K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2016

Vì âm thành được truyền trong không khí với vận tốc 340m/s

25 tháng 12 2016

Vì âm có thể truyền trong ko khí với v=340m/s

hihi

26 tháng 12 2016

Tính tần số là vó công thức gì vậy

12 tháng 1 2017

Câu 1: Vì âm truyền trong không khí vẫn đến đc tai ta

Câu 2:Vì nếu ở trong phòng nhỏ, âm phản xạ và âm trực tiếp sẽ đến tai ta cùng 1 lúc nên ta sẽ k nghe thấy tiếng vang.

Bài 2 : Một bức tường cao, rộng, cách một người 15m, khi la to người đó có nghe được tiếng vang không ? Tại sao ? Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/sBài 3 : Tính khoảng cách từ vị trí đứng cách xa một vách đá để tại đó, ta nghe được tiếng vang của âm thanh do mình phát ra. Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/sBài 4 : Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao hồ, tiếng nói nghe...
Đọc tiếp

Bài 2 : Một bức tường cao, rộng, cách một người 15m, khi la to người đó có nghe được tiếng vang không ? Tại sao ? Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s

Bài 3 : Tính khoảng cách từ vị trí đứng cách xa một vách đá để tại đó, ta nghe được tiếng vang của âm thanh do mình phát ra. Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/s

Bài 4 : Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao hồ, tiếng nói nghe rất rõ ?

Bài 5 : Một người đứng trong một hang động cách một vách đá 850 m và hét thật to. Người này có nghe rõ được tiếng vang của âm không ? Tại sao ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s

Bài 6 : Một người đứng cách tấm bia 1000m và bắn vào mục tiêu của tấm bia, viên đạn bay với vận tốc 180m/s. Hỏi:

a) Người đứng gần tấm bia bắn trên thấy viên đạn tới mục tiêu của tấm bia cần bắn trước hay nghe tiếng súng nổ trước?

b*) Viên đạn rơi đúng tấm bia bắn cách tiếng nổ bao nhiêu?

3
5 tháng 12 2021

bÀI 2.

Thời gian truyền âm;

\(t=\dfrac{S}{v}=\dfrac{15}{340}=\dfrac{3}{68}s\)

Để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ phải cách âm trực tiếp khoảng thời gian \(\dfrac{1}{5}s\)

\(\Rightarrow\dfrac{3}{68}< \dfrac{1}{15}\)

Vậy không nghe đc tiếng vang

5 tháng 12 2021

làm câu mấy cũng được nha mọi người

 

24 tháng 12 2017
Trong không khí có nhiệt độ không đổi, nó truyền thẳng, nhưng một khi gặp phải không khí có nhiệt độ chỗ cao chỗ thấp, nó sẽ chọn nơi có nhiệt độ thấp để đi, vì thế âm thanh đi vòng. Ban ngày, Mặt trời hun nóng mặt đất, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất cao hơn nhiều so với ở trên cao. Do nhiệt độ phân tán không đồng đều nên sau khi tiếng chuông phát ra, chưa đi được bao xa, nó đã đi vòng lên trên cao nơi có nhiệt độ thấp. Vì vậy trên mặt đất, ngoài một khoảng cách nhất định ra sẽ nghe không rõ, nếu cách xa hơn nữa sẽ hoàn toàn không nghe thấy âm thanh. Ban đêm và buổi sáng sớm thì ngược lại, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất thấp hơn so với ở trên cao, sau khi tiếng chuông truyền đi nó sẽ tiến về phía mặt đất nơi có nhiệt độ thấp, vì vậy ở nơi rất xa người ta vẫn có thể nghe rõ tiếng chuông
18 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vào mùa lạnh các phân tử khí trong không khí sẽ ít dao động nên ít gây cản trở cho việc truyền sóng âm thanh còn vào mùa nóng các phân tử khí sẽ dao động hỗn loạn hơn nên gây cản trở trong quá trình truyền sóng âm thanh nên ta có thể nghe được âm thanh từ xa vào mùa lạnh trong khi vào mùa nóng ta lại không thể nghe được dù ở cùng khoảng cách.

22 tháng 11 2019

Do ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ không khí thấp hơn so với ban ngày, nên tiếng chuông đi được xa hơn.

22 tháng 11 2019

Vì âm thanh biết “đi vòng”.

