K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

I. Thế nào là chơi chữ?

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 1:

  • Từ lợibà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

  • Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

    Câu 2: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ

    Câu 3: Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa => sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm

    II. Các lối chơi chữ:

    (1)Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

    (2)Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần => Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

    (3)Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo => nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

    (4)Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

  • Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

  • Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

  • II. Luyện tập

    Câu 1:

    - Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :

  • Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mangđều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

  • Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

    • liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

    • Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

  • Câu 2:

    - Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.

  • Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả => thức ăn làm bằng chất liệt thịt.

  • Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

  • Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

  • - Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

  • Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp => thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.

  • Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.

  • Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.

  • Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

    Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

    Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

    Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

    Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

    Câu 4:

  • Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

  • khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến.

  • Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

    Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):

22 tháng 12 2016

câu nào hả bạn

22 tháng 12 2016

câu lào

 

28 tháng 2 2018

Đề 1:

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

28 tháng 2 2018

Đề 2:

Câu nói của M.Gorki vận dụng lối diễn đạt rất logic: Hãy yêu sách - sách là tri thức - tri thức là con đường sống. Vậy nhà văn Nga lỗi lạc muốn nhắn nhủ với người đọc rằng: Hãy biết yêu sách vì đó là con đường sống của nhân loại.

Vậy sách là gì? Trước đây, khi chưa có giấy, người cổ đại thường viết lại những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân lên giây papyrus (người Ai Cập), mai rùa, thân trúc (người Trung Quốc), đất sét, xương động vật (người Lưỡng Hà). Đó là cách đo đạc ruộng đất, cách xây dựng Kim tự tháp, các cuộc chiến tranh... Khi giấy viết ra đời, những hiểu biết ấy lại được sao chép và lưu truyền rộng rãi. Chúng được gọi là sách - là nơi lưu giữ những kho tàng tri thức nhân loại.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sách trở thành nơi kết tụ những hiểu biết phong phú, đa dạng của con người về tự nhiên và xã hội. Những công thức toán học, những thí nghiệm vật lí, hóa học... giúp con người khám phá thế giới còn được lưu lại trong sách. Nhờ sách, ta biết đến ơclit, Pitago, Edison, Giêm Oát... biết đến những vườn treo, những Kim tự tháp, những bóng đèn điện, đầu máy hơi nước... Cũng nhờ sách, ta biết đến những đất nước xa xôi, hiểu được các phong tục tập quán, các nền văn hóa, các mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng... Đó là dân tộc Nhật giàu ý chí nghị lực; dân tộc Trung Hoa thâm thúy, sâu sắc; con người Vương quốc Anh lại “phớt Ăng-lê” rất độc đáo... Đó còn là đạo Phật từ bi hỉ xả, là đạo Lão thần bí cao siêu, đạo Thiên Chúa bác ái nhân văn... Có thể nói, sách là nguồn tri thức vô tận giúp con người hiểu biết tận tường về thế giới bao la.

Nhưng tại sao chỉ có tri thức - chỉ có sách mới là con đường sống?

Sống là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội để tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ đời sống cho bản thân và xã hội. Vậy muốn chinh phục đối tượng ấy phải có hiểu biết về chúng và tri thức chính là phương tiện giúp đỡ con người trên hành trình gian khó ấy.

Thật vậy, muốn trồng được cây lúa cho hạt thóc hạt gạo, người nông dân phải có hiểu biết về giống lúa, về cách cấy cày, chăm bón, gặt hái. Muốn làm được chiếc máy, người công nhân phải biết cách chế tạo các chi tiết máy, cách lắp ráp các bộ phận... Muốn dựng được một tiết mục múa người nghệ sĩ phải hiểu biết về văn hóa, về các động tác múa, về âm nhạc,... Muốn quản lí một doanh nghiệp, người giám đốc phải hiểu về cách thức quản lí, có tri thức về vấn đề nhân sự, về công việc... Có thể nói, tri thức là cây cầu dẫn đến sự sống và những cuốn sách đã hiến thân mình để làm nên những nhịp cầu ấy.

Sách có vai trò quan trọng như vậy, vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách? M.Gorki đã nhắn nhủ: “Hãy yêu sách”. Đúng vậy, hãy biết nâng niu, gìn giữ những cuốn sách và đọc hiểu chúng. Cha ông ta từng nói: “Mười kho vàng không bằng một nang sách”. Chính bởi những điều quí giá mà con người thu lượm được khi đọc sách. Và điều quan trọng là chúng ta cần biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách để đọc. Đọc sách có phương pháp mới giúp ta đọc nhanh, đọc nhiều và nắm được thông tin cần thiết. Đọc sách cũng cần chọn lọc để tránh đọc phải sách mang nội dung xấu.

Là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, với người học sinh, việc đọc sách vô cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách giáo khoa, đọc các sách tham khảo, đọc báo... Đó chính là chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa vào cuộc sống.

8 tháng 4 2016

bài 1 hay bài 2

7 tháng 4 2016

uk rồi sao nữa?

