Hãy kể ngắn gọn về một người kamf nghề y mà em biết !!!
Theo em, người làm nghề y cần có những phẩm chất gì ??
giúp tui nhanh nhanh nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé
Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở Nhật, nên tay nghề cô rất cao, tạo được uy tín với khách hàng. Mọi người thường tìm đến cô để khám và chữa bệnh răng.
Chú là một họa sĩ, bạn thân của bố em. Hiện chú đang công tác ở trường Văn hóa nghiệp vụ của tỉnh. Chú vừa làm công tác quản lí và tham gia giảng dạy. Mỗi lần, sáng tác được bức họa nào, chú thường đưa cho bố em bình phẩm, góp ý. Hai người có vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Đến nhà chú chơi, thấy những bức tranh chú vẽ hồi thời kì kháng chiến được lồng vào những cái khung nhỏ nhỏ xinh xinh treo trên tường, em rất thích. Nhiều khi thấy em chăm chú nhìn vào một bức tranh nào đó, thì chú lại đến bên cạnh, nói cho em biết thời điểm và hoàn cảnh vẽ bức tranh ấy. Bức thì vẽ rừng dừa bị bom Mĩ tàn phá, bức thì vẽ cảnh tàu địch bị bộ đội ta đánh cháy, đánh chìm trên sông Hàm Luông, bức thì vẽ cảnh sinh hoạt của đơn vị chú ở vùng giải phóng v.v… Chú là một người dễ mến, dễ gần và rất thương yêu trẻ con. Chú nói, bữa nào chú sẽ dạy cho em cách vẽ, cách tô màu, cách phóng tranh vì thấy em rất mê môn vẽ.
Theo em nghề y sẽ phải có 2 yếu tố :+) Giỏi chữa bệnh để có thể chữa được nhiều bệnh
+) Phải có tấm lòng thương người bệnh ,đặc biệt là người bệnh nghèo và nặng
Ps:mik ko cóp trên mạng đâu nhé
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:
Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.
Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.
Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền
Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Làng nghề nổi tiếng :
Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....
a) Bố (mẹ, chú, dì,…) của em làm nghề gì ?
Mẹ em là bác sĩ làm ở bệnh viện tỉnh.
b) Hằng ngày, bố (mẹ, chú, dì,…) làm những việc gì ?
- Hàng ngày mẹ ở bệnh viện cùng các y, bác sĩ khác chăm sóc, chữa bệnh cho mọi người. Có những buổi tối, mẹ phải trực suốt cả đêm hoặc có những ca cấp cứu, mẹ phải ở lại làm việc cho đến trưa ngày hôm sau mới về.
c) Những việc ấy có ích như thế nào ?
Nghề của mẹ tuy vất vả nhưng thật vinh quang. Vì đó là nghề cứu người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi gia đình. Em rất tự hào về mẹ của em.
Chọn một nghề ở địa phương em và nêu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó.
- Học sinh lựa chọn một nghề ở địa phương em và nêu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó. Ví dụ nghề làm gốm.
Yêu cầu đối với phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó: Có chuyên môn, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, xem nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của mình. Một người thầy thuốc có y đức thì luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng. Làm thế nào để: "Xây dựng môi trường bệnh viện thân thiện theo đúng tinh thần bệnh viện là nhà, bệnh nhân là chủ, y, bác sĩ là người phục vụ", luôn là điều trăn trở của ngành Y tế và của mọi người.
Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” quan trọng đến nhường nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức.Trong sự phát triển đi lên của xã hội nói chung và sự phát triển của ngành y tế nói riêng, giữa những khó khăn và thách thức để tồn tại và phát triển, y đức và chất lượng khám chữa bệnh được coi là vấn đề cốt lõi của toàn ngành y tế. Trong thời gian qua, chúng ta không phủ nhận trong đội ngũ những người thầy thuốc, vẫn còn những điều vướng bận ở nơi này hay nơi khác, nhưng họ đã có những sự đóng góp và hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội. Trước những thách thức của cuộc sống, bệnh tật ngày càng nhiều, xã hội cần sự tận tình, chia sẽ nhiều hơn nữa của đội ngũ y bác sĩ để nâng cao vấn đề y đức và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân. Có như vậy chúng ta mới thấm nhuần câu nói của Hải Thượng Lãn Ông “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”./.