K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2017

Lối sống giản dị của Bác Hồ: Giải thích, ca ngợi

Tiếng Việt giàu đẹp: Giải thích, ca ngợi

Thất bại là mẹ thành công; Khuyên nhủ

Chớ nên tự phụ: Khuyên nhủ

Không thầy đố mày làm nên và họ thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không: Bàn luận

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng: Khuyên nhủ

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chăng?: Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề

Phải chăng thật thà là cha dại: Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề\

Chúc bạn học tốt!

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.2. Tiếng Việt giàu đẹp.(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)3. Thuốc  đắng dã tật.4. Thất bại là mẹ thành công.5. Không thể sống thiếu tình bạn.6. Hãy biết quý thời gian.7. Chớ nên tự phụ.(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.

2. Tiếng Việt giàu đẹp.

(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

3. Thuốc  đắng dã tật.

4. Thất bại là mẹ thành công.

5. Không thể sống thiếu tình bạn.

6. Hãy biết quý thời gian.

7. Chớ nên tự phụ.

(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

11. Thật thà là cha dại phải chăng?

(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? 

b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.

1
21 tháng 6 2018

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

 

b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

 

- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

11 tháng 1 2018

+ Vấn đề của đề (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

+ Vấn đề của đề (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

+ Vấn đề của đề (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

17 tháng 1 2017

cột phải ở đâu bn?bucminhhum

15 tháng 1 2017
Đề
Lối sống giản dị của Bac Hồ - có tính chất giải thích, ca ngợi
Tiếng Việt giàu đẹp - có tính chất giải thích, ca ngợi
Thất bại là mẹ thành công - có tính chất khuyên nhủ, phân tích
Chớ nên tự phụ - có tính chất khuyên nhủ, phân tích
Không thầy đố mày làm nên và học Thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không ? - có tính chất suy nghĩ, bàn luận
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - có tính chất suy nghĩ, bàn luận
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chẳng ? - có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề
Phẳng chăng Thật thà là cha dại ? - có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề
13 tháng 1 2017

cứ cho thứ tự cột A là 1,2,3.. nha! còn thứ tự cột B là a),b)c)..nhé

ta đc:

1,2 -a

3,4,5-b

8,5-c

7,8-d mik trình bày theo kiểu toán học cho dễ hihi

ok nha pn, ko biết có đúng ko, đây chỉ là bài soạn thôi nhưng mik mún giúp pnhihi

22 tháng 9 2017

Đáp án

1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – a

11 tháng 3 2018

Từ “văn minh” trong nguyên văn chữ Hán, chữ “văn” là văn hóa, chữ “minh” là sáng. Từ văn minh được hiểu là từ chỉ trình độ văn hóa đạt đến mức cao trong thước đo chung của loài người. Như vậy, lối sống văn minh được hiểu là lối sống rất tiến bộ, rất văn hóa. Vậy tại sao lối sống giản dị được coi là lối sống văn minh? Lối sống giản dị là lối sống đơn giản một cách tự nhiên. Phải là người có bản lĩnh vững vàng, từng trải qua nhiều cách gian khổ cũng như từng chiêm ngưỡng nhiều cảnh lầu sơn gác tía mới có được cái ung dung trước cám dỗ của phù hoa để lựa chọn cho mình sự giản đơn đến độ “tự nhiên” trong phong cách sống. Với cương vị của mình, Bác có quyền lựa chọn một cuộc sống vương giả, đủ đầy nhưng Người đã tự nguyện nhận về mình những điều kiện tối thiểu của đời sống vật chất. Đó là bản lĩnh của một người “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” – Giàu có không làm cho xấu xa bỉ ổi, đói nghèo không làm cho ti tiện đổi thay, sức mạnh không làm cho khuất phục. Chao ôi! Đó chẳng phải là một lối sống rất mẫu mực, rất tiến bộ và rất văn minh đó sao!

uốt cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

Thật vậy, trước kia, dù là anh Văn Ba đang làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La Tusơ Tơrêvin, là Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris của nước Pháp, hay sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm.

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Hẳn đã là người Việt Nam, không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm chất Việt Nam như: cá kho, dưa chua, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Đến năm 1958, theo ý tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước đã làm cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ giống như những ngôi nhà sàn của đồng bào trên Chiến khu Việt Bắc. Ngôi nhà sàn cũng đơn sơ, giản dị, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (Theo chân Bác).

15 năm cuối cuộc đời, sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của Bác và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người.

Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận chiến lược với quyết tâm: Tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh Tư liệu TTXVN

Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Là người có trí tuệ uyên thâm, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc nhưng khi bàn luận, giải thích hay đề cập đến vấn đề chính trị, người luôn trình bày đơn giản, không triết lý, dài dòng, không vòng vo, khuôn sáo, sách vở, biến những điều phức tạp thành dễ nghe, dễ hiểu.

Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, người cũng dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Hiếm có vị lãnh tụ nào lại có nếp nghĩ, cách nói giản dị như thế!

Không chỉ nói, Bác hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em… Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu.

Có thể thấy, giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Bác. Điều đó đã được thể hiện sinh động qua từng cử chỉ, lời nói và việc làm cụ thể của người, và có sức thuyết phục to lớn mà không một bài giảng về đạo đức nào có tác dụng giáo dục sâu sắc bằng.

Không ngừng học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ

Từ sự giản dị, thanh bạch của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống của nhân dân đã có nhiều đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp và thua nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Vì thế, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trước tiên chính là học tập lối sống giản dị, thanh bạch, tiết kiệm của Bác. Điều này vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi đó không phải là những gì quá cao siêu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cho những cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Khó bởi phải thật sự có một tấm lòng thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua những cám dỗ của quyền lực, danh vọng… luôn diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Do đó, mỗi cán bộ, đáng viên phải không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện một cách tự giác, thường xuyên những đức tính quý báu ấy.

7 tháng 3 2016

   Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

7 tháng 3 2016

Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất kì công dân nào, từ xưa cho đến bây giờ, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp. Sự phong phú của tiếng Việt là một điều chắc chắn, tiếng Việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến. Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng Việt xứng đáng là sự giàu có của VIỆT NAM!

2 tháng 2 2021

Luận điểm tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Luận cứ

- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ(dan chung là phần còn lại)

- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thực tại( dẫn chứng là phần còn lại)

Lập luận

- nêu luận điểm

- Nêu luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng trong thực tại và quá khứ

-Nêu bổn phận(nhiệm vụ ) của chúng ta

Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Luận điểm là đức tính giản dị của Bác Hồ

lập luận:lí lẽ các luận điểm nhỏ về đức tính giản dị của Bác Hồ trong các phương diện khác nhau

Dẫn chứng là các phần còn lại

lập luận

- nêu luận điểm nhan đề của bài

- Nêu lý lẽ và dẫn chứng (luận cứ)

Kết luận chứng tỏ luận điểm là đúng đắn

 

 - Luận điểm: Nhận định chung về Tiếng Việt (Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay...).

+ Luận điểm chính: Câu 1 (Tiếng Việt có những đặc sắc...)

+ Luận điểm phụ: (Câu 2 và 3)

Luận cứ:

- Chứng minh cái đẹp của Tiếng Việt:

+ Giàu chất nhạc.

+ Có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.

- Chứng minh cái hay của Tiếng Việt:

+ Thỏa mãn được nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người.

+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt.

2 tháng 2 2021

Luận điểmDân ta có một lòng nồng nàn yêu nướcLuận cứ- Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước- Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến