Thuyết minh về ngội nhà của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Tham khảo!
Mỗi chúng ta ai cũng cần có một mái nhà, ở đó có ba có mẹ, có những người thân yêu. Dù có đi đâu xa, nhưng mỗi tối chúng ta đều phải trở về căn nhà của mình. Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi che chở cho chúng ta trước mọi bão táp, gió mưa.
Ngôi nhà của gia đình em không to cao như những ngôi nhà trong làng, nhưng đối với em nó là ngôi nhà đẹp nhất. Căn nhà được ba mẹ em xây từ khi em chừng 2 – tuổi, được quét vôi vàng và bây giờ đã phong rêu, đứng khiêm nhường bên những tán cây cổ thụ. Căn nhà em ở có 2 tầng, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp, bếp để nấu nướng và để một cái bàn ăn. Phòng ngoài là phòng khách nơi cả nhà cùng xem tivi, cùng trò chuyện và cũng là nơi bố mẹ dạy bảo em khi em làm sai việc gì.
Phòng trong được chia ra làm phòng ngủ cho bố mẹ.
Phòng của hai chị em được bố trí trên tầng 2. Chúng em tự trang trí cho căn phòng của mình bằng nhiều tranh ảnh, lọ hoa, thú bông… Phòng em còn có một cái chuông gió, mỗi khi gió thổi, chuông kêu leng keng nghe rất vui tai. Đó là món quà sinh nhật mà một người bạn thân đã tặng em. Trên bàn học của chị em còn có mấy khung ảnh để ảnh gia đình và ảnh của hai chị em khi còn bé. Phòng của em trai em thi đơn giản hơn, em ấy không thích trang trí gì nhiều. Ngoài chiếc giường ngủ, cái bàn học và chiếc máy tính và tủ đựng quần áo ra, không có gì nữa. Phòng ngủ của bố mẹ em thì trông chật chội hơn vì đựng rất nhiều thứ. Hơn nữa phòng của bố mẹ thi thoảng cũng là nơi tá túc của hai chị em, nên để mọi thứ ở trong đó.
Trước cửa nhà bố em em trồng một số cây cảnh như cây hoa lan, chậu cây lộc vừng, cây tứ quý. Trong nhà nhìn ra sân hay ở ngoài đường nhìn vào em thấy ngôi nhà mình tràn đầy sức sống. Mỗi khi rảnh rỗi cả gia đình em lại ra chăm sóc các chậu cây cảnh trước nhà, cả nhà em ai cũng vui mừng.
Trên lan can tầng 2 bố mẹ trồng cây hoa sao, cây leo kín cả lan can. cái lan can nhà em là xanh mát, trông xa như một tấm mành xanh phủ xuống. Mùa hè, cây nở những bông hoa đỏ li ti.
Em rất yêu ngôi nhà của mình. Dù đi bất cứ đâu, chỉ cần về nhà, em lại thấy sự đầm ấm gắn bó. Nhà là tổ ấm của gia đình em. Dù nhà em không rộng rãi, khang trang nhưng em không có cảm giác chật chội mà ngược lại, em thấy nó nhỏ nhắn, đáng yêu vì ở đó luôn đầy ắp tiếng cười và niềm yêu thương.
Ngôi nhà tuy nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với mọi người trong gia đình em. Em muốn mãi mãi được sống bên mái nhà của mình, có bà mẹ và những người thân yêu. Mai đây lớn lên dù có đi đâu xa em mãi mãi nhớ về ngôi nhà nhỏ bé nhưng luôn ấm áp và tràn ngập niềm vui.
Em tham khảo:
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Tủ lạnh là một thiết bị làm mát. Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh. Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm. Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Nó thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó. Tủ đá được sử dụng trong các hộ gia đình, trong công nghiệp và thương mại. Thức ăn được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 0oF (-18oC) rất tốt.[1] Hầu hết các máy ướp lạnh trong gia đình duy trì ở nhiệt độ từ -10 đến 0oF (-23 đến -18oC) mặc dù một số máy ướp lạnh có thể làm lạnh tới -30oF (-34oC) và thấp hơn. Tủ lạnh thường không thể làm lạnh tới thấp hơn -10oF (-23oC), bởi vì đường ống chất làm lạnh phải làm lạnh cho cả hai khoang: Giảm nhiệt độ ở khoang dưới quá nhiều sẽ dẫn đến khó duy trì nhiệt độ khoang trên của tủ lạnh. Máy ướp lạnh cho gia đình có thể được coi như một khoang riêng trong một tủ lạnh hoặc có thể làm một thiết bị riêng. Máy ướp lạnh cho gia đình thường là những thiết bị có dáng thẳng đứng giống như tủ lạnh hoặc tủ quần áo. Nhiều máy ướp lạnh thẳng đứng có một máy bào đá nằm ở cửa.
