K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2017

Hướng Tới Tương Lai

Dàn ý :

A. MỞ BÀI

- Để khuyến khích thiếu niên, nhi đồng rèn luyện trở thành người tốt, bác dạy các cháu 5 điều:

- Nội dung điều 2 Bác dạy là: ‘Học tập tốt, lao động tốt’

- Chúng ta cần hiểu rõ lời Bác dạy để thực hiện.

B. THÂN BÀI

I. Giải thích:

1. Thế nào là học tập tốt?

a) Người học tập tốt có nhận thức đúng về việc học tập.

- Đã là thiếu niên nhi đồng phải học tốt.

- Học tốt để có kiến thức sau này lao động xây dựng cuộc sống tốt.

b) Có phương pháp học tốt:

- Đi học đều, thực hiện nề nếp tốt.

- Học bài, làm bài đầy đủ.

- Biết học thầy, học bạn, cải tiến cách học cho có hiệu quả.

- Biết kết hợp học với lao động sản xuất.

c) Có kết quả học tập cao. (Điểm phải cao)

2. Thế nào là lao động tốt?

a) Có nhận thức tốt về lao động.

- Lao động là nhiệm vụ của mỗi người.

- Lao động của thiếu niên là làm việc nhỏ hợp với sức mình.

b) Tham gia lao động:

- Lao động tốt theo qui định của trường.

- Làm tốt việc nhà.

- Tham gia lao động công ích.

- Khi lao động vận dụng khoa học kĩ thuật và an toàn.

3. Quan hệ giữa học tập tốt, lao động tốt.

- Học tập tốt có kiến thức sẽ giúp cho lao động tốt hơn.

- Lao động tốt thì vận dụng kiến thức vào học tập sẽ tốt hơn. II.Em đã làm gì để thực hiện lời dạy trên?

(Tự liên hệ về tinh thần, kết quả thực hiện lời Bác)

c. KẾT BÀI

- Khẳng định ý nghĩa quan trọng của lời Bác dạy.

- Bài học thiếu niên phải thực hiện.

Bài làm :

Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh.

Câu thơ trên của Bác. Bác viết về tình Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng yêu dấu. Yêu các cháu hơn ai hết, Bác dạy các cháu năm điều để rèn luyện toàn diện. Mỗi người, nhất là các cháu thiếu nhiên nhi đồng cần hiểu đúng, hiểu rõ từng điều Bác dạy. Bài viết này chỉ xin nói tới điều thứ hai: ‘Học tấp tốt, lao động tốt’trong năm điều Bác dạy nói trên.

Trong điều hai Bác nói hai nội dung. Nội dung đầu nói về học tập tốt. Cần hiểu thế nào là học tập tốt? Muốn học tập tốt cần phải có nhận thức đúng về việc học tập. Tuổi thiếu niên nhi đồng là tuổi học. Học tập là quyền lợi và nhiệm vụ, nhiệm vụ chính. Học tập tốt không chỉ khẳng định phẩm chất tốt của học sinh - những cháu ngoan của Bác Hồ mà quan trọng hơn là vì tương lai của đất nước. Trong bức thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác có viết: ‘Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em’.

Hôm nay, ngồi trên ghế nhà trường, ngày mai lớn lên là ‘chủ nhân’của đất nước. Do vậy học là để làm chủ đất nước, đất nước tươi đẹp của dân tộc văn minhKhông nhận thức đúng nhiệm vụ học tập trong nhà trường sẽ khó có kết

quả. Có nhận thức đúng chưa đủ! Học tập tốt là phải có phương pháp học tập khoa học. Thực hiện đúng nội quy nề nếp học tập của trường. Đi học đều, học bài làm bài đầy đủ. Biết học ở trường, ở nhà, ở ngoài xã hội. Biết học thầy, học bạn, học nhân dân. Mỗi môn học có đặc điểm riêng nên phải có phương pháp học từng bộ môn một. Mỗi học sinh có điều kiện hoàn cảnh riêng nên phải có thời gian biểu học tập. Để học có hiệu suất cao, phải có góc học tập ởgia đình. Người học tốt, kết quả học tập phải cao, đồng thời phải vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để củng cố và mỡ rộng tri thức của mình. Trong thực tế, những học sinh đoạt giải các cuộc thi toán, vật lí, tin học quốc tế của nước ta là những học sinh học tập tốt.

