Trình bày khởi nghĩa Trương Định
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Diễn biến, kết quả:
-Được nhân dân tôn làm Bình Tây nguyên soái, Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.
-Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa(Gò Công). Sau 3 ngày chiến đấu liên tục, nghĩa quân rút lui rồi về căn cứ ở Tây Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngờ. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết(20/8/1864).
-Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp vớ người Campuchia chống Pháp. Bộ phận còn lại cia thành các nhóm nhỏ, tỏa ra xây dựng các căn cứ khác.
*Trương Định bất chấp lệnh bãi binh của triều đình vẫn tập trung nhân dân đánh Pháp vì điều đó đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và gây kinh ngạc cho đại diện của triều đình, chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại.
Tham khảo:
2)
3)- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.
=> Vì vậy, về cơ bản do hoàn cảnh xã hội và mục đích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nên nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
4)
a) Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.
b) Diễn biến
- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.
- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.
c) Kết quả
- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.
d) Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.
5)
Nhận xét:
+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 7: Ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi cuộc khởi nghĩa của Trương Định là:
A. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế Trương Công Định.
B. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế vong hồn thập loại chúng sinh.
C. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế chiến sĩ tử vong.
D. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế chiến sĩ tử vong, văn tế Trương Công Định.
Câu 1
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Câu 2
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:
+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Câu 2
- Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).
- Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
- Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.
- Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.
Câu 1:
- Mùa xuân năm 40: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng, tiến xuống Mê Linh, Cổ Loa.
Nghĩa quân tiến công, chiếm được Luy Lâu - trụ sở của chính quyền đô hộ.
Khởi nghĩa thắng lợi, Tô Định chạy về nước.
Câu 2:
Năm 542:
Khởi nghĩa bùng nổ. Lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
Năm 544:
Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.
Năm 545:
Quân Lương sang xâm lược. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo.
Năm 602:
Nhà Tùy đưa quân sang xâm lược. Vạn Xuân sụp đổ.
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tấy, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (quận Hẻo) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang
mik chỉ biết thế, 2 cuộc kn này ko đc nêu rõ trong sgk
Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Thân sinh của Trương Định là Trương Cầm. Vào thời Thiệu Trị, năm 1845 Trương Cầm được điều vào Gia Định, giữ chức Vệ úy thuộc Hữu Thủy vệ – chức võ quan bậc trung. Lúc này Trương Định cũng theo cha vào Nam sinh sống. Năm 1850, thực hiện chính sách di dân lập ấp của triều đình nhà Nguyễn, ông trở về quê nhà chiêu mộ người vào khai hoang tại Gò Công. Tuy xứ Gò Công lúc này có nhiều thuận lợi do khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do còn hoang vu, thú dữ, rắn rết, cướp phá, khí hậu độc địa gây nhiều bệnh tật. Trong cuộc khai khẩn gian khó ấy với khí chất, tính cách của người Quảng Ngãi: kiên trì, gan góc, trọng chữ tín nhưng có phần ngang ngạnh Trương Định đã chung lưng đấu cật, đoàn kết một lòng với nhân dân biến vùng đất Gò Công hoang vu trở thành ruộng đồng tưoi tốt, trù phú. Vì có công mộ dân khai hoang lập ấp, Trương Định được bổ chức quản cơ (chức này đứng đầu một địa phương) rồi trở thành phó Lãnh binh (1861), Lãnh binh (1862). Do có uy tín và địa vị xã hội nên khi vừa dựng cờ khởi nghĩa Trương Định đã quy tụ được nhiều nghĩa quân và chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khởi nghĩa Trương Định đã lan rộng hầu khắp 3 tỉnh miền Đông, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. Mặc dù triều đình Tự Đức phong làm lãnh binh tỉnh An Giang và buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân, chấm dứt cuộc kháng chiến, nhưng ông đã vì nước vì dân, không tuân theo lệnh bãi binh của triều đình và thuận lòng dân nhận chức Bình Tây Đại Nguyên Soái của nhân dân tôn phong (9 – 1862). Với phương thức chiến đấu là lập căn cứ ở những nơi đất đai hiểm trở, đắp nhiều thành lũy, pháo đài, tạo thành thế liên hoàn, lấy yếu đánh mạnh, lấy tinh thần dân tộc làm sức mạnh để tấn công địch như các cuộc tập kích đồn Rạch Tra (Tây Ninh), Long Thành (Biên Hòa), tấn công 2 chiếc Lorcha tại Bến Lức, pháo thuyền Alarne và trận địa pháo trên rạch Gò Công, đốt chiếc Lorcha số 10 hay tập kích đồn Thuộc Nhiêu, đồn Rạch Kiến…nổi bật là trận tấn công Chợ Lớn – trung tâm kiểm sóat của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Những cuộc chiến đấu này đã làm cho giặc Pháp tiêu hao về sinh lực, hoang mang về tinh thần.