Ở Hoa Kỳ, hình dạng tủ lạnh đã chuẩn hóa từ thập niên 1940 với tủ đá lúc đầu nằm ở khoang bên trong tủ lạnh. Từ thập niên 1960 trở đi thì tủ đá tách hẳn nằm bên trên tủ lạnh. Đây là kiểu "cổ điển". Ngoài ra có những kiểu mới hơn như:
- Tủ đá và tủ lạnh song song, có khi gọi là "kiểu Hoa Kỳ". Dạng này do hãngAmana sản xuất lần đầu năm 1949 nhưng mãi đến cuối thập niên 1960 mới thịnh hành. Tủ đá đặt bên trái, tủ lạnh bên phải.
- Tủ lạnh nằm trên tủ đá, có mặt từ thập niên 1950.
- Kiểu 2 cửa cánh bướm cho tủ lạnh lẫn tủ đá, xuất hiện từ cuối thập niên 1990.
- Kiểu 4 cửa cánh bướm, có từ cuối thập niên 2000.
- Kiểu tủ đá ngăn kéo.
- Kiểu 4 cửa cánh bướm: 2 cửa cho tủ lạnh, 1 cửa cho tủ đá với một khoang tùy dụng, có thể chọn làm tủ đá hay tủ lạnh.
Vào thập niên 1950 thì tủ lạnh thường là màu trắng, sau thêm những màu nhẹ nhưmàu hồng, màu lam. Thập niên 1960 thì khách hàng ưa màu thẫm như màu vàng đậm (gọi là "Harvest Gold"]], xanh ô liu (mang tên "Avocado Green", dịch sát nghĩa là xanh trái bơ và màu nâu hạnh nhân. Thập niên 1980 thì thị khiếu lại thích tủ lạnhmàu đen. Sau thập niên 1990 thì màu bạc stainless steel (thép không gỉ)rất thịnh hành. Có hãng làm tủ lạnh nhiều màu.[2]
Tủ lạnh gia dụng cân nặng từ 200 pound (91 kg) đến 450 pound (200 kg) nhưng có kiểu nặng đến 875 pound (397 kg).
Mở bài
- Hiện nay, tủ lạnh là đồ dùng phổ biến của các gia đình.
- Vậy, tủ lạnh có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra tủ lạnh? Nó có công dụng như thế nào?
- Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được điều đó.
Thân bài
Nguồn gốc
- Từ xa xưa, những người dân của vùng ôn đới đã có ý tưởng bảo vệ thực phẩm trong môi trường lạnh.
- Các nhà khoa học phát hiện cách đây vài nghìn năm, các vị vua Thổ Nhĩ Kì rất thích dùng những món ướp lạnh.
- Thế kì XII, ở Trung Quốc, nước ốp trái cây đông lạnh đã rất phổ biến.
- 1913, chiếc tủ lạnh đầu tiên dùng trong gia đình mới xuất hiện. Chiếc tủ này được Freda W.Wolfa người Chicago (Mĩ) chế tạo.
- 1950, tủ lạnh được thương mại hóa mạnh mẽ và trở thành đồ dùng cần thiết trong các gia đình.
Cấu tạo:
- Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất tủ lạnh. Chính vì vậy, tủ lạnh có nhiều hình dáng, màu sắc và kích cỡ khác nhau:
+ Có tủ lạnh 2 ngăn.
+ Có tủ 3 ngăn.
+ Có tủ mở hai cánh từ giữa tủ ra.
+ Có tủ mở cánh từ bên trái.
Hiện nay tủ thường có ba ngăn, mỗi ngăn được sử dụng với mục đích khác nhau. Có ngăn để trái cây. Có ngăn để rau, củ, quả, có ngăn để bảo quản thực phẩm.
Công dụng:
- Tủ giúp chúng ta bảo quản tốt đồ ăn, nước uống,…
- Tủ giúp ta có có thêm sức khỏe nhờ những li nước mát trong những ngày hè, nhờ thức ăn tươi nhiều chất bổ dưỡng,…
Kết bài
- Tủ lạnh ngày càng nhiều hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau.
- Nó là vật dụng cần thiết cho mỗi gia đình.
- Khi sử dụng ta cần biết bảo quản cho tốt bằng cách lau chùi thường xuyên…
Hoạt động tập thể dục giữa giờ của học sinh Trường Tiểu học An Ninh D
Nhằm tạo bầu không khí thoải mái, tăng cường sự hưng phấn cho các em học sinh sau các giờ học, Trường Tiểu học An Ninh D tổ chức hoạt động tập thể dục giữa buổi sáng, chiều trong tuần. Hoạt động này giúp cho các em được thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng để học tốt các tiết học tiếp theo.
