K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2016

Quê hương là gì hở mẹ
Mà sao cô dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?
Ừ nhỉ ? Quê hương là gì mà mỗi khi đi xa lại khiến ta nhớ làm vậy ?
Với riêng tôi, hình ảnh quê hương là những gì gần gũi, giản đơn nhưng thân thuộc ở xung quanh đã cùng tôi lớn lên và gắn bó với tuổi thơ tôi: cánh đồng quê trải rộng, dòng sông Châu nhỏ bé, con đường làng hai bên bờ cỏ mọc, hàng trúc lắt léo dẫn vào những ngõ sâu hun hút... Nhưng chẳng hiểu sao, dù đã từng sống ở phố xá, hưởng ánh đèn cao áp sáng trưng nhưng trong tôi vẫn luôn hướng về những đêm trăng quê hương !
Ôi ! Những đêm trăng quê hương ! Quên sao được hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh lơ lửng trên không trung như chiếc đĩa bạc rắc xuống trần gian muôn ngàn tia sáng lung linh, huyền ảo. Trăng in hình xuống mặt sông như đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mình, trăng hòa mình vào dòng nước với lũ cá dễ thương. Mặt nước gợn sóng lăn tăn, mặt trăng cũng lăn tăn gợn sóng...
Thuở nhỏ, làm gì đã có điện... Mỗi đêm trăng lên, lại trải chiến ngồi giữa sân. Ngửa cổ nhìn trăng mà thương chú Cuội già ! Ngày xưa, do bám vào cây thuốc quý mà chú Cuội bay lên cung trăng và sống ở đó. Hồi ấy, bé tí, đã biết gì đâu, mà đã bảo bà ngoại rằng, "chú Cuội thế mà buồn, chả được ở cùng bố mẹ ông bà"... Ờ nhỉ, ngay từ hồi bé tí, như là mặc định, trong mỗi chúng ta đã ngập tràn tình yêu dành cho gia đình, ông bà, bố mẹ... Ở đâu cũng chả thích bằng được ở nhà, ở quê hương để được hưởng tình yêu thương sự chăm lo của ông bà bố mẹ dành cho, hưởng những êm đềm của đêm trăng... Có phải thế không, bạn nhỉ ?
Nhớ làm sao mỗi đêm trăng sáng, được cùng những đứa bạn trẻ thơ hàng xóm chạy ra đường chơi đùa reo hò inh ỏi. Ôi, những trò chơi thuở nhỏ với những người bạn nhỏ bé xinh xinh ! Ôi, những hàng cây cao vút thắm đượm ánh trăng với những hình thù kỳ dị in xuống mặt đất! Ôi, những tiếng rì rầm trò chuyện với những tiếng mời chào cốc nước chè trên chiếc chiếu rách trải giữa sân nhà... Thú vị làm sao khi cả những chú chó cũng chạy ra đường ngắm trăng thỉnh thoảng cất tiếng sủa vu vơ... Quên sao được.. Tất cả đã đi vào tiềm thức, trở thành niềm thương nỗi nhớ trong tôi !
Trăng dù mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị vậy thôi mà đã là biểu tượng của làng quê, đã ghi sâu vào tâm trí của mỗi hồn quê. Dù có đi xa, có khó khăn vất vả, ta vẫn yêu tha thiết đêm trăng quê mình bằng tình yêu muôn thuở: tình yêu quê hương.... Với riêng tôi, từ bao giờ, tôi chẳng hay, những đêm trăng quê hương đã in sâu vào tâm trí như một hình ảnh gần gũi và yêu thương nhất ! Mỗi khi ngắm ánh trăng tròn, dù ở đâu, tôi cũng cứ tưởng như mình đang đứng giữa quê hương vậy !
Và bất chợt đêm nay, dẫu mưa, tôi vẫn muốn vén cả màn đêm để thấy bầu trời xanh thẳm treo ánh trăng vàng và những vì sao sáng lung linh trong lời ca lộng gió…
hoac bn lam bai nay:
Tôi rất yêu quê tôi.Cứ vào những tháng hè,tôi lại được ba mẹ chở về quê chơi.Những cảnh vật ở quê tôi rất thơ mộng nhưng điều mà tôi thích nhất ở quê tôi là đêm trăng sáng. Hôm nay là rằnm nên trăng lên rất sớm. Gió thổi làm vởi đi những cái nóng của ngày hè.Chúng đùa giỡn bên những lũy tre làng xanh mướt. Ánh trăng hiện lên,in bóng dưới bờ ao gần nhà.Trăng soi sáng từng ngõ xóm,ngõ làng.Trăng càng lên cao,gió càng thổi mạnh hơn,ánh trăng càng sáng tỏ. Vầng trăng tròn,trăng như một quả bóng mà lũ trẻ đầu làng đá lên trời.Lúc ấy,em như nghe văng vẳng bài thơ được phổ nhạc của Hoàng Trung Thông. Màn đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng,trăng cũng càng tỏ hơn.Những ngôi sao rải khắp bầu trời in bóng xuống ao như một bầu trời thứ hai. Ánh trăng sáng dìu dịu.Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi.Những chú ve cùng hoà chung tiếng nhạc tạo nên một bảng nhạc dưới trăng.Em như đang ngồi trong một buổi biễu diễn hoà nhạc. Áng trăng lung linh dưới dòng sông uốn khúc quanh làng.Trăng soáng sánh trên vai chị gáng đêm khuya. Các anh đom đóm chăm chỉ đang đi gác đêm.CHị cò đi ăn đêm.Mùi lúa thơm nồng toả ra trong đêm trăng.Em như vừ thưởng thức hoà nhạc vừa thưởng thức nhũng món ăn ngon của đồng quê. Những đêm trăng khuyết,trăng như một chiếc thuyền trôi dạt trên bầu trời đen thẫm. Áng trăng lung linh cứ theo em như muốn cùng đi chơi,cùng nhảy muá với em.Trăng sà xuống như lắng nghe những câu truyện cổ tích của bà em.Trăng óng ánh cùng những vì sao tinh tú.Em thầm nghĩ:"Vì sao tinh tú của mình ở đâu nhỉ?"Những vì sao tinh tú đang đùa giỡn,chạy nhảy trên bầu trời. Bầu trời đêm thăm thẳm thật yên tĩnh.Tíng gió nồng nàng thổi mát rượi.Chén nước chè xanh ông em đang uống như càng đậm đà hương vị quê hương. Cùng tiếng dế,tiếng gió,ánh trăng đã làm dịu đi những cái nóng oi bức,làm khô đi những giọt mồ hôi của những người vất vả,cực khổ trên cánh đồng.
Trăng đêm nay thật sáng.Dưới ánh trăng này,làng quê em thật huyền ảo,nên thơ và trong lòng của em tình yêu quê hương,đất nước ngày càng sâu nặng.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