 

31 tháng 8 2015

a) 14 . 50 = (14 : 2)(50 . 2) = 7 . 100 = 700;

    16 . 25 = (16 : 4)(25 . 4) = 4 . 100 = 400.

b) 2100 : 50 = (2100 . 2) : (50 . 2) = 4200 : 100 = 42;

    1400 : 25 = (1400 . 4) : (25 . 4) = 5600 : 100 = 56.

c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11;

    96 : 8 = (80 + 16) : 8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 10 + 2 = 12.



 

Các thông tin cần biết khi tham gia Giúp tôi giải toán

"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

II. Cách nhận biết câu trả lời đúng

Trên diễn đàn có thể có rất nhiều bạn tham gia giải toán. Vậy câu trả lời nào là đúng và tin cậy được? Các bạn có thể nhận biết các câu trả lời đúng thông qua 6 cách sau đây:

1. Lời giải rõ ràng, hợp lý (vì nghĩ ra lời giải có thể khó nhưng rất dễ để nhận biết một lời giải có là hợp lý hay không. Chúng ta sẽ học được nhiều bài học từ các lời giải hay và hợp lý, kể cả các lời giải đó không đúng.)

2. Lời giải từ các giáo viên của Online Math có thể tin cậy được (chú ý: dấu hiệu để nhận biết Giáo viên của Online Math là các thành viên có gắn chứ "Quản lý" ở ngay sau tên thành viên.)

3. Lời giải có số bạn chọn "Đúng" càng nhiều thì càng tin cậy.

4. Người trả lời có điểm hỏi đáp càng cao thì độ tin cậy của lời giải sẽ càng cao.

5. Các bài có dòng chữ "Câu trả lời này đã được Online Math chọn" là các lời giải tin cậy được (vì đã được duyệt bởi các giáo viên của Online Math.)

6. Các lời giải do chính người đặt câu hỏi chọn cũng là các câu trả lời có thể tin cậy được.

III. Thưởng VIP cho các thành viên tích cực

Online Math hiện có 2 loại giải thưởng cho các bạn có điểm hỏi đáp cao: Giải thưởng chiếc áo in hình logo của Online Math cho 3 - 5 bạn có điểm hỏi đáp cao nhất trong tháng và giải thưởng 1 tháng VIP cho 3 - 5 bạn có điểm hỏi đáp cao nhất trong tuần. Thông tin về các bạn được thưởng tiền được cập nhật thường xuyên tại đây.

27 tháng 3 2018

Lập luận giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

27 tháng 3 2018
Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm ” nêu lên bài học luân lí đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất cứ hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.

Tục ngữ chứa đựng biết bao kinh nghiệm về ứng xử, về đạo lí làm người. Có nhiều câu tục ngữ trở thành phương châm sống, giáo dục nhân cách cho chúng ta. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm ” trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Câu tục ngữ có hai vế đối xứng, đồng nhất về nội dung, cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đối nghĩa là nghèo đói, thiếu thốn về mặt vật chất, cơm áo bạc tiền. Cho nghĩa là vẫn phải giữ cho được. Sạch nghĩa là trong sạch, không lèm nhèm tắt mắt, tham lam. Vế thứ nhất: “Đói cho sạch ” nêu lên bài học đạo đức: sống trong sạch trong cảnh nghèo đói. Vế thứ hai: “Rách cho thơm ”.Rách cũng có nghĩa tương tự như đói: thiếu thốn, nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Cho thơm: cho trong sáng tâm hồn, cho tốt đẹp về lương tâm danh dự, được mọi người nể trọng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm ” nêu lên bài học luân lí đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất cứ hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.

Trong đời, ai mà chả thích giàu sang, phú quý? Địa vị cao sang, tiền bạc nhiều... ai mà chả ham muốn? Nhưng cổ nhân có nhắc: "Phú quýbất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất ”, nghĩa là giàu sang không mua chuộc được, nghèo khổ không đổi dời, vũ lực không thể khuất phục. Đó là nhân cách vĩ đại của kẻ sĩ chân chính.

Trên đường đời, ai mà chẳng có lúc gặp hoạn nạn khó khăn, thất cơ lỡ vận. Mất mùa, ốm đau, tai họa... là những thử thách khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự, đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Qua câu tục ngữ này,nhân dân ta nhắc nhở mọi người hãy ra sức tu dưỡng đạo đức, giữ vững phẩm cách trong sạch, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững danh dự và lương tâm.

Các tệ nạn xã hội như ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo, giết người cướp của đều do lòng tham vô độ mà ra. Thậm chí các tệ nạn tham nhũng của những quan chức biến chất đều do lòng tham, thích xa hoa hưởng lạc mà trở thành quốc nạn.

Thói thường, nói dễ làm khó. Biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng, lương tâm trong sạch, danh dự trọn vẹn... là việc phải phấn đấu suốt đời. Có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực.

Diệt lòng tham, sống trong sạch là điều mà tổ tiên ông cha vẫn nhắc nhở con cháu:

“Của phi nghĩa có giàu đâu,

Ởcho ngay thật, giàu sau mới bền ”

Hiện tượng quay cóp, gian lận trong học hành thi cử, phải chăng vì ai đó chưa hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

12 tháng 2 2017

Bạn có thể nào đăng rõ câu hỏi ra nhé vì mình không có sách

12 tháng 2 2017

ko co sach thi thoi nha . hong can tra loi cung duoc minh hoc qua roihaha