Với từ núi em hãy viết 3 câu kể về danh từ, động từ, tính từ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cụm danh từ :tuổi thanh xuân của chúng tôi
cụm động từ:cùng nhau đi xem phim
cụm tính từ: tình bạn ấy đẹp hơn nữa
bài văn:
Tuổi thanh xuân của chúng tôi trôi qua rất nhanh nhưng cũng để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp.Tôi và cậu ấy đã cùng nhau trốn học đi xem phim hay là đi khám phá những nơi chúng tôi chưa bao giờ đặt chân tới.Chúng tôi dùng cả thanh xuân để có 1 tình bạn đẹp mãi không phai.Chúng tôi thường chia sẻ cho nhau những câu chuyện buồn vui.Cậu ấy thường kể về những ước mơ của cậu ấy đối với tôi như là có thể làm nhà thiết kế , có đủ tiền để dẫn tôi đi uống trà sữa hay đi du lịch vòng quanh thế giới.Cậu ấy rất tốt bụng,thân thiện và dễ mến. Nếu tôi có khả năng quay ngược thơi gian hay cho thơi gian ngưng lại để chúng tôi có một tình bạn đẹp hơn nữa.
Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
tham khảo:
Cô giáo giong như người mẹ thứ hai của em. Cô luôn quan tâm, ân cần dạy dỗ chúng em cửa như con của cô vậy. Cô không bao giờ nói nặng lời với chúng em mà luôn luôn dịu dàng nhắc nhở khi chúng em làm sai một điều gì đó nên không chỉ em mà tất cả học sinh đều yêu quý cô. Em tự hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là một học trò ngoan của cô.
Em tham khảo:
Em đã từng đọc một cuốn truyện với tựa đề “Có một tuổi thơ mang tên bà ngoại”, khi đọc cuốn truyện này em đã nhớ về bà ngoại của em rất nhiều, vì thực sự em đã có một tuổi thơ tuyệt đẹp trong vòng tay của bà. Bà ngoại của em năm nay đã gần sáu mươi tuổi, bà là một người giáo viên về hưu nên nhìn bà vẫn rất trẻ đẹp. Mái tóc bà dày và dài, vẫn giữ được màu đen óng ả dù đã có vài sợi tóc bạc. Em còn nhớ bà hay gọi em nhổ tóc bạc, tóc sâu cho bà sau đó bà lại cho một chiếc bánh, chiếc kẹo, điều đó làm em rất vui. Bà của em là một người rất yêu lao động và chăm chỉ làm việc. Không còn đi dạy nên bà chuyển sang làm vườn, khu vườn của bà đều do một tay bà trồng và chăm bón với đủ loại rau củ hoa trái. Đôi tay từng cầm phấn viết bảng nay lại cầm liềm cắt cỏ, cầm cuốc xới đất, trông bà làm việc rất nhanh nhẹn và khỏe khoắn. Bà làm việc nhưng không kêu mệt nhọc mà ngược lại còn luôn nở nụ cười tươi rói. Mỗi lần em về bà ngoại lại được bà cầm tay dắt ra vườn, tận tay hái cho những hoa quả tươi ngon nhất, em rất vui và hạnh phúc vì bà ngoại mạnh khỏe.
a, - Cân là danh từ : Chiếc cân nhà em có màu xanh lá
- Cân là động từ : Bà em đang cân quả mít
- Cân là tính từ : Linh có thân hình cân đối
b, - Xuân là danh từ : Mùa xuân là mùa em thích nhất
- Xuân là tính từ : Cô ấy vẫn còn xuân
a) Câu - danh từ:
- Câu này khó quá, mình không làm được.
Câu - động từ:
- Bố mới đi câu về.
Câu - tính từ:
- Bờ môi của anh ấy thật câu dẫn. ( câu này hơi sai sai, mình đoán vậy)
b) Xuân - danh từ.
- Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Xuân - động từ:
- Cứ mỗi độ hè về, những tán cây bàng lại càng "xuân" hơn. ( câu này cũng hơi sai sai)
Xuân - tính từ:
- Chúng ta phải tích cực trồng cây để đất nước ngày càng xuân. (trích câu: Mùa xuân là tết trồng cây / làm cho đất nước càng ngày càng xuân của Bác Hồ)
a) câu là danh từ: câu chuyện này rất có ý nghĩa
Câu là động từ:Bố đi câu .
Câu là tính từ : con cá này vừa mắc câu.
b , Xuân là danh từ: Mùa xuân là tết trồng cây
Xuân là động từ: mùa xuân đang vẫy gọi.
Xuân là tính từ: Trông chị ấy còn xuân chán.
Đề bài kiểu gì thế?
1.Công cha như núi Thái Sơn.