K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2016

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình.Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

 

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền ?

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

 

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc.

P/s : Bạn có thể lược bớt một số ý trong bài văn trên

Bạn tự tìm CDT, CĐT, CTT nha

mk k có đủ tgian, xl

Chúc bạn học tốt !!!

 


 


 

7 tháng 8 2016

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên. 

Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao(tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.

Chữ in đậm cụm danh từ

Chữ in nghiêng cụm động từ

Chữ gách chân cụm tính từ

 
 
7 tháng 8 2016

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

6 tháng 1 2018

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

6 tháng 1 2018

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.
cụm danh từ: Là một thành viên trong đoàn trường, một con người tốt.
cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ
cụm tính từ: chăm chỉ nhất, chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy​

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. 

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. 

2. 

Nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Dế Choắt có ngoại hình gầy gò, ốm yếu, hay bị bệnh. Choắt không đẹp ở ngoại hình nhưng chú đẹp trong lòng ta bởi nét tính cách. Choắt luôn thấu hiểu, luôn nhường nhịn trước Dế Mèn kiêu căng. Thậm chí, cái chết của Dế Choắt cũng thật bao dung và thật đẹp. Tấm lòng, sự hi sinh của Choắt đã thức tỉnh không chỉ Dế Mèn mà còn để lại trong ta những bài học, những chiêm nghiệm về cuộc đời. 

em cảm ơn người viết bài văn trên bài văn trên rất hay

 

14 tháng 7 2021

- Những đứa trẻ (CDT) đang chạy nhảy tung tăng (CĐT)  trên cánh đồng trông chúng thật ngây thơ biết mấy!(CTT)

13 tháng 11 2023

đặt 2 CDT , 2 CĐT , 2 CTT và cấu tạo

 

14 tháng 9 2020

mn giúp mk vs ạ

mk cảm ơn

2 tháng 8 2021

mn ơi giúp e với ạ 

2 tháng 8 2021

Tham khảo !

    Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm lưu dấu ấn độc giả nhiều nhất của ông. Câu chuyện được thêm thắt bởi nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhưng giá trị nội dung và tư tưởng của nó lại thấm thía chất hiện thực vô cùng. Đặc biệt là cách nhìn nhận về cuộc đời và số phận của những người phụ nữ đương thời mà Vũ Nương là một nhân vật điển hình tiêu biểu.

Trong thời kì mà tác giả sống, có thể thấy được rằng tư tưởng nam quyền vẫn rất được tôn sùng và đạo đức phong kiến vẫn rất hà khắc với những người phụ nữ. Tuy nhiên tác giả vẫn dám nêu lên tiếng nói chính nghĩa, công quyền cho người phụ nữ, quả thực, Nguyễn Dữ là một con người có tư tưởng rất tiến bộ. Nguyễn Dữ dành nhiều tình cảm thiết thực cho nhân nhật của mình. Vũ Nương được tác giả miêu tả là một người phụ nữ nết na, đức hạnh.

Phận làm vợ, nàng là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức hy sinh. Nàng là một người phụ nữ có tư dung tốt đẹp, hiểu chồng – một người gia trưởng nên nàng hêt sức lựa lời, nín nhịn, giữ đạo “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Khi chồng phải đi lính thú, nàng lo lắng cho chồng của mình rất nhiều. Từ lời nói đến hành động của nàng đều hướng đến mong muốn duy nhất là chồng bình an trở về: “Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”. Nàng là một người phụ nữ của gia đình, tất cả những điều ước mong của nàng cũng chỉ vì sự trong ấm ngoài êm của gia đình.

  Trong phận dâu con, nàng đối xử với mẹ chồng rất phải đạo. Nàng coi mẹ chồng không khác gì mẹ đẻ, hết lòng chăm sóc, lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà là để nói những điều tốt đẹp về con dâu, mong sao cho nàng được hưởng hạnh phúc như chính cái đức của nàng.

12 tháng 7 2018

Gợi ý:

-Góc học tập đủ điều kiện là nơi có đầy đủ vật dụng cần thiết như bàn, ghế, giá sách... Bàn ghế cao hay thấp phù hợp với mỗi học sinh, tủ sách to hay nhỏ là phụ thuộc vào số sách của mỗi người. Những đồ dùng phục vụ học tập khác được mua và dùng theo mục đích và yêu cầu học tập. Góc học tập cần đặt ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, vệ sinh, ổn định và đủ ánh sáng
- Mỗi học sinh học ở trường về cần phải ôn tập ở nhà. Vì thế cần có chỗ học riêng yên tĩnh, cố định, phù hợp để việc ôn tập có kết quả cao, hiệu quả hơn. Bởi có góc học tập riêng sẽ tập trung tư tưởng tốt vào bài học, nhanh nhớ lâu quên. Học cố định 1 nơi tạo sự quen thuộc, nền nếp để học năng suất....và nó còn có thể san sẻ vs ta nỗi buồn, như một người bn của chúng ta.

12 tháng 7 2018

Góc học tập là nơi gắn kết với bạn trung bình cũng là 15 năm trong đời. Vậy thì bạn phải làm sao để nó là nơi thích thú, bắt mắt, thoải mái khi ngồi vào đó. Ngồi thôi, còn làm gì là tùy bạn. Góc học tập phải sáng sủa, thoáng mát, gần cửa sổ là tốt nhất. bài trí luôn gọn gàng, sạch sẽ, tùy điều kiện của từng người, nhưng tốt hơn là nên có vài họa tiết trang trí, bắt mắt, có những bức tranh, hình mình thích, vài thần tượng của mình, quà lưu niệm hay 1 bình bông khô chẳng hạn... Máy nghe nhạc, dùng cho những lúc cần thư giãn... Ngày còn đi học, góc học tập của mình rất phong phú, phải nói là quá đẹp. nói chung là mọi thời gian rãnh rỗi mình đều ở đó. Học thì ít thôi, mà đọc sách, vẽ vời thì nhiều. Buồn mình cũng hay chui vào đó ngồi cả ngày, không tiếp xúc với ai nữa...
Giờ góc học tập đó chỉ còn là trong ký ức của mình nhưng vẫn rất thân quen, gần gũi...

CDT : góc học tập, quà lưu niệm,..