Trong Một khúc ca xuân Tố Hữu viết
Nếu làm con chim hót
Thì con chim fải hót chiếc lá fải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Quan niệm trên có trùng vs quan niệm sống của thanh hải trong Mùa xuân nho nhỏ hay không..Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em.
Tố Hữu, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một hồn thơ trữ tình, chính trị tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới. Trong từng thi phẩm của mình, nhà thơ luôn thể hiện cái chất men say hứng khởi với cách mạng, với cộng sản và lúc nào ta cũng thấy pha vào đó là tính triết lí sâu xa. Tiêu biểu là đoạn thơ trích trong "một khúc ca xuân"
"Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Bằng cách nói giả định "nếu... thì" nhà thơ đưa ra hình ảnh rất gần gũi trog cuộc sống: chim và lá. Tạo quá sinh ra vạn vật và cũng đồng thời gán cho chúng những trách nhiệm với cuộc sống. Bởi thế mà, đã là chim thì nhất định "phải hót", còn lá thì "phải xanh". Mỗi buổi sớm khi ta thức dậy, tiếng chim hót líu lo trên cành đưa ta hoà vào nhịp sống mới thật hào hứng và đầy nao nức, con chim làm đẹp cho cuộc đời, tô đẹp cho cuộc sống bằng chính tiếng hót lảnh lót du dương của mình. Còn chiếc lá vốn mang màu xanh căng tràn sức sống, chiếc lá góp chút hương sắc cho đời bằng những bóng râm, bằng những chấm xanh li ti trên nền trời bao la, thế giới sẽ thêm xinh tươi hơn. Dù chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng đến con chim chiếc lá còn biết cống hiến, làm đẹp cho cuộc sống. Bản thân chúng ta là con người, chả lẽ "vay mà không trả"? Câu thơ nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người. Từ khi sinh ra ta đã nhận không biết bao nhiêu là thứ của cuộc sống, đến cả khi lớn lên ta cũng k ngừng được nhận, cuộc sống đã hào phóng mà cho ta tất cả để từ đó ta tự xây dựng con đường đi riêng cho mình. Điều đó cũng có nghĩa ta đã vay mượn quá nhiều. Quy luật của tự nhiên, đã vay thì phải trả, và con người cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã vay vậy thì phải trả, trả bằng cách nào? Ấy là chính thái độ sống của mỗi người:
"sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Nợ đời không phải trả bằng vật chất vô nghĩa mà chính ở sự cống hiến, cái mà ta đã "cho", biết nhận lại thì phải biết cho đi, đó là quy luật của cuộc sống. Nhịp thơ mang đậm phong cách riêng của Tố Hữu, đầy sức sống của cách mạng, cách lặp từ kết hợp với ý thơ tạo sự hài hoà về nội dung lẫn hình thức, càng làm cho tính triết lí thêm nổi bật hơn.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã nói lên rất nhiều điều, mang những ý nghĩa sâu xa.
Lý tưởng của Tố hữu, đó là sống. Sống yêu thương, sống nồng nhiệt, sống dâng hiến, sống hết mình: lá không xanh ai hay đó là lá, lá ra đời chỉ để mà vàng, chỉ để mà rơi rụng, ai biết được lá đẹp hay không. Cũng như người ta biết đến loài chim chỉ vì tiếng hót, loài người chỉ vì sự hiến dâng. Cuộc đời sẽ chỉ được đo bằng những cống hiến, cho xã hội, cho cộng đồng, cho những người bên cạnh. Lá xanh hết mình, chim kêu đến khi nào dứt tiếng, con người cho đến khi nào giã từ trần thê, khi đó sẽ còn phải hi sinh, và sẽ hi sinh.
Nên hiẻu thế nào về hai chữ vay và trả. Con người sinh ra đã là một món nợ. Cộng đồng nuôi ta khôn lớn. Dất nước cho ta chỗ ở, cho ta thức ăn, nước uống, cha mẹ nuôi ta khôn lớn, cho ta được cắp sách tới trường...làm sao nói hết những gì ta đã lấy đi ? Trăm năm trồng người, thế hệ trước, ciuộc đời đã hi sinh để nuôi lớn lên từ trong dĩ vãng những người con ưu tú rồi sẽ cống hiến cho cuộc đời này những tháng năm tươi đẹp nhất của dời mình. Mỗi giờ phút phí hoài của chúng ta sẽ là một mất mát cho xã hội, mà bao nhiêu giờ phút đó cộng lại, mát mát lớn đến nhường nào. Vay mà không trả là ích kỷ. Lấy của cuộc đời mà không trả cho cuộc đời làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa. Khi đó thế giới sẽ không gì hơn là những cuộc sống xa hoa, hưởng thụ. mà kết cục tất yếu sẽ là sự diệt vong của loài người.
cảm ơn bn nhiều lắm!!!!!!!!!!!!!!!!