soan van bai 15 sgk ngu van 7
(GIÚP MK VỚI MK ĐANG CẦN GẤP)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.
Từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ, em ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười của mẹ luôn nở trên môi trong suốt thời gian chăm sóc nuôi em lớn lên như hôm nay. Nụ cười của mẹ là cả một tình yêu đối với em.
Từ lúc nhỏ em đã thấy mẹ làm công việc vất vã cho gia đình em nhưng trên khuôn mặt mẹ luôn nở nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc. Nụ cười của mẹ đã an ủi em khi ba đánh. Nhiều lần, em bị ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Mỗi khi mẹ buồn rầu, em cảm thấy khuôn mặt mẹ vắng nụ cười. Lúc ấy em lo lắng biết bao. Em đến bên mẹ :”Mẹ ơi! Sao mẹ buồn thế, mẹ buồn con phải không?” Mẹ nói:”Không sao, mẹ chỉ hơi mệt. Mẹ nghĩ ngơi một chút sẽ khỏi” Em mong mẹ khỏi bệnh thật nhanh để em lại thấy nụ cười của mẹ. Em luôn giúp đỡ mẹ để mẹ vui lòng, luôn có nụ cười trên môi.
Và nụ cười của mẹ theo suốt cuộc đời, động viên khích lệ em vững bước trên đường đời. Em sẽ tự hào về nụ cười của mẹ. Một người mẹ kính yêu của em...
Có 4 bước :
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2 : Lập dàn bài
Bước 3 : Viết bài
Bước 4 : Đọc va sửa chữa
Câu
|
Nghĩa của câu tục ngữ
|
Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện |
1
|
Con người quý hơn tiền bạc.
|
Đề cao giá trị của con người.
|
2
|
Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.
|
Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
|
3
|
Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.
|
Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
|
4
|
Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực.
|
Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
|
5
|
Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.
|
Đề cao vị thế của người thầy.
|
6
|
Học thầy không bằng học bạn.
|
Đề cao việc học bạn.
|
7
|
Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.
|
Đề cao cách ứng xử nhân văn.
|
8
|
Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.
|
Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
|
9
|
Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.
|
Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.
|
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?
1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.
Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?
Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?
Trả lời:
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?
b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.
Trả lời:
a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.
b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:
- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.
Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …
(Tô Hoài)
Đoạn 2:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu)
Đoạn 3:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.
Trả lời:
- Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...
- Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...
- Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2. - Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
- Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?
Trả lời:
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:
- Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;
- Đêm dài, ngày ngắn;
- Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;
- Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;
- Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?
1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.
Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?
Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?
Trả lời:
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?
b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.
Trả lời:
a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.
b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:
- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.
Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …
(Tô Hoài)
Đoạn 2:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu)
Đoạn 3:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.
Trả lời:
- Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...
- Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...
- Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2. - Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
- Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?
Trả lời:
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:
- Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;
- Đêm dài, ngày ngắn;
- Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;
- Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;
- Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
Câu 3:
Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.
Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.
ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.
Câu 4:
Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ → mới → sứt mẻ.
Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) → ngôi nhà (đẹp) → lâu đài (to lớn) → cung điện (nguy nga) → túp lều (nát ngày xưa)
Hình ảnh đầu - cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không → có, rồi trở về → không)
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.
Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.
Câu 2: Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
Câu 3:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời:
Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".
c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
Câu 4:
a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Cảnh sắc thiên nhiên:
Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.
Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.
Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Không khí sinh hoạt:
Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.
Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.
Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
Câu 5:
Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
bạn giỏi quá! chắc giỏi văn lắm nhỉ?