giup minh voi
duong huong thu la 1 nguoi nhu the nao
mai nop roi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.
II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:
- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.
Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
\(2\left(x+3\right)+3\left(2+x\right)=62\\ 2x+6+6+3x=62\\ 5x+12=62\\ \Rightarrow5x=50\\ \Rightarrow x=10\)
Vậy x = 10
Tình yêu thương con người là một thứ mà mỗi người không thể thiếu. Chúng ta trao tình yêu thương cho nhau với mong muốn là cho đi không cần nhận lại. Tình yêu thương giữa con người với con người hay còn gọi là tình người. Ta dễ nhận ra khi nhìn nhau, khi liếc, khi học chung, khi ăn chung chúng ta trao vào đó một tình yêu thương. Vì thế, tình yêu thương giữa người với người có ở khắp mọi nơi, nó là bắt đầu của mọi tình cảm trên đời. Tình yêu thương giữa con người qua lời nói, hành động, cử chỉ, điệu bộ có thể cứu sống người khác trong một phút bất lực, bế tắc nhưng có thể giết chết một người khi họ đột nhiên mệt mỏi và buồn bã. Vì thế, tôi mong rằng các bạn sẽ có những hành động, cử chỉ, điệu bộ đúng mực để giúp đỡ người khác và mang tình yêu thường một cách hợp lí.
Lòng yêu thương mang mọi người đến gần nhau hơn, làm cho các mối quan hệ xã hội càng thêm tốt đẹp. Tuy vậy, trong giới trẻ hiện nay vẫn còn một số người không hiểu được tầm quan trọng của nó với cuộc sống hiện nay. Biểu hiện của điều này là thái độ sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với mọi người xung quanh. Trái tim của họ lạnh lùng như băng giá, khô cằn như sa mạc cát mênh mông. Nhìn thấy một người già loay hoay tìm cách sang đường, họ làm ngơ như không thấy. Bạn bè gặp hoạn nạn đang cần họ giúp đỡ để vượt qua khó khăn họ làm như không biết, cố tình lảng tránh.
Hãy thử tưởng tượng, trong một xã hội mà không một ai quan tâm, giúp đỡ ai, mỗi người một cuộc sống thì xã hội đó sẽ như thế nào. Chắc chắn sẽ rất lạnh lẽo và cô đơn như có một người đã từng nói: “Nơi lạnh nhất của Trái Đất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương”. Còn có nhiều người lại lãng phí tuổi trẻ của mình để lao vào các tệ nạn xã hội mà không nghĩ đến tương lai và cha mẹ mình. Họ đâu biết rằng, số tiền mà họ đốt cháy vào ma túy, sòng bạc, vũ trường…có thể giúp bao người nghèo khổ có cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Lòng yêu thương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Đây chính là lí do mà nó đi vào những câu danh ngôn bất hủ hay những câu thơ tuyệt tác:
“Tình yêu thương cũng như cơ thể của chúng ta là dòng chảy bất tận”
(Jean Jacques Rousseau)
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)
Lòng yêu thương chính là một trong những hành trang cần thiết và quan trọng trong trên con đường đi của mỗi người. Chúng ta hãy mang lòng yêu thương của mình vun đắp cho cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy để ngọn lửa ấm áp của lòng yêu thương soi sáng và sưởi ấm tất cả mọi nơi, kể cả những nơi tăm tối nhất trên Trái Đất này.
BẠn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Bài này cô mk khen ko pk bạn thấy được ko?
Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.
Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.
Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.
Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.
Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.
Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác…
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.
Trên địa bàn huyện Thanh Hà chúng ta, toàn dân cũng đang hướng ứng tháng an toàn giao thông vào tháng 10 này, các lực lượng công an giao thông sẽ thường xuyên tuần tra kiểm soát, xử phạt người vi phạm. Nếu các bạn học sinh bị xử lí vi phạm khi tham gia giao thông nghĩa là bạn đã vi phạm pháp luật.
Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “ Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.