K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2017

*Hòa bình :
-Đem lại cuộc sống bình yên, tự do .
-Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

*Chiến tranh :
-Gây đau thương, chết chóc.
-Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.

5 tháng 10 2023

Tham khảo
Hòa bình là niềm ước ao, là hạnh phúc của nhân loại. Hòa bình là sự bình yên chung sống trong một phạm vi. một lãnh thổ, một quốc gia hay một cộng đồng lớn hơn, trong hòa bình vẫn có đấu tranh, ( đấu tranh khác với chiến tranh ) đấu tranh để sinh tồn, phát triển nâng cao đời sống cộng đồng . . . Chiến tranh là sự đấu tranh kịch liệt giữa hai hoặc nhiều phía với nhau để tranh giành quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây đổ máu, chết chóc, đói khổ v .v . . .chiến tranh lớn có thể gây sự tàn khốc cho cả Nhân loại.

19 tháng 1 2018

Đáp án A

- Đáp án A đúng vì chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có sự khác biệt về lực lượng quân đội tiến hành chiến lược chiến tranh. Trong đó, trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn còn trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" sử dụng quân đội Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

- Đáp án B loại vì đây là điểm giống nhau về bản chất giữa hai chiến lược chiến tranh.

- Đáp án C loại vì ở cả 2 chiến lược chiến tranh, miền Nam là đều là chiến trường chủ yếu, mở rộng ra miền Bắc chỉ là sự leo thang chiến tranh, biện pháp và mục tiêu chiến tranh cơ bản đều giống nhau.

- Đáp án D loại vì cả 2 chiến lược đều sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, có sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

17 tháng 12 2020

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1. - Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

6 tháng 9 2018

Đáp án B

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là: Trong chiến tranh cục bộ có sự tham chiến trực tiếp của quân đội viễn chinh Mĩ và quân đồng minh.

Các đáp án còn lại là điểm giống giữa hai chiến lược.

25 tháng 5 2017

Đáp án C

- Đáp án A: cả chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới đã qua đều làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu.

- Đáp án B: Chiến tranh lãnh không chỉ diễn ra ở Liên Xô và Mĩ mà nó thể hiện trên phạm vi toàn thế giới. Thể hiện qua các cuộc chiến tranh cục bộ như: chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Viêt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975); chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 – 1954)

- Đáp án C: chiến tranh lanh không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, quân sự. Tuy thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng nhưng không xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa hai nướC. Khác với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các nước và chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị, quân sự.

- Đáp án D: chiến tranh lanh và các cuộc chiến tranh đã qua đều diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989); Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

4 tháng 4 2019

Đáp án: B