết mặc bay” cũng mang nội dung nhân đạo sâu sắc
- Đó là tiếng kêu thương cho số phận người dân lao động. Qua tác phẩm “ Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã nói lên nỗi đau khổ, tình cảnh đáng thương của những người dân đang trong tình cảnh đê vỡ bằng những lời biểu cảm trực tiếp của tác giả . Đằng sau lời biểu cảm là tiếng nấc nghẹn ngào cùng với dòng nước mắt xót thương của nhà văn đối với số phận bi thảm của người dân thấp cổ bé họng.
- Sống chết mặc bay đã tố caó kẻ cầm quyền vô nhân tính , bỏ mặc sự sống chết của dân lành (dẫn chứng)
C, Kết bài
- Đánh giá khái quát vấn đề
- Bộc lộ suy nghĩ cảm nhận của người viết về vấn đề trên.
*Khái quát:
– Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc VN luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Điều này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay.
– Ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, một số áng thơ văn được coi như những tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang dấu ấn của một thời, song giá trị của nó trường tồn cùng dân tộc. Lịch sử giữ nước và hào hùng của dân tộc ta ở thế kỉ XI, XV và XX đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số tác phẩm bất hủ.
* Bàn luận:
Ở thế kỉ XI: Bài thơ “Thần” tương truyền của Lí Thường Kiệt:
– Chúng ta còn nhớ cách đây gần một thế kỉ, năm 1077, quân xâm lược nhà Tống đã binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt cùng quân dân ta chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ “thần” đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này. Bài thơ có nguyên tác chữ Hán: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư …..Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
– Bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, đanh thép, vị tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN thời đó, tương truyền là tác giả bài thơ đã khẳng định chủ quyền độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định một cách sắt đá:
“ Nam quốc….thiên thư”
+ “Nam quốc sơn hà” là sông núi nước Nam; “Nam đế cư” là vua nước Nam. Điều đó đã trở thành bất di bất dịch. LTK nói đến vua nhưng chủ yếu là trong giai đoạn lịch sử này là quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp thống trị gắn bó chặt chẽ với nhau. Nước mất nhà tan, điều đó ai cũng hiểu. Vì thế, ở thời điểm ấy “Nam đế” không tách rời dân tộc mà biểu hiện cho sức mạnh vùng lên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Một lần nữa tác giả nhấn mạnh điều mình vừa khẳng định, nước Nam là của vua Nam, của dân Nam và đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, có nghĩa là một sự quả quyết chắc chắn. Giai cấp thống trị xưa kia khi cần củng cố địa vị thống trị của mình thường dùng thần quyền để mê hoặc con người. Cho nên ngay cả khi giai cấp phong kiến hình thành, chính nó đã không ngừng gieo sâu vào tiềm thức của mọi người: vua là con trời, vua thay trời trị vì dân chúng, vua là người trung gian cầm cân nảy mực trong quan hệ giữa các thành viên trong xh pk. Vì thế, theo quan niệm của người xưa, trời là một lực lượng siêu nhuên có quyền uy tối cao, cứ sức mạnh vô địch; trời là sức mạnh, trời là chân lí. LTK đã rất khéo léo trong việc lấy uy quyền của trời để xác nhận một cách vững chắc chủ quyền độc lập của dân tộc. Thực chất là ông mượn tư tưởng phong kiến để biện hộ cho ý tưởng của mình. Trên cơ sở đó rõ ràng quyền lợi của dân tộc, của đất nước đã được đặt lên trên hết. Và nếu bóc đi cái vỏ thần linh mầu nhiệm ấy thì sự khẳng định của LTK là sự khẳng định của lí trí, của sức mạnh dân tộc, của sức mạnh chính nghĩa. Thần linh ở đây hiểu rộng ra chính là cha ông ta từng làm nên lịch sử giữ nước vẻ vang và giờ đây là linh hồn của đất nước tiếp sức cho con cháu bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thân yêu.
– Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, bài thơ là một bản anh hùng ca tràn đầy khí thế tiến công: “Như hà nghịch lỗ….bại hư”
+ Đứng trên lập trường của một dân tộc có chủ quyền, tác giả lên tiếng hỏi tội quân xâm lược và vạch trần tội ác của chúng Tác giả đang đứng ở tư thế của những người chiến thắng, tư thế của một dân tộc quật cường mà dồn kẻ thù vào chân tường của sự phi lí. Chúng là phi nghĩa, chúng đã làm trái lẽ trời; vậy trời sẽ không dung tha chúng, và sự thất bại cuối cùng của chúng là không tránh khỏi: “Nhữ đẳng hành khan….hư”- đó là số phận của kẻ xâm lược.
+ Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt vì chúng đã tâm làm một việc phi nghĩa, xâm phạm đến một đất nước có chủ quyền.
=> Bài thơ vang lên tiếng nói của công lí, của chính nghĩa, tiếng nói tự lập tự cường hào hùng của dân tộc ta, nó là bản anh hùng ca bất diệt của non sông đất nước, nó toát lên khí phách quật cường của hào khí tiến công. Bài thơ xứng đáng là một nảm tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, đã chứng tỏ rằng một dân tộc dù nhỏ bé nhưng anh dũng, can trường và có một truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập thì luôn đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù to lớn, bất kể chúng từ phương nào tới.