Đã trở thành một thói quen, mỗi khi nghe thấy tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi sau 3 tiết học là các thầy cô giáo chủ nhiệm kể cả thầy cô dạy chuyên tiết cũng khẩn trương giúp các em học sinh xếp hàng tập trung ở sân trường để sẵn sàng bước vào bài thể dục giữa giờ. Các em học sinh nhanh chóng đứng vào hàng của lớp mình, đảm bảo hàng dọc, hàng ngang đúng khoảng cách.
Tiếp theo âm thanh bài hát sôi động làm nhạc nền của bài thể dục giữa giờ vang lên. Trong điệu nhạc vui nhộn, em nào cũng cảm thấy vui vẻ, hưng phấn và sảng khoái hơn.
Sau khi kết thúc bài tập, các em học sinh cùng nhau thực hiện động tác hô khẩu hiệu:
- MC: Rèn luyện thân thể
+ Học sinh: Bảo vệ Tổ quốc
- MC: Rèn luyện thân thể
+ Học sinh: Kiến thiết đất nước
- MC: Thể dục
+ Học sinh: Khỏe, Khỏe, Khỏe
Hằng ngày nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ, những động tác nhanh nhẹn, khỏe khoắn của các em học sinh khi thực hiện bài thể dục giữa giờ, Lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo đều cảm thấy rất vui. Niềm vui đó đã trở thành niềm hạnh phúc khi được chứng kiến các em ngày một tự tin và khỏe mạnh hơn.
I. Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
II. Thân bài:
1. Khái niệm: Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
2. Nguồn gốc lịch sử:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường chính xác đến từng phút. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
3. Phân loại:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ không dây…
4. Đặc điểm và cấu tạo:
– Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch…
+ Mặt hiển thị được gắn lên mặt trước của hộp.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: – Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
5. Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
6. Vai trò, ý nghĩa:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu mọt chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
7. Sử dụng và bảo quản:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
III. Kết Bài:
Khẳng định: Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
I. Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
II. Thân bài:
1. Khái niệm: Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
2. Nguồn gốc lịch sử:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường chính xác đến từng phút. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
3. Phân loại:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ không dây…
4. Đặc điểm và cấu tạo:
– Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch…
+ Mặt hiển thị được gắn lên mặt trước của hộp.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: – Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
5. Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
6. Vai trò, ý nghĩa:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu mọt chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
7. Sử dụng và bảo quản:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
III. Kết Bài:
Khẳng định: Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
" Em yêu nhà em. Hàng xoan trước ngõ. Hoa xao xuyến nở. Như mây từng chùm ".Mỗi lần nghe bài thơ này em lại càng yêu tha thiết ngôi nhà thân yêu của mình.
Ngôi nhà được bố em xây cách đây 7 năm, đến nay vẫn còn rất chắc chắn. Nó nằm trong một con hẻm nhỏ trên con đường Phạm Văn Chiêu.
Bác cổng sắt khoác lên mình chiếc áo màu xanh uy nghi như một người bảo vệ. Trước hiên nhà là những thảm hoa mười giờ rực rỡ do ba em trồng. Bên trong căn nhà được trang trí rất đẹp mắt. Giữa phòng khách là bộ bàn ghế salon bằng gỗ do ba em mua cách đây mấy năm. TRên tường có treo bức tranh cảnh làng quê vào ngày thu hoạch. Đây cũng là nơi mà gia đình em sum họp vào mỗi tối để trò chuyện và xem ti vi với nhau. Phòng bếp không to lắm, mọi thứ đều được xếp gọn gàng dưới bàn tay khéo léo của mẹ em. Ngay anh máy giặt là bác tủ lạnh TOSHIBA do gia đình em mua cách đây hơn 2 năm, nhưng đến nay xài vẫn còn rất bền. Phòng của em được trang trí rất đẹp mắt, góc bên phải của phòng là bộ giường đôi xinh xắn do ba mua cho em và em trai của em. Bàn học của em được xếp ngay ngắn gọn gàng, trên tường có dán những tờ giấy khen cháu ngoan Bác Hồ của em. Em rất yêu ngôi nhà của em.
Khách đến nhà em họ đều khen rằng nhà em tuy nhỏ nhưng được trang trí nhỏ gọn. Dù mai sau em có xa ngôi nhà thân yêu này thì em vẫn luôn muốn được nhanh chóng trở về nơi đây.
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm...Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tìa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mật trời. Bộ ghế salon màu tráng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tày là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hổng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bàng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đậc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa...