Nêu vai trò của chăn nuôi, các hoạt động của chăn nuôi, đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vai trò của ngành trồng trọt:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đặc điểm của ngành trồng trọt:
+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
+ Có tính mùa vụ.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
a) Vai trò
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
- Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
b) Đặc điểm
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc (các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao; thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp).
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn thả sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi từ chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng,..).
các đặc điểm chủ yếu của nuôi thủy sản có gì giống và khác so với các đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi
- Giống:
- Nguồn thức ăn gồm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
- Khác:
Thủy sản | Chăn nuôi |
Sống ở môi trường (nước ngọt, nc lợ hoặc nc mặn) | Sống ở trên cạn (chuồng, trại) |
Đối tượng: tôm, cua, ba ba, lươn, ếch... | Đối tượng: gà, lợn, trâu, bò... |
Khi bị bệnh thì hầu như k chữa đc | Khi bị bện thì hầu như chữa đc |
Điểm giống nhau của nuôi thủy sản và chăn nuôi là :
- môi trường sống
- thức ăn
- điều kiện tự nhiên
Điểm khác nhau của nuôi thủy sản và chăn nuôi là :
- Chăn nuôi : gia súc , gia cầm
- Thủy sản : động vật dưới nước
tham khảo nha
– Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).(Vd gà, vịt cho trứng, thực phẩm…)
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
Vd nuôi cừu, tằm , trâu(da trâu dùng làm trống)
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.Vd nuôi trâu bò cho sức kéo, phân bón, phụ phẩm
link: https://hoc247.net/hoi-dap/cong-nghe-7/vi-sao-phai-phat-trien-chan-nuoi-toan-dien--faq190678.html
- Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
- Đặc điểm
+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học — kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
+ Trong nén nông nghiệp hiện đại. ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, lèn. trứng,...).
a) Vẽ biểu đồ:
b) Nhận xét:
Giai đoạn 1980-2002:
Số lượng bò và lợn ngày càng tăng. Cụ thể:
+ Số lượng bò tăng từ 1218,1 triệu con (1980) lên 1360,5 triệu con (2002), tăng gấp 1,1 lần.
+ Số lượng lợn tăng từ 778.8 triệu con (1980) lên 939,3 triệu con (2002), tăng gấp 1.2 lần.
Số lượng bò nhiều hơn lợn ở tất cả các năm.
* Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của chăn nuôi: được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu, từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em: địa phương em chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.
* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi:
- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
* Liên hệ thực tiễn:
Vật nuôi không mắc bệnh sẽ giúp giảm chi phí chăn nuôi vì không tốn chi phí chữa bệnh, khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi.
Vai trò của việc chế biến sản phẩm chăn nuôi là:
- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Quá trình chế biến đã làm cho các thành phần dinh dưỡng (ví dụ: protein) được chuyển hoá nên tăng tỉ lệ tiêu hoá cho người sử dụng. Mặt khác, việc cho thêm gia vị hoặc làm biến đổi một số thành phần trong sản phẩm tạo nên hương vị thơm, ngon làm tăng sự ngon miệng cho người dùng. Sau chế biến, có thể thu được một số sản phẩm có giá trị như các hoạt chất sinh học (probiotics), tăng sức khoẻ cho con người (sữa chua)...
- Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm: Trong các sản phẩm chăn nuôi đều chứa các loại vi sinh vật, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng xấu đến con người (mầm bệnh). Qua quá trình chế biến, các mầm bệnh này sẽ bị tiêu diệt, thời gian bảo quản thực phẩm được kéo dài.
- Tăng giá trị kinh tế: Quá trình chế biến giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.
Liên hệ thực tiễn chế biến sản phẩm chăn nuôi ở gia đình em: gia đình em chế biến sản phẩm chăn nuôi theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng hương vị, kích thích vị giác và cung cấp dinh dưỡng.
- Chế biến thịt: lạp xưởng, patê, giò, xúc xích, các loại chả, nem…
- Chế biến cá: luộc, rán, hấp….
- Chế biến sữa: làm sữa chua, làm bánh...
Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:
- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa.
- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:
- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.
- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.
- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
Đặc điểm chăn nuôi bền vững:
- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.
- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.
- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.
- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm chăn nuôi thông minh:
- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.
- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.
- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).
- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
1. Vai trò
Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo. làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa. trứng). Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm. lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
2. Đặc điểm
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp.
-Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng...).
:) Mk chỉ trả lời đc câu 1 và 3 thôi
CHUẨN NHƯ LÊ DUẨN