Dấu hiệu nhận biết của nghệ thuật chơi chữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Lí thuyết:
-Chơi chữ là lợi dụng sắc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
-Các lối chơi chữ:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
B. Ví dụ:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
VD:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ mà rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
+ Dùng lối nói trại âm
Sánh vơi Na va ranh tướng Pháp ( Danh tướng)
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
+ Dùng lối nói lái
VD: Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn ( Con ngựa)
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. --> Đồng nghĩa.
C. Bài tập:
BT1. Phân tích cách đối từ ngữ và lối chơi chữ trong các ví dụ sau:
a.Nhà Chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quay cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, nhờ tớ đỡ đần trong mọi việc;
Bà đi đâu vội mấy! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
b. Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp
Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.
Gợi ý:
@.Phân tích đối ngữ trong hai ví dụ trên:
a.
* Đối từ ngữ- đối ý:
bà( bà lão) | lão( ông lão) |
hay lam hay làm | vất vơ vất vưởng |
thắt lưng bó que | búi tóc củ hành |
xắn váy quay cồng | buông quần lá tọa |
chân đăm đá chân chiêu | gật gù tay đũa tay chén |
tớ | ai |
đỡ đần trong mọi việc | kể lể chuyện trăm năm |
* Đối thanh: bằng-trắc
*Từ loại:
-đại từ-đại từ VD: bà>< lão
-Ngữ cố định đối với ngữ cố định
-Đối các từ cùng trường nghĩa:
+ Trường nghĩa nghèo ( thuộc bà lão): hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quay cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, đỡ đần
+ Trường nghĩa nghèo ( thuộc ông lão): vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa tay chén, kể lể.
b.
* Đối từ ngữ- đối ý:
nhà cửa | cơ đồ |
lầm than | bỏ bễ |
con | vợ |
ai | kẻ |
rèn cặp | đe loi |
* Đối thanh: bằng-trắc
@ Phân tích nghệ thuật chơi chữ:
a.
-Chơi chữ đồng âm: củ hành ( tên một loại củ) và tên kiểu tóc
-thắt lưng: là dây thắt lưng- còn chỉ cách ăn mặc
-lá tọa ( kiểu thực vật)- buông quần lá tọa ( kiểu ăn mặc)
b. Chơi chữ đồng âm
-than: chất đốt- lầm than, vất vả
-Rèn: chỉ hoạt động của nghè rèn, cặp dụng cụ của nghề rèn- rèn cặp, uốn nắn, bảo ban
-bễ: dụng cụ thổi gió của nghề rèn- bỏ bễ: bỏ không trông nom gì hết
-loi: thoi , đe: vật cứng làm bằng thép ( dụng cụ nghề rèn)- đe loi là nỗi lo sợ về một tai họa có thể xảy ra.( mất vợ)
Vì chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .
hc tốt
câu 1 : các câu là câu ghép là : B
mk chỉ làm đc câu 1 thôi câu 2 mk ko hiểu đề
Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ)
Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:
- Phăng tin khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt hiện lên “nụ cười không sao tả được”
- Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng- tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”
- Chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van- giăng
→ Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van- giăng
Dấu hiệu nhận biết của nghệ thuật chơi chữ
Có nhiều cách chơi chữ khác nhau như sử dụng từ đồng âm nhưng khác nghĩa, nói lái, dùng từ trái nghĩa…