Nội dung sau trong điều thứ hai Bác nêu lên là: Lao động tốt. Lao động là quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người. Công việc lao động, chủ yếu trong đời người là khi trưởng thành, còn trẻ và có sức khoẻ. Ở tuổi thiếu niên nhi đồng học tập là lao động. Nội dung lao động Bác nói ở đây là các em tham gia vào những công việc nhỏ, vừa để làm quen với lao động vừa góp sức làm cho xã hội tốt đẹp hơn:

‘Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình... ‘

Lao động tốt là tham gia những việc nhỏ trong quy định của trường học. Làm trực nhật, trồng cây, lao động thí nghiệm thực hành, lao động hướng nghiệp, lao động công ích xã hội. Lao động tốt là tích cực chủ động tham gia các công việc phụ trong gia đình: Làm vệ sinh nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc vườn tược. Một thiếu niên lao động tốt là biết lao động có kết quả cao. Trong lao động, đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học làm cho năng suất lao động cao hơn.

Trong điều dạy thứ hai có hai nội dung. Học tập tốt, lao động tốt... Hai nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học tập tốt sẽ có kiến thức tốt giúp cho việc lao động tốt hơn. Ngược lại, lao động tốt có kinh nghiệm, vốn sống thực tế giúp cho việc học tập có kết quả cao hơn. Cả hai nội dung đều quan trọng và đều phải thực hiện tốt. Thực hiện tốt cả hai điều là chuẩn bị tốt cho tương lai của mình.

‘Học tập tốt, lao động tốt’là một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Thực hiện điều này, đòi hỏi nỗ lực lớn bởi việc học, lao động để có trí thức tốt cho ngày mai không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng phải thực hiện tốt cả năm điều Bác dạy mới phát triển toàn diện, mới xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

15 tháng 3 2017

“Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh’. Quả thật là như vậy. Lúc sinh thời, dầu bận trăm công nghìn việc, Bác của chúng ta vẫn không quên quan tâm chăm sóc đến con cháu của mình. Giờ đây tuy Bác không còn nữa, nhưng những lời giáo huấn của Người vẫn còn mãi. Đó là những bài học giáo dục đáng quý cho mỗi chúng ta. Là thiếu niên nhi đồng ai lại không thuộc “Nám điều Bác Hồ dạy”. Trong đó ở điều thứ hai Người dạy “Học tập tốt lao động tốt”.

Lời nói ngắn gọn, nhưng muốn hiểu cho thấu đáo thật không đơn giản chút nào. Ta phải hiểu sao cho đúng và thực hiện thế nào để không phụ lòng mong mỏi của Bác?

“Học tập tốt” trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình động cơ, mục đích, học tập đúng đắn. Học tập là để có kiến thức, mở mang trí tuệ, nắm được kiến thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng mà cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã nói: “Muốn Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người XHCN”. Con người của xã hội mới phải là con người vừa hồng vừa chuyên, nghĩa là phải gồm cả tài và đức. Như vậy tài năng, đạo đức ở đâu mà có? Phải chăng đó là do ta phải "học tập tốt”.

Nhưng “học tập tốt” là phải học như thế nào? Trước hết ta cần có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp. Muốn học cho có kết quả thì ta phải cần cù chăm chỉ, vượt mọi khó khăn, không lùi bước trước những trở ngại của quá trình học tập, ta phải biết kiên trì nhẫn nại, chủ động vươn lên nắm lấy cái tri thức. Lúc nào cũng cố gắng học tập không ngừng. Hơn thế ta phải học có phựơng pháp, không thể học vẹt hay học từ chương mà đạt hiệu quả tốt được. Từ cách vào lớp, nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đến cách học bài, cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà; từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống; từ học thầy đến học bạn y.y… tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho mình, nếụ ta biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp.

