K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2021

    BN tham khảo

 Mỗi người có một cách riêng để tận hưởng cuộc sống, đối với tôi, điều thú vị nhất là được đến những vùng đất mới và thử những món ăn truyền thống đặc sắc ở đó.

     Trong những chuyến đi của mình, tôi đã từng rất ấn tượng với nhiều món ăn, trong đó có Bánh Xèo. Nguyên liệu để làm vỏ bánh xèo bao gồm bột mì, bột nghệ, cốt dừa, hành và muối, trộn đều với nước. Bột bánh sau đó sẽ được đổ vào chảo rán đã quét dầu ăn, tạo thành một lớp bánh mỏng. Sau khoảng hai phút, đầu bếp sẽ rắc một ít thịt lợn, tôm và giá đỗ lên một nửa mặt bánh và gấp lại rồi rán thêm ba mươi giây nữa. Món ăn này thường được dùng kèm với một loại nước chấm truyền thống làm từ nước mắm pha với nước chanh, tỏi và ớt. Một điều thú vị về bánh xèo là cách mà thực khách thưởng thức nó. Bánh sẽ được cắt thành hai đến ba miếng, được cuộn bằng bánh đa và rau xà lách, sau đó chấm vào nước mắm đã chuẩn bị sẵn, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo về hương vị. Chỉ cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của nó, một chút vị ngọt, béo đan xen vị thanh mát của rau và lá thơm.

   Có thể nói, khi đến thăm Việt Nam, nếu bạn muốn khám phá văn hóa ẩm thực của nơi đây thì bánh xèo sẽ là một trải nghiệm thú vị không nên bỏ lỡ.

8 tháng 8 2021
Việt Nam quê hương em có muôn vàn thức ăn ngon và hấp dẫn, với những công thức, thành phần vô cùng đa dạng, phong phú. Một trong số đó là món bánh xèo. Món ăn em yêu thích nhất. Em được biết đến món bánh xèo lần đầu tiên, do tay mẹ nấu, từ khi em học mẫu giáo. Mẹ em ngoài việc nội trợ gia đình thì buổi sáng có bán bánh xèo ăn sáng. Quán đơn sơ chỉ có cái bàn gỗ dài. Mẹ vừa đúc vừa tự bán bánh trên cái bàn đó. Khách ăn ngồi xung quanh cái bàn. Trước ngày bán, chiều đến, mẹ phải ngâm gạo rồi mang đi xay thành bột nước. Mẹ còn thắng mỡ thành nước để chuẩn bị. Sáng sớm, khi em còn đang ngái ngủ, mẹ cặm cụi một mình sắp xếp bàn ghế và bắt đầu đúc bánh xèo. Chảo đúc bánh xèo ngồ ngộ. Khuôn tròn nhỏ bằng bàn tay xòe với cái tay cầm vểnh lên cao. Nguyên liệu đúc bánh bao gồm mực, tôm, thịt, hành, giá và bột đúc bánh. Mẹ cắt cành chuối lấy 1 khúc để bôi dầu lên chảo. Xào cho mực, tôm, thịt chín rồi, mẹ tráng một muỗng bột lên chảo. Sau đó, cho giá vào, đậy nắp lại. Trên lửa to khoảng ba phút, mẹ mở nắp gấp đôi bánh lại. Quê em miền Trung nên cách ăn khác với người miền Tây. Bánh xèo miền Trung chín mềm, bỏ bánh vào chén, sau đó cho nước mắm vào ăn kèm với rau sống. Miền Tây thì bánh xèo giòn cuộn rau cải bẹ xanh chấm mắm ăn. Khác nhau như vậy nhưng nước mắm chấm rất giống nhau. Nấu nước đường rồi pha với mắm thêm ớt và chanh vào. Ôi chao! Ngon kinh khủng! Món ăn đã gợi nhắc tình thân, em càng thêm yêu thích nó. Vì nó đã tạo thêm thu nhập cho gia đình em. Nguồn: https://vanmauvip.com/ke-gioi-thieu-ve-mot-mon-an-ma-em-yeu-thich.html#ixzz72w
20 tháng 4 2019

Hãy tả món ăn em yêu thích nhất

Mỗi người có khẩu vị và món ăn yêu thích khác nhau. Em cũng vậy, món ăn khoái khẩu nhất của em là món cơm hến.

Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.

Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.

thuyet minh ve mon an yeu thich

Vả Huế

Vả là món ăn dân dã của Huế và vả cũng trở thành món ăn thượng lưu của du khách khi đến Huế. Vả đã để lại trong lòng người xa quê nỗi nhớ quê nhà.
Thiên nhiên dành cho Huế một loài cây thuộc họ sung nhưng trái lớn, đó là cây vả. Vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi. Vả tạo thêm hương vị đậm đà ngon miệng cho các món ăn từ xào, nấu, kho cho đến ăn sống.

Món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm… thì vùng miền nào cũng như nhau, nhưng ở đây kẹp với miếng vả trắng hồng chấm với mắm nêm trộn với ớt xanh vừa giòn vừa cay đến độ hít hà thì không gì ngon bằng.
Đặc biệt là món vả trộn. Để có món vả trộn xúc ăn với bánh tráng, luộc vả trong nước sôi cho đến lúc nào có thể dùng tay chà bóc lớp vỏ xanh, xong cho vào nồi luộc tiếp cho thật nhừ, bóp tơi quả vả cho thật nhuyển. Mè đem rang vàng chà vỏ, thịt nạc và da heo luộc chín xắt hạt lựu, ướp gia vị nước mắm, hành tiêu, bột ngọt, muối, ớt bột… Các thứ trên trộn đều thành hỗn hợp, thái nhỏ rau thơm, hành, ngò rải trên mặt. Vả trộn ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng.

Chưa dừng ở món vả trộn, vả còn cho vào kho chung với thịt heo, thịt bò nhưng hấp dẫn hơn cả là vả kho với cá rô, cá nục, cá ngừ…

Bún bò giò heo

Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún “bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…” mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.

Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

Bánh bèo xứ Huế

Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể.

Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những phụ nữ gọn gàng trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa “cơm vua” phục vụ khách du lịch và trong các bữa tiệc “cơm cung đình” chiêu đãi các khách quý.

Từ khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp loại là di sản thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế ngày càng đông. Vì vậy, song song với kiểu kinh doanh “cơm vua” trong các khách sạn, nhà hàng… ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những “phố bánh bèo” này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo – một món đặc sản của đất cố đô.

Bánh khoái

Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.

Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang… Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương. Vâng, đó chính là một phần văn hóa Huế.

20 tháng 4 2019

Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.

Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.

23 tháng 3 2018

Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.

Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.

Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".

Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.

Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.

Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.

Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.

Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.

Tk mk nha

23 tháng 3 2018

Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.

Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.

Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".

Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.

Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.

Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.

Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.

Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.

19 tháng 5 2020

Người Hải Phòng còn làm hài lòng du khách với những món ăn đặc sản của biển và nhiều cuộc khám phá đầy ấn tượng trên vùng đất được tạo hóa và con người của nhiều thế hệ vun đắp nên.

Bún tôm Hải Phòng

Từ lâu món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng.

Nguyên liệu chính làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này chính là những con tôm biển còn tươi nguyên được đưa lên từ Hải Phòng. Sau đó, chúng được bóc bỏ vỏ, xào cùng một chút hành khô cho thật săn. Cùng với tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt, thêm ít dọc mùng, thì là, rắc thêm một chút hành răm thái nhỏ và mấy lát cà chua. Bát bún tôm càng thêm đậm đà bởi vị ngọt, ngậy đặc trưng của nước dùng hàng bún, cùng với vị thơm của tôm, của rau và các loại gia vị. Thực khách yêu thích món bún tôm Hải Phòng đã ăn một lần là nhớ mãi đến hương vị ngọt lừ của món ăn độc đáo ấy.

