K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Suy nghĩ về mẫu chuyện sauCó một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách.Ngày nọ giận mẹ cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn:Tôi ghét người.Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại:Tôi ghét người.Cậu hoảng hốt quay về xà vào lòng mẹ khóc nức nở.Cậu bé không hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.Người mẹ nắm tay con đưa cậu...
Đọc tiếp

Suy nghĩ về mẫu chuyện sau

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách.Ngày nọ giận mẹ cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn:Tôi ghét người.Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại:Tôi ghét người.Cậu hoảng hốt quay về xà vào lòng mẹ khóc nức nở.Cậu bé không hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con đưa cậu trở lại khu rừng.Bà nói:Giờ thì con hãy hét thật to:Tôi yêu người.Lạ lùng thay có tiếng vọng lại:Tôi yêu người.Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu:Con ơi đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.Con cho điều gì con sẽ nhận đều đó.Ai gieo gió thì giặt bao.Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con.Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

1
9 tháng 12 2016

Có ai đó đã nói rằng cuộc sống này là một điều kì diệu, và mỗi chúng ta hãy sống thật hết mình cho điều kì diệu ấy. Và rất nhiều người đã hài lòng với những gì mà cuộc sống mang đến cho họ: Hạnh phúc, tình yêu, nụ cười, thậm chí là cả những giọt nước mắt. Nhưng cũng không ít người chán nản với cuộc sống, với xã hội bởi họ cho rằng mọi người thù ghét họ. Những con người ấy đều là những cậu bé ngây thơ giông như cậu bé trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu. Và biết đâu, chính cầu chuyện tưởng chừng như ngắn gọn và đơn giản này lại chính là lời giải đáp cho hiện tượng nêu trên.

Một câu chuyện ngắn gọn như Tiếng vọng rừng sâu không phải là ít trong thời đại hiện nay, nhưng quan trọng là chúng ta rút ra dược những gì cho bản thân khi đến với cáu chuyện. Ân sau lớp ngôn từ giản đơn, dễ hiểu kể về một cậu bé đã hai lần hét vào thung lũng cạnh khu rừng rậm rằng: “Tôi ghét người”, “tôi yêu người”, và những gì cậu bé nhận lại từ rừng sâu âm u cũng chính là những từ ấy, câu ấy, đó là bài học triết lý vô cùng sâu sắc về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống. Việc cậu bé nhận lại cũng chính những tiếng cậu đã phát ra: “tôi yêu người”, “tôi ghét người” thực chất cũng chỉ là một hiện tượng vật lí tự nhiên: Hiện tượng dội âm. Nhưng chúng ta hãy xem, khi lần thứ nhất cậu bé đã mang tâm trạng giận dỗi với mẹ mà bực dọc hét lên: “Tôi ghét người” – mà người ở đây ý chỉ mẹ cậu – thì từ rừng sâu, hẳn tiếng vọng lại cũng chẳng êm tai dễ nghe gì mà đầy bực tức: “Tôi ghét người”. Cậu bé hoảng sợ không hiểu tại sao, nhưng chẳng phải lí do đã được bày ra rõ ràng trước mắt rồi đó hay sao? Cậu bé đã gieo thù ghét, thì cũng nhận lại thù ghét, và sau đó khi cậu trao yêu thương thì cũng nhận lại được yêu thương. Câu nói của người mẹ: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống chúng ta: Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con, nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con’’, nhưng một lần nữa khẳng định lại tư tưởng đạo lí đặt ra ở đây: Chính thái độ của mỗi con người đối với cuộc sống sẽ quyết định thái độ của cuộc sống đối với con người ấy — cho đi thù oán sẽ nhận lại oán thù, cho đi yêu thương sẽ nhận lại được thương yêu.