Rất tiếc, khi cuộc khởi nghĩa đang phát triển mạnh mẽ thì bị tên việt gian Hùynh Công Tấn là thuộc hạ của Trương Định dẫn lính bao vây sát hại. Tuy bị dồn vào thế cùng nhưng Trương Định và nghĩa quân của ông chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và quyết không để rơi vào tay giặc ông đã rút gươm tử tiết, bảo tòan khí tiết trong sự thương tiếc của nhân dân Gò Công nói riêng và nhân dân Nam kỳ nói chung.“Ôi !
Trời Bến Nghé mây mưa sùn sụt, thương đấng anh hùng gặp thuở gian truân.
Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử mắc nơi họa hại.
Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ Bình Tây.
Nay thác về thần xin vâng hộ một câu phục thái”
(Nguyễn Đình Chiểu)Sau khi Trương Định hy sinh (20 – 8 – 1864), con ông là Trương Quyền tiếp tục xây dựng lực lượng, phối hợp với đồng bào dân tộc thiểu số người Xtiêng, M’nông và người Khơme kháng chiến.
Tóm lại, khởi nghĩa Trương Định là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong giai đọan đầu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tuy cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian ngắn (1859 – 1864) nhưng nó để lại nhiều ý nghĩa trên các mặt: Về sự quy tụ toàn dân đồng tâm hiệp lực cứu nước, về tính độc lập tự chủ của người lãnh đạo trong việc đề ra đường lối kháng chiến và cả sự phản kháng ly khai với triều đình yếu kém…Dựa trên những tiền đề trong khởi nghĩa Trương Định, các cuộc khởi nghĩa về sau đã kế thừa và nâng lên ở mức cao hơn.
Sau khi Gò Công rơi vào tay giặc. Tri huyện Tân Hòa là Đỗ Trình Thoại vì để mất thành nên bị cách chức, cho lập công chuộc tội. Đỗ Trình Thoại huy động dân binh, đêm 22-6-1861, tấn công quân Pháp đồn trú tại Gò Công. Trung úy Vial bị trọng thương, tên lính Bondiez tử trận. Tri huyện Đỗ Trình Thoại hy sinh trong trận. Danh nghĩa Trương Định lúc bấy giờ là tướng dưới quyền của Đỗ Trình Thoại, nhưng trong thực tế, ông có sẵn lực lượng quân đồn điền và đủ uy tín để chiêu mộ quân nghĩa dũng. Ngày hôm sau Trương Định chỉ huy quân tấn công vào Gò Công lần thứ hai.
Bước sang năm 1862, những cuộc tấn công của nghĩa quân Trương Định càng quyết liệt hơn.
Ngày 10-1-1862: nghĩa quân Trương Định tấn công đồn Gia Thạnh (nay thuộc Tân An).
Liên kết cùng Trương Định, ngày hôm sau, nghĩa quân Thiên Hộ Dương tấn công đồn Rạch Gầm.
Từ ngày 22-1-1862 đến ngày 28-2-1862, nghĩa quân Trương Định và nghĩa quân Võ Duy Dương ba lần mở cuộc tấn công vào đồn Kỳ Hôn, có lần giặc Pháp phải bỏ đồn tháo chạy, bị nghĩa quân truy đuổi.
Ngày 23-1-1862, nghĩa quân Võ Duy Dương vây đánh đồn Rạch Gầm. Ngày 28-1-1862, nghĩa quân đồng loạt tấn công bốt đồn Cái Bè, Cai Lậy, Thuộc Nhiêu, Rạch Gầm và tấn công pháo hạm Shamrock.