13 tháng 12 2016

Cứ mỗi độ hè về là tôi lại háo hức về quê, thích nhất là những ngày cùng ông lên đê chơi thả diều, và cả những đêm trăng sáng ngồi nghe bà kể chuyện. Sau bữa cơm tối, tôi ra ngồi ngoài sân ngắm trăng. Ánh trăng mát dịu và tinh khiết của đêm mùa hạ cứ khiến lòng tôi thấy thanh thoát đến lạ. Mọi thứ xung quanh chìm đắm trong sự đùm bọc của màu trắng nõn ấy, kể cả tôi. Không khí thoáng đãng, dễ chịu. Không gian có lẽ sẽ im ắng mãi như thế nếu ko có âm thanh văng vẳng của những chú ve sầu, hay tiếng kêu của những chiếc lá rơi. Lời kể của bà hòa vào bức tranh thiên nhiên mà ánh trăng mùa hạ mag đến, lưu vào trí óc tôi hình ảnh đẹp nhất về quê hương mà có thể tôi sẽ không bao giờ quên được.

25 tháng 4 2017

Bọn mình có đề cương ôn tập rồi,có bài nào khó bạn cứ hỏi mình trả lời cho

14 tháng 12 2017

ko hổ danh là Conan @_@ thông minh quá

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

22 tháng 12 2016

Đề cương của các trường sẽ khác nhau bạn ơi! Dù bạn có ôn theo đề cương của mình nói riêng hay của các bạn khác nói chung thì khả năng trúng vào đề thi của bạn cũng chỉ là 40% đến 50% thui.

6 tháng 3 2023

Đây là đề cương ôn tập trắc nghiệm KHTN lớp 6 trường mình, đây chỉ có mỗi Sinh học thôi ko có Hóa và Lí loading...

4 tháng 3 2023

đã có đâu bạn

 

22 tháng 12 2021

Câu 1: Cho biết \frac{X}{4} = \frac{ - 3}{4} thì giá trị của x bằng

A. –1.

B. –4.

C. 4.

D. –3.

Câu 2: Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

A. –6.

B. 0.

C. –9.

D. –1.

Câu 3: Cho a, b, c là ba đường thẳng phân biệt. Biết a⊥c và b⊥c thì kết luận nào sau đây đúng?

