K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2017

* Chủ đề của đoạn trích "Nỗi oan hại chồng"
Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
Nỗi oan bi thảm và bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực và không thể giãi bày.
Phản ánh đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

21 tháng 3 2017

Đoạn trích Nỗi oan hại chồng thể hiện sâu sắc mâu thuẫn giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình mà nạn nhân trực tiếp của mâu thuẫn ấy là người phụ nữ - những con người có phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải gánh chịu biết bao khổ cực, oan trái. Đây là hình tượng điển hình cho thân phận ngườì phụ nữ trong xã hội phong kiến thối nát.
- Giải thích Oan Thị Kính:
+ Thị Kính là con gái nhà nghèo, về làm dâu nhà giàu, chỉ vì vô tình mà mang tiếng giết chồng - một nỗi oan không thể gột rửa, không thể thanh minh - cuối cùng đành xuống tóc đi tu mà vẫn không thoát khỏi số phận oan nghiệt. Chỉ là nam nhi giả dạng mà lại bị khép vào án hoang thai.
+ Tích truyện Quan Âm Thị Kính từ xưa đã được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Những oan trái Thị Kính mắc phải được nhân dân ta đồng cảm nên thành ngữ Oan Thị Kính (hay Oan như oan Thị Kính) được dùng để chỉ những nỗi oan ức quá mức, cùng cực, không thể giãi bày.

6 tháng 8 2019

• Chủ đề của đoạn trích: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đây là một chủ đề khá quen thuộc trong văn học trung đại. Bởi lẽ đây là thời kì phong kiến, thời kì mà mọi quyền lực trong gia đình, xã hội nằm trong tay của người đàn ông. Người ta hay gọi chế độ phong kiến là chế độ nam quyền độc đoán, chế độ trọng nam khinh nữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ là những người không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Tiếng nói của họ bị coi rẻ, giá trị của họ bị phủ nhận, nhân cách của họ bị chà đạp. Đau đớn hơn nữa, người phụ nữ còn phải hứng chịu một cái nhìn hà khắc với những quy tắc, khuôn mẫu ngặt nghèo, khắt khe của xã hội: tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Nếu chỉ thiếu một trong những thứ ấy, hoặc chỉ làm sai một việc nhỏ, người phụ nữ cũng sẽ bị hành hạ, đay nghiến, xúc phạm.

• Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.

28 tháng 11 2019

Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.

Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

"Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.

28 tháng 4 2017

- Chủ đề: Đoạn trích Nỗi oan Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

- Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng không thể giãi bày.

4 tháng 5 2017

Chủ đề của đoạn trích Nỗi oan hại chồng thể hiện phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan ức và sự bế tắc đến cùng cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Sự đối lập giữa hai giai cấp thống trị và bị trị rất gay gắt thông qua xung đột hôn nhân, xung đột gđ.
Chủ đề chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính có thể tóm gọn trong một chữ Oan. Nỗi oan khuất của người phụ nữ được tập trung cao độ và sâu sắc trong vở chèo này.
Thành ngữ Oan Thị Kính được dùng để nói đến những nỗi oan trái đến mức phi lí, người bị oan không thể thanh minh về nỗi oan khiên của mình. Xuất phát từ câu chuyện của Thị Kính, một người phụ nữ ngoan hiền, hết lòng yêu thương chồng; thế nhưng chỉ vì một hành động nhỏ nhặt mà bị vu oan đến mức tan vỡ hạnh phúc, bị đay nghiến tàn nhẫn, bị trả về cho bố mẹ đẻ một cách tủi nhục, uất ức.Định nương nhờ cửa Phật để tìm sự thanh thản trong lòng,
nhưng ở đây Thị Kính lại bị Thị Mầu vu oan tội làm cho thị có thai. Thị Kính lại bị đuổi khỏi chùa, phải ra ở tam quan, chịu khổ nhục, oan ức một lần nữa. Nỗi oan khiên tày trời của nàng được đúc kết qua hai câu thơ:

"Lúc làm vợ bị chồng thất tiết
Khi giả trai bị gái đổ oan tình "​
25 tháng 3 2016

Trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

16 tháng 5 2021

là 1 người hiền lành có tấm lòng nhân hậu 

21 tháng 2 2018

• Những lần kêu oan của Thị Kính với Sùng ông, Sùng bà và Thiện Sĩ hoàn toàn không nhận được sự cảm thông mà là sự buộc tội lạnh lùng của những con người ấy. Sùng bà không để Thị Kính nói lời giải thích, không để nàng giãi bày nỗi oan khiên. Thậm chí, chồng nàng là Thiện Sĩ, người đầu ấp tay gối, suốt ngày ở bên cạnh cũng không hề tin tưởng và nhân cách, đức hạnh của nàng. Hắn không hề lên tiếng bênh vực cũng không hề hỏi vợ sự tình là thế nào mà nghe theo lời mẹ, buộc tội Thị Kính, ngầm đồng ý để Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ.