Âm thanh truyền đi được là nhờ không khí, nhưng nó lại có tính cách lỳ lạ như sau: Trong không khí có nhiệt độ không đổi, nó truyền thẳng, nhưng một khi gặp phải không khí có nhiệt độ chỗ cao chỗ thấp, nó sẽ chọn nơi có nhiệt độ thấp để đi, vì thế âm thanh đi vòng.

Ban ngày, Mặt trời hun nóng mặt đất, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất cao hơn nhiều so với ở trên cao. Do nhiệt độ phân tán không đồng đều nên sau khi tiếng chuông phát ra, chưa đi được bao xa, nó đã đi vòng lên trên cao nơi có nhiệt độ thấp. Vì vậy trên mặt đất, ngoài một khoảng cách nhất định ra bạn sẽ nghe không rõ, nếu cách xa hơn nữa bạn sẽ hoàn toàn không nghe thấy âm thanh.

Ban đêm và buổi sáng sớm thì ngược lại, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất thấp hơn so với ở trên cao, sau khi tiếng chuông truyền đi nó sẽ tiến về phía mặt đất nơi có nhiệt độ thấp, vì vậy ở nơi rất xa người ta vẫn có thể nghe rõ tiếng chuông…

Chúc bạn học tốt!

18 tháng 12 2018

khocroigiúp với

18 tháng 12 2018

vì âm có thể truyền qua môi trường chất lỏng

9 tháng 11 2016

ó những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau. Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế. Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối.

Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối. Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình. Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca. Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ. Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật.

Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau giữa hai tiếng suối ấy.

Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.

9 tháng 11 2016

hay

4 tháng 9 2016

theo mình thì ánh sáng mặt trời chíu vào nhà cửa cây cối những vật xung quanh lúc này một phần ánh sáng từ những vật đó bị hắt lại nên ta có thể nhìn thấy những vat trong bóng râm

20 tháng 9 2019

đầu tiên nói lên mình tên j lớp mấy trường nào .xong rồi nói lên tình hình lớp mình rồi kết bài là xong

20 tháng 9 2019

Thanh Tâm, ngày 8 tháng 7 năm 2019
Đức Anh thân mến!
Mới chỉ xa nhau vài tháng thôi mà sao tớ thấy nhớ cậu quá. Hôm nay, thay mặt cả lớp, mình có lời hỏi thăm tới cậu.
Đức Anh ơi, dạo này cậu thế nào? Sức khỏe ra sao? Học tập tốt chứ? Bố mẹ vẫn làm ở công ty cũ chứ? Bé Bi lên lớp một rồi phải không? Còn mình, mình vẫn khỏe, học tập tốt. Còn về tình hình của lớp chúng mình diễn ra khá tốt. Từ khi vắng cậu, lớp chỉ mất đi nụ cười của cậu nhưng vẫn vui. Lớp mình vẫn ngoan nhưng nghịch ngợm lại ở hạng nhất nhì của trường. Phong trào học tập của lớp tớ ngày càng lớn. Lớp mình được cô giáo chủ nhiệm là cô Mây chia thành 4 tổ. Cô nói với bọn mình là nhóm nào có thành tích học tập cao nhất, cô sẽ có quà. Giờ ra chơi, lớp trưởng nhắc chúng mình chơi những trò chơi lành mạnh. Ngoài thời gian học ở lớp, cô Mây còn cho chúng tớ học thêm ở nhà cô Hồng ở các buổi chiều. Nhờ vậy, trong học kì vừa rồi chúng tớ có thành tích học tập tốt nhất và được cô hiệu trưởng khen, làm gương cho chi đội khác. Tình hình của trường cũng thay đổi khá nhiều. Tuần trước nhà trường vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ rất hay và đặc sắc. Ban giám khảo đã rất khó khăn mới tìm ra các lớp đoạt giải. Kết quả này thật khiến mọi người bất ngờ. Giải nhất thuộc về lớp 5A; giải nhì thuộc lớp mình và giải ba thuộc về lớp 3A. Sau đó hai ngày, nhà trường lại phát động chương trình: "Cây xanh, bảo vệ môi trường" đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Ngay trước và sau trường, chúng tớ đã trồng rất nhiều cây xanh. Cậu hãy tưởng tượng đi, chỉ vài năm nữa thôi, trường tớ sẽ có rất nhiều cây che bóng mát.
Thôi, thư đã dài, đêm đã khuya, tớ dừng bút đây. Lần sau nhớ viết thư cho tớ nhé. Chúc cậu học giỏi, mạnh khỏe. Tạm biệt cậu.
Bạn thân của cậu
Nguyễn Xuân Hậu