Từng sợi bún trắng mềm hoà quyện vào màu đỏ của tôm, cà chua, màu xanh của hành, của dọc mùng và màu vàng của chả cá tạo nên một bức tranh sống động nhiều màu sắc.

Trong khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngậy của nước dùng, vị thơm của tôm, của chả cá và đặc biệt là mùi hăng hăng không thể thiếu của vài miếng chả lá lốt. Nhưng đặc biệt hơn cả là hương vị của nước me chua thay thế hoàn toàn cho dấm và chanh vốn là những gia vị mà chúng ta đã quá quen thuộc. Món bún ăn kèm với một ít rau sống và thêm vào vài miếng ớt khi ăn. Tất cả làm nên một tô bún tôm thật đặc biệt và hấp dẫn.

Về Hải Phòng ăn bánh đa cua

Không biết từ bao giờ, món ăn dân dã, rẻ tiền ấy lại gắn liền với mảnh đất này. Chỉ biết rằng, bất cứ ai đã đến thăm Hải Phòng đều ít nhất một lần nếm thử và bị vị ngon của nó cuốn hút.

Thành phố Hải Phòng với những con đường rợp bóng phượng vĩ, với những hè phố rộng, từ lâu đã trở thành địa điểm kinh doanh lý tưởng của những món ngon đậm chất bình dân, bánh đa cua cũng ở những nơi như thế. Đi trên bất cứ con phố nào, bạn đều có thể bắt gặp một vài chiếc bàn, chiếc ghế được kê ngay ngắn bên hè phố, gần đó là cái bảng nhỏ với vài chữ không cần nắn nót "Bánh đa cua"... Người dân Hải Phòng rất tự hào về đặc sản của đất mình, nhưng không phải ai trong số họ cũng biết rằng, tại một ngôi làng nhỏ cách trung tâm thành phố không xa, những mẻ bánh đa vừa ngon, vừa giòn, vừa dai, vừa quánh vẫn hàng ngày, hàng giờ được ra lò từ những đôi bàn tay khéo léo, cần cù, yêu lao động...

13 tháng 7 2019

Một mảng kỷ niệm lớn của đứa trẻ- Đó là muốn ăn , Đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh .Món ăn tôi nhớ nhất lại là quà mua ở chợ Ngã Ba Thá. Chợ họp trên một đoạn nhỏ những dãy người ngồi bán hàng vòng vèo theo hình xoáy trôn ốc lên đến đỉnh đồi.củ khoai từ trắng nõn,bở tơi ăn với kẹo vừng kẹo bột.Lúc ấy kẹo vừng kẹo bột còn làm bằng đường mía,ko trắng tinh như bây giờ,và còn giữ mùi thơm của mía.Kẹo dày mình,hình bằng quả cau nhỏ,vặn xẹp một chút.Màu của kẹo bột giống hệt màu của quả cau đã gọt võ, vậy nên có nơi gọi nó là kẹo cau...Kẹo nhai nghe rau táu,rào rạo như tiếng tạm cua rán giòn,mà ko cứng lốc cốc như thứ kẹo bây giờ.Ngày ấy kẹo cắn vỡ ra,ta thấy thớ bột lỗ chỗ những khoảng hổng,mà không chắc nịch lại...Vả chăng giờ đây, trẻ con đâu có ăn kẹo vừng kẹo bột nữa, mà chỉ thích nhai kẹo cao su !

Gọi là món ăn, nhưng thực chất là món ăn tinh thần.Bởi người ta ăn ngon chủ yếu là do kỉ niệm.Những món ăn thở nhỏ là những thứ ngon nhất còn lại cả đời người .

