K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2016

câu 1:

do TĐ không đổi hướng nghiêng khi chuyển động nên có lúc TĐ ngả nửa cầu bắc,có lúc ngả nửa cầu nam về phía mặt trời

Câu 2:

Đây là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa do vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời gây ra.

Ngày 22/6 ( Khoảng tháng 5 âm lịch) nửa cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt nhất và thời gian ban ngày kéo dài nhất,thời gian ban đêm rất ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng)

Tương tự như vậy, ngày 22 tháng 12( khoảng tháng 10 -11 âm lịch) bán cầu Bắc chếch xa mặt trời nhất nên có ngày rất ngắn (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)

10 tháng 12 2016

Câu 1:

vì trái đất nghiêng 23.5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.
Cứ kiếm đâu 1 quả bóng làm thí nghiệm thử sẽ rõ ngay

28 tháng 7 2018

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

22 tháng 12 2019

-Do khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi.

+ Nửa cầu ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa nóng, do góc chiếu lớn.

+ Nửa cầu không ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa lạnh, do góc chiếu nhỏ.

30 tháng 3 2017

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn và nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, và khi đó là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, và là mùa lạnh của nửa cầu ấy. Vì thế nên khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.

5 tháng 4 2017

Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.

6 tháng 12 2019

vì 2 nửa cầu luân phiên nhau ngả về phía mặt trời. nên khi nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời thì nửa cầu nam là mùa nóng còn nửa cầu bắc là mùa lạnh . Còn khi nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu Bắc là mùa nóng còn nửa cầu Nam là mùa lạnh

Mình chỉ nhớ thế thôi nếu sai thì các bạn góp ý nhé

31 tháng 12 2023

1. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn: 

- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

- Âu - Á.

- Thái Bình Dương.

- Bắc Mỹ.

- Nam Mỹ.

- Nam Cực.

- Phi.

2. TĐ chuyển động quanh MT 

=> Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía MT.

=> Thời kì bán cầu nào ngả về phía MT => Được chiếu sáng nhiều hơn => Mùa nóng của bán cầu đó.

=> Thời kì bán cầu nào chếch xa phía MT => Được chiếu sáng ít hơn => Mùa lạnh của bán cầu đó.

31 tháng 12 2023

4. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.

5.

- Nội sinh:

+ Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

+ Tạo ra các dạng địa hình lớn.

- Ngoại sinh:

+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

+ Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

4 tháng 4 2020

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là bởi vì:

Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt trời. nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn. Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh. Chính vì vậy, trong năm, thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

HỌC TỐT

# mui #

Trả lời:
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm. Vì trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; Nếu nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm. 

25 tháng 12 2016

1. HỆ QUẢ :

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

 

III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

26 tháng 12 2016

Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''

Hí hí kiểm tra tốt nha

6 tháng 1 2017

Vì trái đất nghiêng 23.5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.
Cứ kiếm đâu 1 quả bóng làm thí nghiệm thử sẽ rõ ngay

14 tháng 11 2016

Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa.