K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2016

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em.

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

6 tháng 12 2016

bạn ơi có dàn ý không

Đề 3:

Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.

Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.

Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:

- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?

- Không! Em không sao! Còn anh?

- Mình cũng không sao

Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:

- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?

- Em tên là Minh, em 12 tuổi.

- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.

Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.

Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.

Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!

 
7 tháng 12 2016

Đề 2

Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.

Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.

Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.

Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!

Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.

17 tháng 11 2018

Chú ý: Làm bài văn chứ không lập dàn bài hay lập dàn ý

17 tháng 11 2018

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG EM

1. MỞ BÀI: Quê hương tôi ngày càng đổi mới, phát triển và năng động hơn. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì điều ấy.

2. THÂN BÀI:
Quang cảnh quê hương ra sao? Những con đường đất đã được thay thế bằng bê tông, phẳng lì, những mái nhà cao tầng mọc lên san sát..
Có rất nhiều những công trình mới được xây dựng như nhà máy, xí nghiệp, đình làng và chùa cũng được tu bỏ cho đẹp hơn..
Người dân không chỉ biết làm ruộng, quanh năm sau lũy tre làng mà đã đi lên thành phố làm việc, làm ở các nhà máy, nhanh nhạy hơn và thích ứng hơn với thời cuộc…

3. KẾT BÀI: Những đổi mới tích cực của quê hương hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để đóng góp một phần sức lực cho quê hương thân yêu.

17 tháng 11 2018
Dàn bài Kể về những đổi mới ở quê em 

A. Mở bài.

- Giới thiệu khái quát về quê em.

B. Thân bài.

- Quê em trong quá khứ như thế nào?

- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?

+ Quang cảnh?

+ Nhịp sống?

+ Tinh thần hăng say lao động?

- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?

C. Kết bài.

- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?

17 tháng 11 2018

Quê hương – hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ. Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa, chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thần của con người cũng phong phú đa dạng hơn.

Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”

20 tháng 3 2021

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

30 tháng 1 2016
Nội dung: Cảm nghĩ về anh, chị em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ 
18 tháng 8 2019


1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân

3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.

14 tháng 11 2017

Đề bài 2 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

                                               Bài làm

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

   Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

   Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

   - Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

   Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

   Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

   Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

14 tháng 11 2017

Đề 1:

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

13 tháng 12 2016

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

13 tháng 12 2016

Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.

Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :

- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.

Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:

- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?

Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:

- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .

Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :

- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.

Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.

Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.

(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)

19 tháng 12 2016

MB: Tự giới thiệu

Tôi tên là Thu, là người con của miền sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười. Cha tôi là một người lính đã anh dũng hi sinh trong một trận chiến đấu vô cùng ác liệt. Thật tình cờ tôi được gặp lại bác Ba, người đồng đội thân thiết với cha tôi, và được bác trao lại cho kỉ vật thiêng liêng mà trước khi nhắm mắt, ba tôi đã trăng trối đưa cho người bạn ấy.

TB:

Ý 1: Hồi tưởng về quá khứ

Mỗi lần mang cây lược ra để chải mái tóc, tôi thường ngắm nghía rất lâu, như vẫn còn đó bóng hình và bàn tay ấm áp của người cha thân yêu. Bao kỉ niệm về cha tôi lại ùa về. Những kỉ niệm về lần cuối cùng ba về phép thăm nhăm năm tôi lên 8 tuổi. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại lảng tránh sợ hãi ba vì vết sẹo lớn trên mặt trông thật dễ sợ, đặc biệt là tôi kiên quyết không chịu nhận ba là bởi vì trông ba không giống với tấm hình chụp chung với má. Những ý nghĩ của một đứa trẻ thơ đã khiến tôi mất cơ hội được gần gũi nhiều hơn bên người cha kính yêu của mình. Thậm chí trong mấy ngày phép ấy, tôi còn có những cư xử có phần hỗn láo, giận dỗi khi bị ba đánh, bỏ nhà về bà ngoại. Đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được bởi khi được nghe ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba. Lúc ấy tôi tự trách bản thân minh, muốn được xin lỗi ba và cảm thấy căm giận thằng Mĩ. Phải chăng vì cá tính bướng bỉnh của mình nên giờ đây mỗi khi nghĩ về ba lòng tôi lại thấy xót xa vô cùng. Ánh mắt yêu thương và vong tay ôm chặt của ba trong buổi sáng chia tay để ba quay trở lại đơn vị. Chuyện tôi đòi ba về mua cho tôi một cây lược....

Ý 2: Hiện tại

Chia tay bác Ba, tôi trở về thăm má, kể cho má nghe về kỉ vật mà cha tôi đã để lại cho cô con gái bé bỏng. Khi nghe tôi kẻ lại giây phút hấp hối mà ba vẫn chỉ có một tâm niệm sâu sắc nhất là nhờ bác Ba mang cây lược ngà do chính đôi bàn tay và tình yêu thương ba trao gửi dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cả hai má con không thể cầm được những giọt nước mắt. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ quyết tâm thực hiện thật tốt nhiệm vụ của một người giao liên để tiếp bước con đường đang dang dở của cha.

KB:

Khẳng định tình cảm của bé Thu luôn dành cho người cha kính yêu của mình.

Cây lược ngà luôn được tôi mang theo như ba vẫn luôn bên tôi; đó là một kỉ vật vô cùng thiêng liêng đối với tôi, con của một người lính đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bộc lộ niềm mong ước và lời tự hứa của cô giao liên dũng cảm, để cho cha ở nơi xa được mỉm cười và tự hào về cô con gái bé bỏng năm xưa.

29 tháng 6 2017

len mang ma paste ve