13 tháng 7 2019

Bạn tham khảo , link : 

TOP 10 Đặc sản bánh kẹo nổi tiếng Việt Nam | Khám phá Ẩm thực #2 | Bà Liễu Mẹ

Dựa vào những bánh kẹo trong đấy , bạn có thể viết thành chính bài văn của mình 

Bạn vào thông kê hỏi đáp của mình thì link mới hoạt động

Hk tốt 

# DanLinh

4 tháng 12 2016

Quang noodle soups differ than most normal noodle soups in that the soups have just enough broth to barely cover the noodles. Unlike other Vietnamese noodle soup bowls whose broth will cover the noodles almost completely, Quang noodle broth is barely enough to slurp during the meal. If you do not eat a Quang noodle bowl fast enough, the broth will generally quickly be soaked up by the noodles. Quang noodle soups are generally pork and dried shrimp broth based, although some regional and family recipes will use chicken and even duck. What makes Quang noodle soups unique is the richness of the broth, the lack of it and the crushed peanut toppings on the noodles.

The mystery of Quang noodle is in that pot above. This is ‘nuoc sot mi quang’ or Quang noodle sauce. This makes the stock slightly sweet and a smidgen spicy. This dish's ingredients include rice, vegetables and meat. After being soaked in water, the rice is ground to a fine powder and made into attractive smooth white noodles. Accompanying vegetables are water morning-glory, cress, young banana flowers and herbs. Especially, the famous Tra Que savory of Quang Nam Province will give the dish more flavour. You can use pork, chicken, fish, crab or shrimp to make the broth. If chicken is chosen, the meat is separated, seasoned and stir-fried while the bones are stewed. Finish the stock by adding cooked chicken meat.There are many Quang noodle restaurants in Quang Nam and Da Nang. Each area is famous for one certain recipe. For example, Thanh Chiem Village in Dien Ban District, Quang Nam Province is known for shrimp noodle, while chicken noodle is at its best in Tuy Loan, Hoa Vang District, Da Nang City.Bạn có thể tham khảo.

Vietnam is famous with its traditional and delicious dishes. All of them easioly bring to anyone's mouth indeed, but as myself, I enjoy spring rolls best.

Spring rolls are lightly fried rice - paper rolls, smaller and crispier than Chinese egg rolls but more flavorful. They are filled with highly seasond morsels of crab, shrimp, chopped vegetables, onion, mushroom, vermicelli and eggs. To prepare them, place the above mentioned filling on a thin rice pancake, roll up then fry.

Finally, spring rolls, when fully prepared, are wrapped into somes kinds of fresh vegetables, then doused in fish sauce. My mother ussually cooks spring rolls for me, espeicially on important days in year, such as Tet holiday. When I eat them, i feel all of my mother's love that she reserves for me.

To me, they're like the most speicial dish in this world.

2 tháng 9 2021

tham khảo

Đồ chơi nhà em có rất nhiều nhưng trong số đó ấn tượng nhất với em vẫn là chú gấu bông đã được tặng trong dịp sinh nhật.

Con gấu bông mẹ em mua tặng cho em nhân ngày sinh nhật, con gấu bông màu vàng, nó được làm bằng lông dày và rất mượt, nó gắn bó mạnh mẽ với tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những cung bậc riêng và vô cùng có ý nghĩa lớn, mũi của nó màu đỏ được đính bằng nhựa, trên cổ của nó có đeo một chiếc nơ nó có hai tay và hai chân, đầu của nó to và tròn trên đầu có hai cái tai và mũ, hình ảnh đó đã gắn bó mạnh mẽ với con người, hình ảnh trên mang lại những cung bậc riêng và cảm xúc, trên khuôn hình của nó đầy đặn, trên khuôn mặt của nó có đôi mắt tròn được làm bằng nhựa thủy tinh, chỗ bụng của nó được làm bằng một loại vải mềm có tác dụng lớn đến những bộ phận khác, bông của nó rất đẹp.

