Giới thiệu một loài hoa ( như hoa đào,hoa mai,...) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,...)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://olm.vn/images/avt/avt2/avt1284782_256by256.jpg
Trước khi hết một đời cây hoa cải càng đẹp rực rỡ trong mưa xuân trong khi các loài cây khác khoe áo mới bằng trăm nghìn màu sắc như hoa hồng hoa hải đường hoa cúc hoa mai hoa mặt trời hoa bướm hoa đào hoa mận ... thì hoa cải lặng lẽ bắt đầu làm quarddeer chấm dứt đời mình một cách đẹp đẽ thả tong cánh hoa vàng về đất mẹ nuôi nắng từng cái hật li ti cho mưa sau
Chọn D.
Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng
F1: 100% hoa đỏ
F1 x hoa trắng
F2 : 5 trắng : 3 đỏ
Do ở F2 có 8 tổ hợp lai = 4 x 2
=> Một bên phải cho 4 loại giao tử, 1 bên phải cho 2 loại giao tử.
=> Tính trạng di truyền theo qui luật tương tác gen.
F1 : AaBb x cây hoa trắng , giả sử là Aabb
F2 : 3A-B- : 3A-bb : 1aaB- : 1aabb
ó 3 đỏ : 5 trắng
Vậy A-B- = đỏ
A-bb = aaB- = aabb = trắng
Tính trạng di truyền theo qui luật tương tác bổ sung.
Để đời con có kiểu hình 3 trắng:
1 đỏ = 4 x 1 = 2 x 2
Các phép lai có thể là:
AaBb x aabb
Aabb x aaBb
Đáp án : B
Pt/c : đỏ x trắng
F1 : 100% đỏ
F1 x trắng
F2 có 8 tổ hợp lai
ð F1 , một bên cho 4 tổ hợp giao tử và một bên cho 2 tổ hợp giao tử
ð F1 : AaBb x Aabb ( hoặc AaBb x aaBb)
F1 : AaBb x Aabb
F2 : 3A-B- : 3A-bb : aaB- : aabb
Tính trạng di truyền theo cơ chế tương tác bổ sung : A-B- đỏ , A-bb = aaB- = aabb = trắng
Vậy để kiểu hình con lai là 3 trắng : 1 đỏ thì kiểu gen cơ thể lai là
AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa trắng => hoa đỏ
ð Hoa đỏ kiêu gen A-B- ; hoa trắng kiểu gen A- bb , aaB- ; aabb
ð Để đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ=> bố mẹ một bên cho 4 kiểu
giao tử một bên cho một loại giao tử (AaBb x aabb) hoặc mỗi bên bố mẹ cho 2 loại giao tử Aabb x aaBb
ð Đáp án B
Khi mùa xuân về, đất trời vào xuân, lòng người náo nức. Trăm hoa đua nở. Một loài hoa biểu tượng cho sự may mắn và sức sống bất diệt của xứ Bắc, đó là hoa đào.
Tháng 1 trời sương, một màu đùng đục, nặng trĩu giăng khắp, không nắng. Bất chấp tất cả, cây đào vẫn vươn mình kiêu hãnh, hoa đào vẫn hớn hở reo vui chào xuân đến. Mùa xuân, những chiếc lá đào xanh mỡ thon nhỏ xoè ra lay động trong mưa bay. Mưa xuân giục những nụ hoa li ti, lấm tấm trên cành mau nở ra những bông hoa màu hồng hớt. Mưa xuân, thả những sợi tơ mỏng mảnh từ tít trời cao xuống, hoa đào xoè cánh đón lấy những sợi tơ mong manh dài bất tận ấy để làm tươi thêm sắc hồng của cánh hoa, sắc vàng của nhị hoa.
Lá chen nụ, nụ đỡ hoa ôm ấp, nâng niu, quấn quyện một tình yêu nông nàn chan chứa. Hoa đào gieo vào lòng người khao khát được xích lại gần nhau, trao cho nhau những mặn nồng âu yếm trong không gian bảng lảng sương khói, trong mưa bay mờ mờ cổ tích, trong đêm giao thừa trời đất giao hoà và lòng người lâng lâng như muốn tan chảy hoà vào nhau vào hoà vào vạn vật. Hoa đào gọi khát khao yêu thương cho mỗi con người. Hoa đào nở. E ấp môi hồng, chúm chím nụ xanh, rồi khoe sắc rộ trên cành. Đào có nhiều loại: đào bích, đào phai, bạch đào... nhưng người ta vẫn yêu hơn cả, thích hơn cả là thứ đào ta, đào phai, cái thứ đào cánh mỏng mảnh màu phơn phớt hồng má thiếu nữ và lấp lánh một chút nhị vàng tươi của nắng hạ, còn cây có khi gợi dáng cổ kính, có khi gợi vẻ thanh tân chứ không cầu kì, uốn éo. Cũng lạ, những cây đào ta, vườn nhà hay mọc hoang nơi đồi núi hoa càng đẹp lạ hơn nữa là sự tương phản của cây, của cành với hoa và lá. Trên những thân cây rêu mốc, nâu sẫm màu thời gian và trở nên xấu xí những ngày đông xám lạnh lại cho những lá non xanh mỡ màng rung rinh màu nắng non, lại cho những bông hoa nhỏ xinh, mỏng manh đến độ không thể mỏng hơn được nữa, phơn phớt hồng, dịu dàng, mềm mại làm nao lòng người. Thế mới biết cái đẹp không có quy luật, không cần cầu kì, cành như thân, cành cố xấu đi, cố thô mộc đi để làm nổi bật cái tinh tế của hoa. Dầu dãi gió sương cành và cây cho những nụ hoa chắc mầy khiến lòng người không thể không phấp phỏng nhìn vào đấy mà chờ đợi, mà hi vọng. Đấy cũng chính là cảm xúc của lòng người khi đứng trước mùa xuân.
