K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2017

*Chính sách kinh tế:

– Chính quyền đô hộ pk phương bắc qua nhiều triều đại đã áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến vào nước ta.

– Về danh nghĩa đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trên thực tế bọn quan lại pk phương bắc đã bao chiếm lập trang trại tư nhân.

– Chúng khuyến khích gia tộc quan lại từ Trung Quốc sang sinh sống lập nghiệp ở nước ta, đồng thời triệu tập các quý tộc địa chủ Trung Hoaa sang lánh nạn, tạo tầng lớp địa chủ Trung Hoa mới trên đất nước ta.

– Ở châu thực hiện chính sách “Đại quân tạp sĩ” lĩnh canh ruộng đất rồi nộp tô cho chính quyền đô hộ.

– Đặt ra các loại tô thuế như: tô ( thuế ruộng đất), dung (thuế lao dịch), điệu (thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ),…

– dùng phép lưỡng thuế đánh theo ruộng đất và đánh theo vụ thu hoạch.

– cống nạp cũng như một chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương bắc: sơn hào, hải vị, vàng bạc châu báu…

* Chính sách chính trị:

– Ban đầu vẫn duy trì quan hệ cổ truyền của cơ cấu hành chính thời Âu Lạc, mặc dù xóa bỏ chủ quyền độc lập của nước ta, sát nhập nước ta vào nước Trung Hoa.

– Tùy theo từng thời kì mà nước ta có những tên gọi khác nhau: châu, quận, phủ với cơ cấu hành chính khác nhau và đặt dưới sự thống trị của phong kiến phương bắc.

– Thay lạc hầu, lạc tướng bằng quan lại được bổ nhiệm từ Trung Hoa sang , xóa bỏ chính sách “lấy luật cũ mà dùng”.

– Kẻ bị thay thế bằng hương và xã. Một mặt để trấn các quý tộc phong kiến lạc việt yêu nước, mặt khác mua chuộc dụ dỗ tầng lớp này đi theo phục dịch làm tay sai cho chúng để thực hiện chính sách ” dĩ di công di”.

– Đẩy mạnh chính sách di dân đưa người Trung Hoa sang sống với người Việt để kiểm soát và đồng hóa nhân dân ta.

– Thực hiện chính sách phong hầu cho những kẻ có công, để hạn chế sự tham nhũng của quan lại ảnh hưởng đến việc thu thuế và cống nạp. Mặt khác xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân ta bằng chính sách mị dân, ban hành các điều lệ cấm quan lại cai trị không được “dùng thế lực chiếm đoạt ruộng đất, giết hại, vơ vét của cải, tham lam, …”. Nhưng bên cạnh đó chúng thực hiện các chính sách tàn ác như :”sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa người Việt.

* Chính sách văn hóa tư tưởng:

– Học chữ Hán, ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta nhằm phục vụ cho sự cai trị, bóc lột và đàn áp vơ vét của dân chúng.

– Các tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

– Nền giáo dục do chính quyền phương Bắc thực hiện ở nước ta là manh nha mờ nhạt sơ sài, trình độ không cao, cốt tạo ra một bộ phận đủ làm công cụ tay sai cho các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ nước ta.

23 tháng 3 2017

cám ơn Gia Huy nha mik đang định hỏi

25 tháng 2 2016

Đúng. Dẫn chứng

-độc chiếm sắt

-ra nhiều chính sách hạn chế

nhung nước ta vẫn có nhũng bước phát triển nhát định

28 tháng 2 2016

chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương, đánh nặng thuế muối và thuế sắt

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
27 tháng 3 2024

Nguyên nhân bùng phát về dịch bệnh Covid-19 chưa được làm rõ, do đó không thể khẳng định chắc chắn đại dịch Covid-19 là hệ quả của cuộc Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên, các giải pháp đẩy lùi, phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đều dựa trên thành tựu của Cách mạng Khoa học - Kĩ thuật hiện đại

10 tháng 4 2019

* Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

b. Phát biểu ý kiến về nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”

* Phát biểu ý kiến:

“Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác.

* Chứng minh nhận định

- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc:

+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.

+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

15 tháng 7 2018

Đáp án A

- Kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại là đúng. Vì nó mang trong mình điểm yếu cơ bản không thể giải quyết được là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ.

- Cụ thể:

+Trong vài năm đầu tiến hành chiến tranh, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, chiến tranh du kích của Việt Minh chưa phát triển tới mức buộc Pháp phải căng lực lượng ra để đối phó rộng khắp.

+ Quân Pháp muốn giữ vùng đồng bằng có ích cần phải tập trung lực lượng ở đây. Tuy nhiên để nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì phải tập trung lực lượng để tiến công chiến lược. Người Pháp ngày càng lún sâu vào mâu thuẫn không thể giải quyết này. Kế hoạch Nava là minh chứng điển hình cho mâu thuẫn này.

Chế độ cai trị

a)  Tổ chức bộ máy cai trị

Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc bị chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chi cùng với một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tuỳ và nhà Đường, nước ta lại bị chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ được chính quyền

Của Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

b)  Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá

Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.

Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu, đã tâu với vua Hán : Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưỏng sử tha hổ bạo ngược, bóc lột muôn dân.

Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.

 2.Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội

a) Về kinh tế

Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống nhân dân. Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng. Nhờ thế, năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.


 

17 tháng 8 2018

Đáp án B

Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17 là nhận định sai. Vì

- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.

Còn vấn đề Việt Nam bị chia thành 2 quốc gia trên thực tế là do hành động phá hoại hiệp định của Mĩ - Diệm

27 tháng 7 2019

Đáp án B

Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17 là nhận định sai. Vì

- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.

Còn vấn đề Việt Nam bị chia thành 2 quốc gia trên thực tế là do hành động phá hoại hiệp định của Mĩ - Diệm

1 tháng 5 2023

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Vì chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt. 

_Kiều Trang_

29 tháng 8 2017

Đáp án cần chọn là: C

Trong thời kì chiến tranh, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng, nô dịch tàn bạo. Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946

=> Nhận định trên là sai vì sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xuất phát từ những nỗ lực của bản thân nhân dân các nước này, còn Liên Xô chỉ là lực lượng hỗ trợ giúp cuộc đấu tranh nhanh chóng thắng lợi