A. c // a .

B. c // b.

C. ab.

D. a // b.

Câu 4: Ở hình vẽ bên, ta có và là cặp góc

A. trong cùng phía.

B.đồng vị.

C. so le trong.

D. kề bù.

Câu 5: Qua điểm A ở ngoài đường thẳng xy cho trước, ta vẽ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng xy?

A. Vô số.

B. 0.

C. 1.

D. 2.

Câu 6: Kết quả làm tròn số 0,737 đến chữ số thập phân thứ hai là

A. 0,74.

B. 0,73.

C. 0,72.

D. 0,77.

Câu 7: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm N nằm trên trục hoành có hoành độ bằng 2 thì tọa độ của điểm N là

A. N(0; 2).

B. N(2; 2).

C. N(2; 0).

D. N(–2; 2).

II/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm).

Bài 2: (1,25 điểm). Ba lớp 7A, 7B, 7C tham gia phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn do nhà trường phát động, số giấy thu gom được của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ với 3; 5; 6. Biết số giấy thu gom được của lớp 7B hơn số giấy thu gom được của lớp 7A là 18kg. Tính số kilôgam giấy thu gom được của mỗi lớp?

Bài 3: (2,50 điểm). Cho ΔABC có AB = AC và M là trung điểm của BC. Gọi N là trung điểm của AB, trên tia đối của tia NC lấy điểm K sao cho NK = NC.

a) Chứng minh ΔABM = ΔACM

b) Chứng minh rằng AK = 2.MC

c) Tính số đo của?

22 tháng 12 2021

đề 2 nhá

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN TOÁN LỚP 7 - ĐỀ SỐ 2

Phần 1 –Trắc nghiệm khách quan(2 điểm)

Mỗi câu sau có nêu bốn phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng (viết vào bài làm chữ cái đứng trước phương án được lựa chọn)

Câu 1. Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = -3 thì y = 8. Hệ số tỉ lệ là:

A. -3.

B. 8.

C. 24.

D. -24.

Câu 2. Kết quả của phép tính \left( - 2\right)^{4}.\left( - 2\right).\left( - 2\right)^{2} là :

A. \left( - 2\right)^{6}

B. \left( - 2\right)^{8}

C. \left( - 2\right)^{7}

D. \left( - 8\right)^{8}

Câu 3. Cho hàm số y = f(x) = 4x – 10, f(2) bằng:

A.2.

B. -2.

C.18.

D. -18.

Câu 4. Trong mặt phẳng toạ độ,cho các điểm A(0;1), B(2;1), C(3;0), D(1;3). Điểm nào nằm trên trục hoành Ox?

A. điểm B

B.điểm A

C.điểm C

D.điểm D

Câu 5. Cho y =f(x) = 2x2 -3. Kết quả nào sau đây là sai?

A.f(0) = -3

B.f(2) =1

C.f(1) = -1

D.f(-1) = -1

Câu 6 . Cho ΔABC = ΔMNP. Biết rằng góc A= 50^{0}, góc B = 70^{0}. Số đo của góc P là :

A. 60^{0}

B. 70^{0}

C. 50^{0}

D. Một kết quả khác

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Hai cạnh và một góc của tam giác này bằng hai cạnh và một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

B. Một cạnh và hai góc của tam giác này bằng một cạnh và hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

C. Ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

D. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành hai góc sole trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Câu 8. Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai :

A. Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

B. Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

C. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

D. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.

Phần 2- Tự luận (8 điểm)

Bài 1: Thực hiện phép tính (1,5đ)

Đề thi học kì 1 Toán 7

Bài 2: Tìm x, biết (1,5đ)

Đề thi học kì 1 Toán 7

Bài 3: (2đ). Tính số học sinh của lớp 7A và lớp 7B, biết rằng lớp 7A ít hơn lớp 7B là 5 học sinh và tỉ số học sinh của hai 7A và 7B là 8 : 9.

Bài 4 (2đ): Cho tam giác ABC có góc A = 900. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC tại M.

a/ Chứng minh ΔABM = ΔEBM.

b/ So sánh AM và EM.

c/ Tính số đo góc BEM.

Bài 5: (1đ). Chứng tỏ rằng: 87 – 218 chia hết cho 14.