K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2016

- Nguyên nhân quan trọng nhất: Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất.

- Vì có thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại thì mới có thể ứng dụng vào trong sản xuất công nghiệp để cho ra đời những máy móc hiện đại tân tiến, từ đó mới có thể nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng hàng hoá và chất lượng sản phẩm; giảm giá thành sản phẩm do chi phí sản xuất thấp làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

19 tháng 12 2016

cảm ơn bạn nhé nhưng mình thấy nó không đúng lắm

– Về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Thứ nhất: Được sự nhất trí của vua tôi của nhà Trần, được các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.

Khi quân Mông Cổ chuẩn bị tấn công nước ta theo lệnh của vua Trần, cả nước thu phục vũ khí. Các đội dân quân định cư, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh địch, khi địch đánh phá, nhân dân ba lần thực hiện theo chủ trương “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn, khủng bố.

Thứ hai: Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn quân và dân ta. Điều này đã được thể hiện rất rõ tại hội nghị Diên Hồng. Cha mẹ già quyết tâm “quyết chiến”, binh đao đều khắc hai chữ “ Sát Thát ” trên tay.

Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc. Nhà vua chỉ thẳng tay vào kẻ thù, các triều thần quyết tâm đánh giặc. Trần Thủ Độ nói: “Đầu trời không rơi xuống sàn, xin ông đừng lo”. Trần Quốc Tuấn nói: “Muốn đầu hàng giặc thì chém đầu ta trước rồi hãy đầu hàng”. Các vị vua, danh tướng thời Trần, điển hình là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Thứ ba: Đường lối chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.

 Mặc dù quân địch tấn công nước ta bằng nhiều cách khác nhau, nhưng lúc đầu chúng vẫn gây áp lực cho ta. của nhà Trần, cụ thể là Hưng Đạo Vương. Các chính sách và chiến lược đánh địch rất hợp lý. Bằng chứng đáng kể nhất là trận sông Bạch Đằng dẹp giặc.

– Về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định lại lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân đội ta. một bài học vô giá đó là phải biết kiên trì sức dân mới tạo nên sức mạnh bền lâu. Ngăn chặn nhà Nguyên xâm lược các vùng đất khác.

6 tháng 1 2022
– Về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Thứ nhất: Được sự nhất trí của vua tôi của nhà Trần, được các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.

Khi quân Mông Cổ chuẩn bị tấn công nước ta theo lệnh của vua Trần, cả nước thu phục vũ khí. Các đội dân quân định cư, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh địch, khi địch đánh phá, nhân dân ba lần thực hiện theo chủ trương “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn, khủng bố.

Thứ hai: Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn quân và dân ta. Điều này đã được thể hiện rất rõ tại hội nghị Diên Hồng. Cha mẹ già quyết tâm “quyết chiến”, binh đao đều khắc hai chữ “ Sát Thát ” trên tay.

Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc. Nhà vua chỉ thẳng tay vào kẻ thù, các triều thần quyết tâm đánh giặc. Trần Thủ Độ nói: “Đầu trời không rơi xuống sàn, xin ông đừng lo”. Trần Quốc Tuấn nói: “Muốn đầu hàng giặc thì chém đầu ta trước rồi hãy đầu hàng”. Các vị vua, danh tướng thời Trần, điển hình là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Thứ ba: Đường lối chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.

 Mặc dù quân địch tấn công nước ta bằng nhiều cách khác nhau, nhưng lúc đầu chúng vẫn gây áp lực cho ta. của nhà Trần, cụ thể là Hưng Đạo Vương. Các chính sách và chiến lược đánh địch rất hợp lý. Bằng chứng đáng kể nhất là trận sông Bạch Đằng dẹp giặc.

– Về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định lại lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân đội ta. một bài học vô giá đó là phải biết kiên trì sức dân mới tạo nên sức mạnh bền lâu. Ngăn chặn nhà Nguyên xâm lược các vùng đất khác.

28 tháng 12 2016

mình mới học lớp 6

6 tháng 1 2017

mình hỏi những người hiểu biết về câu hỏi này chứ mình không hỏi những người không biết đâu bạn nhé

23 tháng 12 2020

* Nguyên nhân :

- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

- Mĩ áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.

- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Phân tích :

- Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đó là Mĩ áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động. Mĩ là nước khởi sướng đầu tiên cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

23 tháng 12 2020

không nhớ rõ nhưng nếu là thế chiến thứ nhất thì Mĩ phát triển sau chiến tranh nguyên do chủ yếu là trước đó Mĩ giữ thái độ trung lập, không tham gia. Cùng lúc đó Mĩ chế tạo vũ khí đan dược để bán lại cho mấy nước trong cuộc chiến. Vả lại Mĩ cách xa nơi chiến tranh nên ảnh hưởng không nhiều. Sau chiến tranh Mĩ ít bị ảnh hưởng về kinh tế lẫn quân sự, thuộc địa

30 tháng 12 2021

Em thích nhân vật Ngô Quyền vì ông ấy rất thông minh.

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

29 tháng 2 2020

                     *Rút gắn lắm rồi nếu bạn muốn rút thêm thì tùy bạn*

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được hoạch định. Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt.

Giữa tháng 2 năm 1286, Hốt Tất Liệt lệnh cho Ariq Qaya bàn kế hoạch đánh Đại Việt. Đầu tháng 3, danh sách các chỉ huy quân Nguyên tham gia được phê duyệt. Giữa tháng 3, việc điều động binh lính bắt đầu và đồng thời một dự án đóng 300 tàu chiến được khởi công.

Tuy nhiên, do những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra khắp nơi ở miền Nam Trung Quốc, nên vào tháng 6 năm 1286 vua Nguyên ra lệnh hoãn việc chinh phạt Đại Việt. Đến cuối năm 1286, việc chuẩn bị chinh phạt Đại Việt được tái khởi động.

29 tháng 2 2020

Lên Google tham khảo bạn nhé 

11 tháng 4 2022

reffer

 

1/ - Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. - Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi quyết định. 
2/Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
3/ Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
4/1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.

- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.

2. Nội dung:

- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền:

+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.

+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.

+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

- Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.

- Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư. 

3. Ý nghĩa: 

- Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.

- Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà
5/* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 

- Đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Đặc điểm

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Âm mưu

 “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

Thủ đoạn và hành động

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

Lực lượng tham gia

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.

Địa bàn

(Quy mô)

Miền Nam

Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tính chất ác liệt

Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc

 

20 tháng 11 2018

* Sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973:

- Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận

-> Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

- Sau chiến tranh , Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt

+ 1945-1950, sản lượng Công nghiệp chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp toàn thế giới (57,49%_1948).

+ Sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng của 5 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, Itali, Nhật Bản cộng lại.

+ Sản lượng Vàng chiếm 3/4 sản lượng của thế giới (24,6 tỉ USD).

+ Quân sự: Có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó:

- Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Do giàu lên trong chiến tranh , được yên ổn cho sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.

- Áp dụng thành tựu Khoa học_ Kĩ thuật và sản xuất.

- Lãnh thổ kéo dài, rộng lớn và có một nguồn tài nguyên phong phú đa dạng.

- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn lao động trẻ, khỏe, cần cù, siêng năng,.....

- Tiếp thu nhanh tiến bộ Khoa học_Kĩ thuật.

- Nhạy bén với nền Kinh tế thị trường.

- Chất lượng nguồn lao động của Mĩ ngày càng được nâng cao nhất là Lao động có Kĩ thuật.

* Giải thích: Tất cả nguyên nhân trên đều là những nguyên nhân quan trọng nhất vì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển theo một hướng đi tích cực đó là hướng đến một nước Công nghiệp hóa_Hiện đại hóa. Nếu không có những nguyên nhân trên thì nước Mĩ sẽ không trở nên giàu mạnh như các nước Liên Xô, Nhật Bản,.....

Câu 21 :  Sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Trung Quốc vào năm 1949 làCâu 22:  Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:Câu 24: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?Câu 25 :  Cách mạng nước nào được...
Đọc tiếp

Câu 21 :  Sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Trung Quốc vào năm 1949 là

Câu 22:  Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?

Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:

Câu 24: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?

Câu 25 :  Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 26. Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào?

Câu 27: . Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình:

Câu 28: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba?

Câu 29:  Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?

Câu 30 :   Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Cộng hòa Nam Phi chính bị thức bị xóa bỏ ở Nam Phi vào năm nào?

Câu 31 :  Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

Câu 32: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào thống trị đông đảo dân cư châu Phi nhất?

Câu 33: Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

Câu 34: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

Câu 35: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ Latinh có đặc điểm gì nổi bật?

Câu 36:  Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

Câu 37:  Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:

Câu 38:  Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?

Câu 39: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

Câu 40:  Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?

0