Hẳn rằng người mẹ trong câu chuyện đã mượn một hiện tượng vật lí tự nhiên để dạy cho con mình một bài học sâu sắc hơn. Và chắc rằng bài học ấy là vô cùng đúng đắn, bởi lẽ người mẹ là một người từng trải, sâu sắc, và chính cuộc sống kì diệu này sẽ cho ta những minh chứng rõ nhất cho bài học trên. Bạn và tôi – chúng ta đều phải thừa nhận rằng cuộc sống không hề giản đơn, cuộc sống là một khái niệm nào đó thật phức tạp, thậm chí rối rắm, nhiều thách thức. Và chính con người chúng ta đã tạo nên điều đó. Đứng trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho riêng minh một cách nhìn, cách nghĩ, cách hành xử riêng. Có người thì chọn cách phó mặc cho số phận, muốn tới đâu thì tới, có người ủ rũ, buồn bã đố rồi cuối cùng chìm sâu vào bể thương thân, oán trách mà chẳng còn thời gian để chia sẻ với mọi người và tận hương những niềm vui, bao điều thú vị mà cuộc sông mang lại, có những người thì lại chọn thái độ sống tiêu cực, dặt cái nhìn thiếu thiện cảm lên người khác, khép chặt lòng mình và tự biện hộ là không có thời gian để yêu bất cứ ai, cho nên quanh họ luôn là một bầu không khí u ám, thù ghét. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chọn cho mình một món trang sức đẹp nhất để bước vào vũ hội cuộc đời, đó chính là nụ cười và tình yêu. Cuối cùng thì sao? Vâng, ai cho đi cái gì thì nhận lại đúng cái đó như cậu bé trong câu chuyện. Khi bước tới cuối con đường đời, những người buông xuôi trước số phận thường cắn môi nuối tiếc rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, mình đã không thể làm được những gì mà mình mong muốn. Những người luôn chán nản cuộc sống hẳn không thể có được niềm vui, và luôn cảm thấy cô độc. Tệ hơn nữa là những người chọn thái độ thù ghét, họ cô độc, lạc lõng, trong lòng họ chất đầy những thù oán, tị nạnh, ghen ghét…, bởi vì chính họ cũng thù oán, tị nạnh, ghen ghét… người khác. Chỉ có những ai trao tặng yêu thương thì mới có thể mỉm cười hạnh phúc bởi quanh họ cũng là những con người yêu thương họ: bạn bè, gia đình, hay đơn giản chỉ là những người mà họ đã dùng tình yêu thương để đối xử. Đó gần như là một chân lí bất di bất dịch trong cuộc sống mà chính bản thân tôi đã từng trải nghiệm. Tôi cũng như cậu bé khờ dại trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu, ở lần đầu tiên tôi hét lên câu “tôi ghét người” bởi những đố kị, ganh ghét, ích kỉ với bạn bè. Tôi ít khi mỉm cười, ít khi trải lòng mình với cuộc sống mặc dù cha mẹ, bạn bè xung quanh tôi luôn chờ đón tôi bằng vòng tay yêu thương. Và cuối cùng, thời gian như người mẹ đầy kinh nghiệm và yêu thương trong câu chuyện, dắt tôi quay trở lại để tôi có được cơ hội nói câu yêu thương với mọi người. Bạn ơi, bạn hãy tin rằng nếu chúng ta thân thiện, mỉm cười, bao dung với mọi người thì tất yếu mọi người cũng sẽ trao lại cho bạn tấm lòng yêu thương. Ngược lại, nếu bạn cố tình ghét bỏ, thù oán, ganh tị với bất kì một ai thì rồi có một ngày bạn sẽ trở thành kẻ bị ghét bỏ, thù oán, ganh tị mà thôi! Ông bà ta đã có câu: “Nhân nào quả nấy”. Dẫu biết rằng cuộc sống phức tạp rối rắm, nó là một ranh giới mong manh giữa tốt và xấu, yêu và ghét, thực chất và giả tạo…, bạn không thể tốt hết với tất cả mọi người, mà bạn cũng không thể xấu tính với tất cả những người xung quanh bạn. Nhưng bạn ơi, càng yêu thương, càng bao dung nhân ái, thân thiện chan hòa, và cởi mở, chân thành bao nhiêu thì bạn sẽ càng dễ thương hơn trong mắt mọi người đấy. Vậy có khi nào bạn hoài nghi, thậm chí thất vọng vì bạn đã trao tặng tình yêu rất nhiều mà nhận lại chẳng được bao nhiêu? Tôi chỉ có thể khẳng định một điều rằng, hãy cứ tin ở chính bản thân bạn, và thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng, những người luôn nói: “Tôi yêu người” sẽ được người khác tôn trọng, yêu quý.