Thưởng thức đào cũng có nhiều vẻ, nhiều cách. Thông thường nhất là người ta tìm một cành đào ưng ý, một cái lộc bình ưng ý, một vị trí cũng thật ưng ý và đặt nó trong nhà để đem xuân, đem tết, đem may mắn, xua đi cái xúi quẩy cho nhà mình. Và bất cứ lúc nào, người ta cũng thấy nó đang cười tươi, hớn hở báo điều lành. Cũng có khi người ta lặng lẽ, trầm ngâm cùng tri kỉ, tri âm thưởng trà, thưởng rượu bên khóm đào mà tâm đắc với người, với cành, với hoa, với dáng, với nụ hàm tiếu gợi bao suy tưởng xâu sa. Đấy là cách chơi đào của những người mà cuộc đời đã đến độ sang thu, sang đông hay ngẫm ngợi, hay chiêm nghiệm sau bao sương gió, bão giông giờ tới độ bình thản, tĩnh tại. Còn các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X hối hả trong từng giây từng phút mỗi ngày lại có thể bẳt chấp giá lạnh, đường xa, xe chật vào dịp hoa đào sắp nở để hối hả tìm lên tận Sapa để xem đào, để thưởng đào. Và khi đặt chân đến nơi, tất cả sẽ tự thấy rằng đông lạnh, đường xa, xe chật chẳng đáng là gì khi được lạc giữa đào Sapa. Đào bên hàng rào nở hoa, đào trên các sườn núi nở hoa, đào trước cửa nhà nở hoa, bất chấp cái lạnh đến 4 - 5 độ của núi, đào vẫn rung rinh cười, sương đọng đầy trên những cánh hoa mong manh làm cho nụ cười sáng cả không gian ảm đạm của sương núi bị ngàn vạn bông hoa nhỏ bé hồng xinh khuất phục, không gian ấm áp, lãng mạn, tình bạn trẻ cũng ấm áp giữa rừng đào và bất chợt, có bàn tay kế bên nắm chặt, siết nhẹ thấy lòng càng ấm hơn.
Trong dìu dịu mưa xuân, trong phất phơ sắc hồng, trong lòng người rạo rực ta "nghe hương thầm đang lan toả". Ta nghe mạch nguồn của cuộc sống đang chảy bất tận trong những thân đào ứa nhựa và trong lòng mình, ta cũng có được một mùa xuân riêng nhuộm sắc hoa đào. Cám ơn đất nước đã cho ta mùa xuân, cám ơn mùa xuân đã cho ta hoa đào và cám ơn hoa đào đã cho ta niềm tin yêu hi vọng cho ta niềm say mê rạo rực mà thường ngày, bộn bề cuộc sống đã bắt nó ngủ yên. Cám ơn cây và cám ơn hoa. Đào mãi mãi đẹp trên đất Việt thân yêu, mãi đẹp trong lòng người đất Việt.
:)
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.
Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.
Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.
Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.
Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.
Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.
Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao về hoa sen gợi biết bao niềm yêu mến và tự hào về loài hoa hương đồng gió nội. Nhắc đến hoa sen là nhắc đến một loài hoa đẹp đẽ, thánh thiện, hoàn toàn thoát tục; một loài hoa trở thành biểu tượng cho tâm hồn và nhân phẩm Việt Nam.
Hoa sen là một trong những loài hoa truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa, đặc biệt là của Phật giáo. Ta biết rằng nhắc đến Phật giáo là nhắc đến hình ảnh Phật ngồi trên đài sen thơm ngát. Phật giáo đã có hơn hai nghìn năm trăm năm, vậy ắt hẳn tuổi của loài sen còn nhiều hơn thế.