Không những học tập tốt mà còn phải lao động tốt nữa. Thế lao động tốt nghĩa là thế nào? Hiểu theo phạm vi hẹp, “lao động tốt” là rèn luyện để làm người lao động sau khi ra trường; là lao động một cách có ý thức, tự nguyện tự giác. Đã gọi là lao động thì phải đảm bảo ba yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao, dù là lao động phục vụ hãy lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà cũng thế. Nghĩa là khi lao động điều đầu tiên cần lưu ý là phải có ý thức kĩ luật, phải đảm bảo giờ giấc nội quy lao động, không được tùy tiện muốn làm thì làm, không thì thôi. Bản thân mỗi người phải tự giác khép mình vào kỉ luật, nhận thức được ý nghĩa công việc mình làm, làm với ý thức mình là người chủ của công việc

chúc p hk tốt

3 tháng 4 2022

Tham khảo
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nước thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:

Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

        Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

        Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác, vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,... Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”.

        Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

22 tháng 12 2016
Tuy k liên quan lắm nhưng mình copy sang cho bạn tham khảo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận
suông”.
Câu nói trên thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
Chúng ta đã vận dụng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nguyên lí giáo dục nào?
Hãy liên hệ với quá trình học tập của bản thân em.
 
- Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
là: Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
 
- Chúng ta đã vận dụng vào nguyên lí giáo dục là: Học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
 
- Liên hệ với bản thân.
+ Kết hợp học lí thuyết với thực hành, không coi nhẹ giờ thực hành.
+ Luôn vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn , giải quyết các vấn đề thực tiễn
đặt ra.
+ Ví dụ thực tế.
8 tháng 4 2016

a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

9 tháng 6 2018

Đáp án: C

3 tháng 5 2023

 a . câu nói của bác là trẻ em phải biết việc mình làm , biết bổn phận  và  trách nhiệm của mình thì mới thành được đứa trẻ ngoan .        b . bổn phận của trẻ em với nhà trường và xã hội : 
     - ở trường thì phải học hành chăm chỉ , nghiêm túc thực hiện quy định nhà trường 
     - ra ngoài xã hội thì phải xưng hô lễ phép , kính trên nhường dưới , có ý thức bảo vệ môi trường .

4 tháng 5 2019

Lập dàn ý

1, Mở bài

– Dẫn vào đề.

– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.

– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:

" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".

2, Thân bài

* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.

– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.

– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.

=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.

– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.

+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.

– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.

+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.

– + Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 50 – Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.

– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".

3, Kết bài

– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.

– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước… 0kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…

+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.

+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.

+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.

* Luận<MRVĐ>

– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.

– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững. Biểu hiện

+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ.

– Dẫn chứng: " Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi viết:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
Ngày nay trong " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" Bác viết:

" Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng quốc thuổng, gậy gộc tất cả phải ra sức đánh Pháp".
Điều kiện-> Thành công.

+ Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 500kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…

+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.

+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.

+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.

* Luận<MRVĐ>

– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.

– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững.

– Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.

– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".

3, Kết bài

– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.

– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước…

4 tháng 5 2019

1, Mở bài

– Dẫn vào đề.

– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.

– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:

" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công".

2, Thân bài

* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.

– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.

– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.

=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.

– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.

+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.

dan-y-doan-ket-doan-ket-dai-doan-ket-thanh-cong-thanh-cong-dai-thanh-cong

– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.

+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.

– Biểu hiện

+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc M

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam 4 mùa đều tươi xanh.

Mik xin lỗi vì ko có dàn ý nhé !!!

 
11 tháng 12 2016

Câu nói của Bác Hồ nhằm nêu lên sự biết công ơn của các vua Hùng và công dựng nước . Và phải biết yêu thương đồng bào và không bán nước .

12 tháng 12 2017

cảm ơn Nguyen Quang Trung nhiều lắm mình đang cần câu trả lời cho câu hỏi này