Có lẽ các bạn đều biết một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân: “Ôi, sống đẹp là sống thế nào hỡi bạn”. Khái niệm “sống đẹp” mà nhà thơ Tố Hữu đưa ra chắc hẳn bao hàm nhiều ý nghĩa mà chúng ta không bàn đến ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh của sống đẹp: đó là yêu thương, chan hòa với mọi người. Bạn thấy không, khi bạn yêu thương, chan hòa thì trong mắt mọi người, bạn sẽ trở thành một người sống đẹp, và có ai lại không yêu quý một người sống đẹp, cái đẹp vẫn luôn được trân trọng và tôn vinh trong cuộc sống. Ngược lại, thái độ sống không đẹp của bạn đối với cuộc đời, rồi sẽ bị tẩy chay, xa lánh, xấu – đẹp, thật — giả trong cuộc sống này luôn lẫn lộn, đôi khi thật khó mà phân biệt. Nhưng cho dù thê nào, bạn hãy đưa cho cuộc đời những gì thật nhất của con người bạn: một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt ấm áp, hay thậm chí là những giọt nước mắt chân thành… Và bạn cũng sẽ nhận lại được những tình cảm chân thật của mọi người. Cho và nhận luôn có một quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, tác động qua lại nhau là như vậy. Cho thế nào thì cũng nhận lại đúng như vậy, không thể khác được, như quy luật phản xạ âm thanh trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu mà ta đã đọc. Chính vì thế, bản thân chúng ta muốn được mọi người đối xử như thế nào, thì trước hết ta hãy đối xử với mọi người như thế. Giống như câu nói “Muốn thay đổi cả thế giới, trước hết hãy thử thay đổi chính mình”.

“Người hạnh phúc nhất là người mang đến hạnh phúc cho người khác nhiều nhất”, chắc các bạn đều hiểu ý nghĩa của câu nói trên. Nó cũng giống như bài học mà chúng ta vừa mới đề cập đến: Cho đi hạnh phúc cũng sẽ nhận lại hạnh phúc, gieo rắc khổ đau cũng phải nhận về khổ đau. Thấu hiểu điều đó, mỗi chúng ta hãy chọn cho mình hạt nhân của lòng yêu thương, nhân ái, thân thiện… để gieo xuống mảnh đất cuộc đời, và chắc chắn quả mà ta thu được cũng sẽ là hoa quả của lòng yêu thương, trân trọng của mọi người. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng mình không thể gặp ai cũng yêu, gặp ai cũng thương, nhưng với tất cả mọi người, tôi sẽ luôn cố gắng đi tìm hạt ngọc ẩn trong họ để trân trọng họ hơn.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Cảm ơn pạn nhé

có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại...
Đọc tiếp

có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” Câu 1 phương thức biểu đạt chính dựa vào đâu mà em biết Câu 2 nội dung chính Câu 3 chủ đề của văn bản trên Câu 4 tác dụng của ngôi kể được sử dụng ảnh câu 5 thầy thông điệp mà văn bản mang đến cho người đọc

0
có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ...
Đọc tiếp

có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” Câu 1 phương thức biểu đạt chính dựa vào đâu mà em biết Câu 2 nội dung chính Câu 3 chủ đề của văn bản trên Câu 4 tác dụng của ngôi kể được sử dụng ảnh câu 5 thầy thông điệp mà văn bản mang đến cho người đọc

