K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2016

-Đạo đức và kỉ luật

Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.

Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.

Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.

Thương người, như thể thương thân.

Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.

Đất có lề, quê có thói
Phép vua thua lệ làng
Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
Luật pháp bất vị thân

Bề trên ở chẳng kỷ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

-Yêu thương con người

-Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.
Lọ là ăn thịt ăn xôi,
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
- Gương không có thuỷ gương mờ,
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng.
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung,
Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời.
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau.
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
-Anh em như chân tay.
- Có anh có chị mới hay ,
Không anh không chị như cây một mình.
- Quen nhau từ thuở hàn vi,
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn.
- Thương người như thể thương thân.
-Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Chia ngọt sẻ bùi.

Đoàn kết tương trợ

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

Chung lưng đấu cật

Đồng cam cộng khổ

-Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Khoan dung

- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.

Xây dựng gia đình văn hóa

Trên thuận dưới hòa

Cơm lành, canh ngon

Giấy rách phải giữ lấy lề

23 tháng 12 2018

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

23 tháng 12 2018

đéo quan tâm lêu lêu

21 tháng 3 2021

Lúc khó khắn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai ( cx ko bt là pk tục ngữ ko đọc qua ở đou thôi)

mak gdcd7 có này hả sao tôi ko bt zậy?

câu trên cho thấy bạn là 1 người quan trọng bên ta .Bạn là người chia sẽ lúc buồn,vui hay cùng nhau cố gắng trong học tập làm những việc có ích . Một tình bạn đẹp là gì? Một tình bạn đẹp là biết đưa tay ra để giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc ,biết chia sẻ cùng nhau làm những việc làm có ích cho xã hội. Nó cũng ko pk là luôn đồng tình vs bạn những lúc bạn sai cần pk giải thích cho bn hiểu hành động là sai.Người khen mk chưa chắc là bn mk ng chê mk mới là bn mk.Nên pk bt giữ lấy một tình bn đẹp và ko nên lợi dụng bán rẻ bn của mk^^

văn xàm ă thik thì lấy ko thik thì thôi

21 tháng 3 2021

Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
→ Khuyên rằng sống ở đời nên giao du, kết bạn với những người tốt để học hỏi điều hay, những người bạn tốt sẽ cho ta những lời khuyên quý giá. Chọn nơi sống có láng giềng tốt để không phải nhiễm thói hư tật xấu hay vô cớ bị vạ lây.
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
→ Cũng tương tự như câu trên, chúng ta nên xây nhà cạnh hàng xóm tốt, chọn bạn tốt mà kết giao.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng).
→ Con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Ở cạnh người xấu ít nhiều cũng bị tiêm nhiễm những thói hư, còn sống cạnh người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều tốt.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
→ Lẻ thường ở đời thà thêm bạn chứ ai muốn thêm thù.
Học thầy không tày học bạn.
→ Không chỉ những bài giảng trên lớp mới đáng nghe và học hỏi mà những bài học từ bạn bè cũng vô cùng quý giá.
Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
→ Phê phán những kẻ thay lòng đổi dạ, khi khó khăn thì ai cũng là bạn nhưng khi giàu có thì sợ bạn nghèo khó nhờ cậy, chê người vợ lúc hàn vi không còn xứng với mình.
Giàu vì bạn, sang vì vợ.
→ Nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai có cuộc sống giàu sang.
Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
→ Ca ngợi tình cảm bạn bè như anh em ruột thịt trong nhà. Thân thiết, gắn bó từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
→ Câu tục ngữ này không chỉ nói về tình nhân ái mà còn nói đến sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, giữa những người bạn với nhau. Khi có một người gặp hoạn nạn, khó khăn thì những người bạn còn lại cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì lo lắng cho người kia.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
→ Anh em cùng chung máu mủ mà ít khi gặp gỡ cũng không thân thiết như những người bạn bên cạnh, khi cần thì có, khi khó thì giúp.
Kết thù thành bạn.
→ Bớt một kẻ thù thêm một người bạn cuộc sống thêm phần ý nghĩa và có thêm niềm vui.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn.
→ Những người có chung sự căm ghét về một thứ gì đó sẽ dễ xích lại gần nhau hơn, dễ dàng kết giao thành những người bạn có chung mục đích.

7 tháng 1 2019
  1. tôn sư trọng đạo
  2. nhất tự vi sư ,bán tư vi sư
  3. dốt kia thì phải cậy thầy
7 tháng 1 2019

 Mẹ cha công sức sinh thành 
Ra trường thầy dạy học hành cho hay 
- Công cha, áo mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Nhất nhật vi sư 
- Bao giờ anh chiếm bảng vàng 
Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào vong 
- Yêu kính thầy mới được làm thầy 
Những phường bội bạc sau này ra chi

5 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đường  xứ Nghệ quanh quanh -> vào
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

 

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia

 

Tay bưng đĩa muối mà lầm

Vừa đi vừa húp  ầm xuống mương. -> ngã

 

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn

 

Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

=> Các câu này sử dụng từ ngữ ở các địa phương Trung và Nam Bộ

19 tháng 9

Ngáo chó à sai r

19 tháng 1 2022

tham khảo

 

- Giống : 
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng.


- Khác : 
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn 
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

18 tháng 1 2019

Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng 
Khác : 
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn 
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

18 tháng 1 2019

nó ghi khác nhau

27 tháng 1 2021

Một bên đèn sách văn chương

Một bên Hủi cụt nàng thương bên nào

 

Chạm phải con đường xưa tim anh rũ rụng

Chạm phải con đường mòn tim anh nóng bừng

 

Đem trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

 

Ong như lúa vãi

Ong giống rũ nằm cho đông

leo lên tận ổ Ktưng

Lấy cho hết mật rừng, mật cây”

 

Vừa thả lưới, vừa bơi

cá mắc vào lưới

Trắng như bã mía rơi

 

Chim Rling đẻ trứng thì hạn

Chim Rlang đẻ trứng thì trời âm u

 

Gà rừng đẻ trứng thì rẫy đốt không cháy

Chim Rlang đẻ trứng thì lúa bị lép

 

Ước váy em treo cành cây Tang

Ước áo anh treo cành cây Tung

Ước người ta cùng sưởi

Bên lửa hồng

Xuống suối cùng em bắt cá

Lên rừng cùng anh hái rau

27 tháng 1 2021

Bạn có thể tham khảo trên mạng rất và rất nhiều!

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

21 tháng 9 2021

Trả lời :

Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?

Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".

Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.

~ HT ~

29 tháng 11 2021

 Của bền tại người

29 tháng 11 2021

Kiến tha lâu cũng đầy tổ