Từ ngày 28-2-1862 đến 6-3-1862, nghĩa quân Trương Định hoạt động mạnh ở vùng Chợ Cũ (Mỹ Tho). Pháp nhận thấy lực lượng của chúng không đủ để đóng rải rác quá xa, cũng không thể chống cự lâu dài với hoạt động mỗi ngày một tăng của nghĩa quân. Thiếu tướng hải quân bèn ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi đồn Gia Thạch, Kỳ Hôn, Chợ Cũ (Mỹ Tho), Rạch Gầm, Gò Công, Cái Bè. Ngay khi các toán quân của Pháp rút đi, nghĩa quân đã dùng đại bác bắn đuổi theo quyết liệt. Các ban Hương chức Hội tề do thực dân dựng lên cũng hoảng sợ, chạy theo chủ. Một số lính người Tagal(1) đã bán vũ khí cho nghĩa quân, hoặc đào ngũ chạy sang phía nghĩa quân.
Đêm 6-4-1862, nghĩa quân Trương Định táo bạo đột kích Chợ Lớn, dọc rạch Tàu Hủ tới đồn Cây Mai, đốt cháy đồn Pháp. Sau trận đột kích này, quân Pháp chỉ phản ứng bằng cách tăng cường tuần tiễu vùng Sài Gòn - Chợ Lớn và cho mật thám theo dõi vùng Cần Giuộc, nhưng không dám cho quân tiến xuống Gò Công.
Bấy giờ, nghĩa quân vẫn cố thủ Ba Giồng, mặc dù Tân Thành đã bị vỡ. Võ Duy Dương rút về căn cứ Bình Cách(2). De Grammont nhận xét: “Những cuộc thất bại của đội quân An Nam không chút ảnh hưởng đến tình hình ứng nghĩa của các vùng đã bị chiếm đóng”. Mọi cơ cấu của Pháp ở vùng chiếm đóng đều bị sụp đổ. Tất cả chỉ là một khoảng trống lớn.
Trong lúc ấy, đội quân của thực dân Pháp còn bị sa lầy ở Syrie, Mexique, Trung Quốc. Thế nhưng, nhà Nguyễn hình như không nhận thấy thế bất lợi của giặc, tư tưởng “chủ hòa” thắng thế nên triều đình đã chịu ký Hiệp ước năm Nhâm Tuất, ngày 5 tháng 6 năm 1862.
Với Hiệp ước Nhâm Tuất, ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường rơi vào tay Pháp. Triều đình Huế đã ra lệnh bãi binh trong tỉnh này. Khâm phái Quân vụ Nguyễn Túc Trưng bị triệu về Huế. Trương Định được phong Lãnh binh An Giang, Hà Tiên. Võ Duy Dương và Nguyễn Hữu Huân tập trung tại Kiến Hòa chờ lệnh.
Trương Định, Thủ khoa Huân, Thiên hộ Dương rất phân vân, không biết nên theo lệnh của triều đình hay đứng về phía nhân dân. Cuối cùng, Trương Định cưỡng lại lệnh của triều đình, ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến, không về An Giang nhậm chức. Ông xây dựng căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
Tháng 7 năm 1862, Trương Định viết thơ gởi Thiên Hộ Dương và Thủ Khoa Huân bàn kế hoạch hợp đồng tác chiến. Tự Đức sai Thị vệ Nguyễn Thi đến Tân Hòa, phong Trương Định chức Bình Tây tướng quân, thống lĩnh chỉ huy quân nghĩa dũng trong ba tỉnh. Nguyễn Thi lại đến Kiến Hòa phong Võ Duy Dương chức Chánh Đề đốc, phong Nguyễn Hữu Huân làm Phó Đề đốc. Sau khi nhận chức, Trương Định phát hịch kêu gọi nhân dân ba tỉnh nhất tề đứng lên chống kẻ thù xâm lược. paulin Vial nhận xét: “Quản Định là linh hồn của mọi phong trào. Những bài hịch kêu gọi của ông ta được trao tay, truyền miệng phổ biến ở khắp mọi nơi. Dường như sau khi Gò Công thất thủ, ông ta lại có ảnh hưởng to lớn”.