0
Có một cậu bé ngỗ nghĩnh thường bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn : " Tôi ghét người " . Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại " Tôi ghét người " . Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu bè không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghết cậu . Người mẹ nắm tay con , đưa cậu trở lại khu rừng ....
Đọc tiếp

Có một cậu bé ngỗ nghĩnh thường bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn : " Tôi ghét người " . Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại " Tôi ghét người " . Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu bè không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghết cậu . Người mẹ nắm tay con , đưa cậu trở lại khu rừng . Bà nói : Giờ thì con hãy hét thật to : " Tôi yêu người " . Lạ lùng thay , có tiếng vọng lại : " Tôi yêu người " . Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu : " Con ơi đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta . Con cho điều gì , con sẽ nhận điều đó . Ai gieo gió thì gặt bão . Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con . Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con . "

Đặt nhanh đề cho đoạn văn trên

1
20 tháng 3 2022

Cho và nhận trong cuộc sống.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU            Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người.”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người.” Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu.            Người mẹ nắm tay...
Đọc tiếp

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
            Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người.”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người.” Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
            Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người.” Lạ lùng thay cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “…”.
1. (0.5đ) Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên
A. Phép thế, phép lặp, phép nối
B. Phép thế, phép lặp
C. Phép nối
D. Phép thế

2. Theo em, trong câu truyện "Tiếng vọng rừng sâu", người mẹ sẽ nói gì với người con (trả lời ngắn gọn khoảng 2 – 3 dòng)

3. Câu truyện "Tiếng vọng rừng sâu"  đã đem đến cho em bài học sâu sắc gì?

1
25 tháng 2 2022

1, A

2, Người mẹ sẽ nói với người con :"Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người.” 

3, Bài học : Câu chuyện trên là một câu chuyện ý nghĩa vè lối sống gieo gió gặt bão trong đời sống này. Và từ đó em cũng rút ra được rằng trong cuộc sống khi trao những điều tiêu cực,  những sự ghen ghét thù hận thì đương nhiên điều nhận lại cũng sẽ là những thứ tương tự và khi trao yêu thương, những điều tích cực trong cuộc sống thì sẽ được nhận lại tương tự.

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lung cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.    Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ...
Đọc tiếp

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lung cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

 

   Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió  thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

 

( Tác giả? Tác phẩm? Phương thức biểu đạt chính? nội dung chính? Câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? Trường từ vựng? )

2
23 tháng 2 2022

gup em với

 

24 tháng 2 2022

tác giả: NXB trẻ

tác phẩm: quà tặng cuộc sống

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.Thành phần biệt lập gọi đáp "Con ơi"

ndc: truyền một thông điệp : Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUCó một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại...
Đọc tiếp

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

                    (Theo Quà tặng cuộc sống,)Câu 1 Trong câu chuyện trên ,người mẹ đưa con trở lại khu rưng sâu nhằm mục đích gì?

Câu 2 Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp cuối cùng trong câu chuyện trên sang lời dẫn gián tiếp?

Câu 3 Có thể rút ra bài học gì trong câu chyện này?                                                                                                    



 


 

0
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Tiếng vọng rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Tiếng vọng rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người đó thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Xác định từ láy được sử dụng trong văn bản trên? Câu 3: Câu "Ai gieo gió thì ắt gặt bão" gợi em nghĩ đến câu thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa câu thành ngữ đó? Câu 4: Qua văn bản em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

0
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

 

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU 

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. 

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. 

               (Theo “Quà tặng cuộc sống”, NXB Trẻ, 2002) 

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.  

2. Thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc trong văn bản là gì?  

3Từ văn bản trên cùng với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) nêu suy nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. 

 

1
11 tháng 11 2022

1. PTBD chính của văn bản là tự sự                                                                          2.cho đi là còn mãi                                                                                                      3.cho đi là nhận lại cái mình cho đi

 

  Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có...
Đọc tiếp

  Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.

  Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.”… 

                              (Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TPHCM, 2006)

Câu 1: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì (1 điểm)

Câu 2: Tìm một câu ghép trong văn bản trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó? (1 điểm)

Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên là gì? (1 điểm)

 

0