Ở thế kỉ XV có: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
– Tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc, ở thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiếp tục vẽ nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ở thế kỉ XIII, quân dân nước Đại Việt đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông. Đất nước hòa bình chưa được bao lâu thì giặc Minh tràn sang, gây cho dân ta bao đau thương tang tóc, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo toàn dân làm một cuộc khởi nghĩa ròng rã mười năm trời, và kết thúc thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa ấy đã đi vào văn học qua Đại cáo bình Ngô tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc: “Như nước Đại Việt ta….cũng có”
– Niềm tự hào có được là do lịch sử hào hùng của dân tộc đã được xem như một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mới mẻ về dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dân tộc mình ngang hàng với các triều đại pk TQ, phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó khẳng định lại dù thế nào chăng nữa, nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ko một thế lực ngoại bang nào có thể chà đạp tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân thù: “Nướng ….vạ”
– Trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa. Vì thế mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dân ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao: “Nhân dân bốn cõi….rượu ngọt ngào” NT đã cho thấy sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa dành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân được nhắc đến với một tình cảm thiết tha trìu mến và trân trọng. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân, thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, họ làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Người cầm quân giỏi chính là người thấy sức mạnh vô địch ở nhân dân và biết tập hợp nhân dân để phát huy sức mạnh vĩ đại đó. So với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ko chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Vì thế, ko cần viện dẫn thần linh, NT chinh phục lòng người bằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn: Đem đại nghĩa….cường bạo”- quan điểm vô cùng nhân đạo và cao thượng thể hiện ở thế đứng quật cường, thế đứng trên đầu thù của dân tộc ta. Hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào có được thế đứng hào hùng, oanh liệt. Phải chăng dân tộc VN, tuy kinh qua khói lửa của chiến tranh nhưng với bản chất nhân đạo, đã làm nên thế đứng tuyệt vời và “đại nghĩa”, “chí nhân” là bản chất trong đạo lí ứng xử của dân tộc.
=> Đại cáo bình Ngô là một áng thiên cổ hùng văn của thời đại, là kiệt tác của nền văn học nước nhà. Cùng với “Nam quốc sơn hà”, bài cáo đã toát lên tinh thần tự cường dân tộc, toát lên hào khí chống giặc giữ nước oai hùng. Bài Cái là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta của nhân dân ta trong một thời điểm lịch sử trọng đại và ngay nay những áng thơ văn bất hủ ấy đã và đang được các thế hệ phát huy cao độ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
*Tiểu kết:
Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc, những tác phẩm ấy xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến.
Ở thê kỉ XX có Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
– Trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm rên
xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn làm nên những kì tích huy hoàng, vẫn “vươn lên như một thiên thần” (TH). Một dân tộc khao khát tự do, một dân tộc khao khát hòa bình và thân thiện, một dân tộc quyết đem xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ độc lập tự do, đương nhiên dân tộc đó phải được sống trong độc lập và hòa bình.. Chính vì vậy bằng cuộc cách mạng tháng Tám, dân tộc ta đã phá tan xiềng xích nô lệ bước sang cuộc đời mới. Cách mạng tháng Tám đã đem lại ấm no, hạnh phúc và đã đem lại hình thái xh mới tốt đẹp hơn những hình thái đã có trong lịch sử. Với cuộc cách mạng này, dân tộc ta đã thấy được con đường đi lên của chính mình, con đường thoát khỏi gông xiềng nô lệ. Ngày dành được chính quyền về tay nhân dân ta cũng là ngày đất nước bước sang một chính thể mới, chính thể dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là bản tuyên ngôn mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình và hạnh phúc.
– Bản tuyên ngôn mở đầu bằng việc trích dẫn lời bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp. Chứng tỏ dụng ý của Bác ko chỉ tuyên bố độc lập trước toàn thể dân tộc, toàn thể nhân dân thế giới mà tuyên bố cho những cường quốc đã từng dòm ngó xâm lược nước ta biết rằng: VN là một quốc gia độc lập, ko can thiệp vào bất kì nước nào, và cũng kiên quyết không cho phép bất kì nước nào xâm phạm đến chủ quyền dân tộc của mình. Đó là một quyết tâm thể hiện rõ ý chí kiên cường của dân tộc ta, ý chí ấy là sự tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường của các thế hệ đi trước. Lập trường ấy rất rõ ràng và kiên định, ko có một thế lực nào có thể làm thay đổi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lời nói bất hủ ấy của Bác còn mãi vang vọng. Chính vì độc lập tự do mà dân tộc ta đã hi sinh xương máu để bảo vệ quyền tự do, độc lập một khi nó bị đe dọa.
– Bằng lời văn mạnh mẽ, hùng hồn, Bác đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đặt ách cai trị của chúng lên đầu dân tộc VN. Bác vạch rõ, trong gần một thế kỉ qua thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN. Chúng đã núp dưới chiêu bài “khai hóa” để rắp tâm lừa bịp, bóc lột dân tộc ta, và chính chúng là kẻ đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Bác nhấn mạnh, nhân dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp và trên thực tế chúng ta đã giành được chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải phóng quân đội Nhật. Như vậy, nước VN được hưởng quyền độc lập là một điều hợp lí, hợp tình. “Nước VN là của người VN”. Điều đó đã là một chân lí; trước đó dân tộc ta đã khẳng định chân lí ấy một cách rõ ràng, chắc chắn, Hồ Chỉ tịch đã lên tiếng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
=> “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt tác của nền văn học VN hiện đại. Nó tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước và quyền được sống trong độc lập tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên sau cách mạng tháng Tám thành công, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN trước toàn thể thế giới: nước VN là một nước độc lập, dân tộc VN kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.
* Kết luận:
Ngày nay, chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình, trong đó mọi người tự do phát huy cao độ mọi khả năng và trí tuệ của mình, nhưng không phải là đã vĩnh viễn thoát khỏi sự đe dọa của chiến tranh. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. Truyền thống đó đã cho chúng ta sức mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước.
*Ryeo*
d) bài đêm nay Bác ko ngủ của Minh Huệ
em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.
2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được nghị quyết này, “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.
Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.