Ngày 5-1-1863, nghĩa quân Trương Định bẻ gãy cuộc càn quét của 50 tên lính địch có pháo binh yểm trợ do Coquet chỉ huy. Trận này nghĩa quân diệt 2 tên kỵ binh và làm bị thương 7 con ngựa chiến.
Liên tiếp trong ba ngày mồng 5, 6 và 7 tháng giêng năm 1863, nghĩa quân chặn đứng cuộc tập kích vào vùng Gia Thạnh.
Ngày mồng 5-1-1863, Đại úy Lepès chỉ huy hai cánh quân tấn công căn cứ Gò Công. Lực lượng chia hai cánh quân: cánh theo đường bộ gồm 11 lính thủy, 15 lính thủy quân lục chiến, 5 pháo thủ, 1 đại đội lính người châu Phi và 30 lính mã tà người bản xứ; cánh đi theo đường thủy gồm 1 trung đội thủy quân lục chiến, một số pháo hạm. Quân Pháp từ Sài Gòn tiến xuống, vì bị tập kích liên tục, sáu ngày sau chúng mới tới Cần Đước. Tại đây, chúng bị nghĩa quân của Bùi Quang Diệu (Quản Là) đánh một trận lớn, địch bị thiệt hại nặng nề, phải rút lui, bỏ lỡ cuộc hành quân.
Từ ngày 23-1 đến ngày 20-1-1863, quân địch tập trung lực lượng tấn công nghĩa quân Võ Duy Dương ở Giồng Cát (Gò Lũy) và Bưng Môn (Cai Lậy). Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng do chênh lệch quá lớn về lực lượng, nghĩa quân rút về xây dựng đồn lũy ở Xoài Tư (Cai Lậy giáp Cái Bè).
Để phân chia lực lượng địch ra nhiều hướng, Trương Định ra lệnh cho nghĩa quân đánh mạnh ở khắp nơi, phá đường giao thông Sài Gòn - Mỹ Tho và cắt đường dây điện thoại Sài Gòn, Vũng Tàu, Biên Hòa, Bà Rịa. Đồng thời, ngày 17-1-1863, ông ra lời hịch khẳng định lập trường kiên định của mình và kêu gọi dân chúng địa phương hưởng ứng chống giặc.
Nghĩa quân Trương Định nổi lên khắp mọi nơi, chẳng những ở Gò Công mà còn ở Bà Rịa, Cần Giờ, Chợ Lớn, Hóc Môn… Quân số địch giảm sút, bị bao vây bốn phía, bối rối nhiều mặt, Bonard phải cầu cứu chính quốc. Vì vậy, vào tháng 1 và tháng 2-1863, Chính phủ Pháp gửi sang Nam kỳ hai viễn đoàn lính thủy quân lục chiến. Cũng trong tháng 2, Đô đốc Jaures đưa từ Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp viện thêm một tiểu đoàn khinh binh Bắc Phi, nửa tiểu đoàn bộ binh người Algérie, nửa đội pháo binh. Ngoài ra, thực dân Tây Ban Nha cũng đưa tới 800 lính Tagal từ Philippin để hỗ trợ cho quân Pháp.
Viện binh đến Bonard buộc vua Tự Đức phải gấp rút phê chuẩn thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất, để triều đình Huế không còn chính thức giúp đỡ Trương Định. Ngày 7-2-1863, Bonard ra tuyên ngôn kết tội Trương Định, ra lệnh càn quét và hứa thưởng 10.000 quan cho người giết được Trương Định.
Ngày 16-2-1863, Bonard chỉ huy quân đội trực tiếp xuống Gò Công càn quét. Lực lượng địch chọc thủng hai phòng tuyến Đông Sơn và Vĩnh Lợi (nay đều thuộc Gò Công Tây). Tuy vậy, quân Pháp thương vong rất nhiều, phải ngừng súng, chờ viện binh. Ngày 22-2-1863, viện quân Pháp từ Sài Gòn xuống hơn ba tiểu đoàn và bắt đầu bao vây các căn cứ của nghĩa quân.
TICK MÌNH NHÉ