Chân được làm to, chắc chắn giúp nó có thể ngồi chắc chắn hơn, hình ảnh của con gấu đậm đà và mang những cung bậc riêng, trên người của nó to, phải chọn một vòng ôm, hình ảnh của nó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và có sức hút mạnh mẽ, hình ảnh của nó không chỉ tạo nên những cung bậc riêng và hấp dẫn tới con người mà nó tạo nên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm, em đã gắn bó với nó suốt mấy năm học cấp 1, trong lõi của con gấu được làm bằng một loại bông mềm có màu trắng, trang trí đẹp tạo nên một vẻ thanh thoát và có ấn tượng mạnh mẽ. Gấu bông rất gắn bó với em, em thường ôm nó đi chơi hoặc trước khi đi ngủ đặt kế bên giường. Em và gấu bông cùng hòa vào giấc mơ ngon.

Đối với em gấu bông là một món quà rất ý nghĩa mà em yêu thích. Em sẽ giữ gìn cẩn thận và trân trọng như một người bạn thân đích thực.

2 tháng 9 2021

tham khảo

Mỗi một món quà tặng với em đều vô cùng ý nghĩa. Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, em đã được bố tặng cho chú gấu bông Đô-rê-mon, là nhân vật hoạt hình mà em thích nhất và chú cũng rất đáng yêu. Chú to bằng một nửa người của em. Chú Đôrêmon ấy không có bộ lông xù mềm mại như những chú gấu bông khác mà là một lớp lông bằng vải cô-tông phẳng lì, nhưng bù lại bên trong, chú được nhồi rất nhiều bông mềm, khiến chú phồng to lên trông mũm mĩm, đáng yêu và ôm vào mềm mại, êm vô cùng. Chú gấu bông này giống hệt như trong phim vậy. Chú cũng có màu da xanh lam nhạt, khuôn mặt, hai tay, hai chân và phần bụng thì màu trắng. Cái đầu chú nhẵn nhụi, không có tai, khiến cho em nhớ về tiểu sử hài hước về đôi tai bị chuột cắn mất của chú. Đôi mắt chú to, tròn, đen láy được thiết kế đầy cầu kì nên trông giống như thật vậy, cùng với chiếc mũi tròn màu đỏ như quả sơ-ri, lấp lánh trên khuôn mặt tròn to. Cái miệng rộng, hai bên ria mép được khâu tinh xảo, chú nở nụ cười tươi toe toét để lộ cái lưỡi hồng xinh xắn bên trong. Thân chú thấp mà to, cái bụng tròn tròn, phình ra dễ thương, ở giữa có chiếc túi thần kì chứa biết bao những món bảo bối kì diệu. Trước cổ chú Đôrêmon ấy có chiếc chuông vàng, mỗi khi ôm chú nựng nựng, chiếc chuông ấy lại rung lên phát ra tiếng kêu nhè nhẹ rất vui tai. Đôi tay tròn tròn không có ngón tay cùng hai chân to như hai cái bánh mì nhỏ, đằng sau là chiếc đuôi ngắn đỏ chót khiến chú càng thêm đáng yêu. Em rất yêu quý chú Đôrêmon ấy. Em thường ôm chú khi ngủ, khi học bài. Mỗi lần ôm chú, em đều nhớ về tuổi thơ với những tập phim ý nghĩa, vui vẻ, với hình ảnh một chú mèo máy thông minh, lém lỉnh, hay giúp đỡ bạn bè. Chú như trở thành một người bạn của em, giúp em bớt cô đơn. Mỗi khi em buồn, nhìn vào gương mặt đang nở nụ cười rạng rỡ của chú, em lại cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Chú thật sự là một chú gấu bông tuyệt vời. Em rất yêu quý chú gấu bông của em, vì còn là món quà bố tặng nên em càng trân trọng chú hơn. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ chú gấu đáng yêu ấy. Có lẽ chú sẽ luôn là người bạn em mang theo bất cứ nơi đâu sau này.

A. Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội 

 
26 tháng 2 2021

Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:

"Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)

Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...

Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.

Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.

Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.

Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.

Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:

Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít

Trầu có đầy sao gọi trầu không?

Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:

Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di

Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.

Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.

Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!

Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.

Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.

Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.

Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.

Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.

Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.

Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.

Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)