Viết một văn bản ngắn khoảng một trang giấy thi nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của quê hương .có sử dụng ít nhất 1 thành ngữ 3 từ hán việt (gạch chân )
Quê hương Hà nội (trên mang k hay nên mk k lấy)
@Linh Phương giúp e vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ họchết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu. Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên: - Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.Bố gật đầu. mỉm cười:- Con đường này làm từ năm ngoái con ạ. Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, cónhững đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đãlấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ conđường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở. Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủađủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủsa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bong phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất chonên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn vàlúa phơi ở sân đất rất khó khô. Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ. Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánhcò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá. Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài catxets, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng rong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố. Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậymà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy đểđi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựngxe ở trên bờ. Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy… Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạorực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.
Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Sáng sớm, làn sương mỏng như khói vẫn còn vương vấn trên mặt đất. Phía trời đông anh ánh sắc hồng phơn phớt. Mặt trời đã mọc. Bầu trời sáng dần và không khí ấm hẳn lên, báo hiệu mùa xuân đã bắt đầu.Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Cả những chú chim sâu bé bỏng cũng vui vẻ nhảy nhót tìm sâu trong vườn rau, luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre.Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp bước chân. Một tốp thanh niên diện quần áo mới rủ nhau đi chơi xuân, tiếng cười nói râm ran. Hôm nay, bà nội em cùng các cụ trong xóm đi lễ chùa bên kia sông. Các bà mặc áo tứ thân thắt vạt, tay xách làn đựng hương hoa, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nối nhau đi trên con đường mới đắp, cỏ xanh lún phún như mạ non. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao.Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang.
hơn nha bạn chép ít thôi
Quê hương tôi đang ngày càng đổi mới và phát triển
Giờ đây tôi mới để ý một điều: Quê hương tôi mới có thêm nhiều khách sạn, chắc là ở quê tôi, ngành du lịch đã rất phát triển. Tôi cũng mừng thầm vì điểu đó nhưng… cái ao nông… với từng đàn cá bơi lượn ấy… là cả tuổi thơ tôi. Tôi cũng rất buồn…
Đi trên đường đến nhà cô bác chào hỏi tôi mới để ý: Trạm y tế xã đã mỡ cửa lại để tiêm phòng, chữa bệnh cho dân làng, cái tường “lởm chởm” được sơn lại, hàng ghế chờ bằng sắt đã hoen gỉ nay đã được thay bằng ghế nhựa cứng ngồi rất thoải mái. Ngôi trường trong làng đã xây thêm nhiều lớp học hơn, lớp nào cũng có quạt mát, đèn sáng, bàn ghế mới sạch, đẹp. Mọi thứ đều rất hiện đại. Tuy vậy các lễ hội dân gian vẫn diễn ra thường xuyên và có cả phát thanh viên tuyên truyền, loa đi khắp xóm thông báo về ngày hội: "Loa… loa… sắp có hội Gò, xin quý ông, quý bà và mọi người cùng đến tham dự..
lởm chởm và loa loa
Tham khảo
“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và(quan hệ từ) yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.
Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn. Từ bài hồi hương ngẫu thư của hạ chi chương. Mà em càng hiểu, và yêu quê hương của mình.Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương văn 7
Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)
Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.
Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.
Mh chỉ bt thế thôi
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.