• Lời kêu oan của Thị Kính với cha mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu. Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. Ông thương con nhưng không biết kêu oan cho con thế nào. Ông chỉ có thể đưa Thị Kính về nhà để "cha liệu cho con".

25 tháng 1 2018

Hành động:

●   Dúi đầu Thị Kính xuống đất

●   Dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống

●   Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng

Ngôn ngữ:

●   Con mặt sứa gan lim

●   Bay là mèo mả gà đồng lẳng lơ

●   Câm đi!

●   Trên dâu dưới Bộc hẹn hò

●   Chém bổ băm vẩm xích mặt

●   Phi mặt gái trơ như mặt thớt

●   Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm

●   Liu điu, con nhà cua ốc

●   Đồ sát chồng

Nhận xét: Sùng bà đã sử dụng những từ ngữ cay nghiệt và hành động dứt khoát để sỉ nhục và buộc tội Thị Kính, không chỉ tội mưu sát chồng, mà còn cả tội lẳng lơ, trai gái, không đứng đắn. Người phụ nữ tội nghiệp ấy không được lên tiếng để buộc tội cho chính mình vì bị gạt phắt đi bởi lời khẳng định chắc chắn của Sùng bà.

26 tháng 7 2017

●   Khung cảnh hiện lên ở đầu đoạn trích là buổi đêm yên tĩnh, Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.

●   Lời nói "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta" và việc dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ giữa đêm hè nóng bức cho chúng ta hiểu Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng. Khung cảnh ấy cũng dựng nên một bầu không khí gia đình hòa thuận, đầm ấm với người chồng dốc sức tạo dựng sự nghiệp, ngày đêm dùi mài kinh sử và người vợ hiền thục, nữ công gia chánh luôn kề cận bên chồng.

●   Nhìn chồng thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy sợi râu mọc ngược trên mặt chồng nên toan cầm dao khâu xén đi. Hành động vô tình ấy của nàng lại chính là nguyên nhân khiến nàng phải chịu nỗi oan khiên có âm mưu giết chồng.

26 tháng 5 2018

Chủ đề là : nỗi oan khuất của nàng Thị Kính

bài làm

Thành ngữ '' Oan Thị Kính '' có nghĩa là nỗi oan của nàng Thị Kính . Nỗi oan đó đc xuất phát từ môt thứ vô cùng nhỏ nhoi đó chính là : cái râu moc ngươc của người chồng tên Thiên Sĩ . ''Khi thấy chồng đang ngủ ngon sau môt đêm dài đoc saćh , nàng Thị Kính bỗng phát hiên trên cằm chàng xuất hiên môt cái râu moc ngươc. Nàng lấy dao toan cắt nó đi thì Thiên Sĩ bỗng giật mk chồm dậy , thấy trên tay vợ có dao chàng ta nghĩ Thị Kính muốn giết mk bỗng la lớn gọi cha mẹ đến phân xử . Trước nh̃ lời ns tra hỏi gắt gao của cha mẹ Thiên Sĩ ,Thị Kính kô sao minh oan cho mk đc . Mặc dù nàng ns khô hết cả lời, khàn hết cả giọng nhưng vẫn kô sao giải nổi nỗi oan khuất này . Cha mẹ Thiên Sĩ giả Thị Kính về nhà bố ruột . Nàng giãi bày vs cha mk về nỗi oan này nhưng bây h dù có ns dì đi nx thì chỉ có trời tin, đất tin, cha nàng tin nàng mà thôi . Chỉ vì muốn giúp chồng cắt cái râu kia mà nàng đã mang nỗi oan: haị chồng. Cuộc đời nàng thật trớ trêu làm sao. '' Đáng thương thay cho thân phân phụ nữ như nàng- người phụ nữ ngày xưa chẳng có quyền hành dì nên kô thể minh oan cho bản thân , đến cả những lời họ ns ra cx chả ai chịu nghe , kô ai chịu tthấm. Qua đó phê phán tên chồng nhu nhươc , thiêú chủ kiến ,hèn nhát đến cả người vợ mk mà cx kô bảo vệđc thì đúng là loại đàn ông kô xứng đáng tồn tại trong cái xã hội này.

chúc ban hok tốthaha

17 tháng 11 2017

Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:

●   3 lần kêu oan với Sùng bà: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!; Oan cho con lắm mẹ ơi! Chàng học khuya mỏi mệt, Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...; Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

●   Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng): Oan cho thiếp lắm chàng ơi!

●   Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha): Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!