Một bông hoa sen ngắm lần lượt từ ngoài vào trong ta sẽ thấy "bông trắng, nhị vàng". Cánh hoa sen rất giống với hình trái tim, đáy tim hướng lên trên. Một bông sen có nhiều lớp cánh xếp lớp vào nhau; đến khi nở cũng ngần ấy cánh hoa xoè ra khoe sắc. Cánh hoa sen có thể có màu hồng hoặc trắng. Bên trong cánh sen là nhị sen màu vàng tươi rất nổi bật. Khi sen đã già, nhị đã tàn có thể thấy rõ bát sen với những hạt sen lớn bằng đầu ngón tay. Toàn bộ bông sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Thân sen được cấu tạo rất đặc biệt. Bẻ đôi thân sen sẽ thấy hai nửa thân còn được nối với nhau bằng những sợi tơ dài. Chính đặc điểm đó của sen đã gợi hứng để đại thi hào Nguyễn Du viết nên câu thơ tuyệt bút: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng". Bởi vậy, sen còn là biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt. Lá sen có hình tròn, rất rộng và có màu xanh. Mặt lá có một lớp nhung trắng, khi ánh nắng chiếu vào, lớp nhung trắng ấy óng ánh li ti mờ ảo rất đẹp. Hoa sen, lá sen, thân sen được nuôi sống bởi củ sen nằm sâu dưới lòng bùn. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Thật đúng như lời ca dao: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".Trong bức tranh làng quê Việt Nam, sẽ thật thiếu sót nếu thiếu đi hình ảnh đầm sen bát ngát, mênh mông. Có điều ấy bởi từ Bắc vào Nam, sen có mặt khắp mọi nơi, gắn bó rất mật thiết với đời sống con người Việt Nam như cây tre, cây đa… vậy. Mùa hạ đến giữa cái nóng như thiêu như đốt, đi làm đồng hay đang trên đường đi xa, người ta chỉ ao ước đến gần một đầm sen. Hương sen thơm ngát, mát lành thoảng qua làm dịu đi cái nóng nực, oi nồng. Thêm nữa, nhìn hình ảnh đầm sen rờn sóng, lá sen lấp loáng, hoa sen lung linh, chỉ vậy thôi đã như cảnh tiên khiến người ta quên cả mệt mỏi. Vài cậu bé con tinh nghịch ngắt chiếc lá sen che lên đầu làm nón, ngất ngưởng ngồi lên lưng trâu đi về đường làng, hình ảnh ấy cũng thật nên thơ nên hoạ. Không chỉ vậy, nhắc đến hoa sen còn là nhắc đến một loài hoa quý. Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý bốn mùa: lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc,mai. Hoa sen được dùng để làm đẹp cho những ngôi nhà đơn sơ, giản dị của người nông dân Việt Nam đồng thời làm sang cho những khu vườn kim chi ngọc diệp. Bên cạnh đó, sen còn là một món ăn rất ngon và bổ. Củ và ngó sen sau khi rửa sạch liền trở thành món ăn mát lành, một món đặc sản chốn đồng quê. Hạt sen cũng được dùng làm món ăn, vị thuốc công hiệu. Đặc biệt, nhị sen còn được dùng để ướp trà tạo nên thức trà sen nức tiếng. Sáng sớm, khi trời còn tinh sương, người ướp trà phải chèo thuyền ra hồ thả từng lá trà vào giữa bông sen rồi buộc nhẹ bông sen lại để chè được ngấm cái hương vị thơm lành của sen. Cầu kì hơn, có người còn đi thâu từng hạt sương đọng trên cánh hoa sen, lá sen đề làm nước hãm trà... Vậy mới biết, sen được con người yêu thích đến nhường nào!
Khi mùa hạ qua đi, sen dần tàn lụi. Sen chỉ thích hợp với môi trường có khí hậu ấm nóng bởi vậy khi thu đến đông về, sen tạm thu mình xuống lớp bùn lạnh để chờ xuân sang vươn chồi non biếc và mùa hè đến thì xoè hoa, khoe lá. Nếu ở miền Bắc, hoa. sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Không chỉ có những giá trị thực dụng, sen còn thể hiện những ý nghĩa sâu sắc giàu tính triết lí. Sen sống trong bùn nhưng vẫn vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, thanh thoát. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng bởi tôn giáo này quan niệm rằng bản thân bông sen đã thể hiện tinh thần “cư trần bất nhiễm trần” - ý nghĩa ấy biểu trưng cho những giá trị đạọ đức, sự thuần khiết và thánh thiện,... Trong Phật giáo, phật tổ Thích Ca được sinh ra từ đóa sen vàng. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của một vị vua triều Lí. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Tại đất nước Ai Cập, bông sen cũng được tôn thờ vì sự thanh khiết và thánh thiện. Đây là loài hoa duy nhất nở được trên dòng sông Nin huyền thoại bởi dòng chảy ở đây rất mạnh, các loài hoa khác đều bị vùi dập bởi sông nước nhưng riêng hoa sen thì khác, hoa sen có thể đâm chồi, nảy lộc và đem lại vẻ đẹp không gì sánh bằng cho con sông giàu màu sắc thần bí này.Hãng hàng không quốc gia của Việt Nam, Vietnam-airline, đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọc, suy nghĩ. Đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới đưực xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới.
CHúc bạn hc tốt!