K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2016

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn

 
18 tháng 12 2016

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

 

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

 

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn


 

16 tháng 10 2016

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số,phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.

Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diệu nhẹ.

Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẩm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.

Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…

Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.

Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.

Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bới vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.

“Dừa xanh sừng sững giữa trời

Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung

Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.

16 tháng 10 2016

con co bai nao khac nua k ?

16 tháng 2 2017

0,0735 nhé

16 tháng 2 2017

0,0735 tk nha

19 tháng 7 2017

Ta có: \(\frac{2n+1}{2n\left(n+1\right)}=\frac{2n+1}{2n^2+2n}\)

Để chứng mình phân số \(\frac{2n+1}{2n\left(n+1\right)}\)là tối giản thì ta phải chứng minh phân số \(\frac{2n+1}{2n\left(n+1\right)}=\frac{2n+1}{2n^2+2n}\)là tối giản

Gọi d = UCLN ( 2n+1 ; 2n2 + 2n ) ; d \(\in N\)*

Ta có: 

\(\hept{\begin{cases}2n+1⋮d^{\left(1\right)}\\2n^2+2n⋮d\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}2n^2+n⋮d\\2n^2+2n⋮d\end{cases}}}\)

\(\Rightarrow\left(2n^2+2n\right)-\left(2n^2+n\right)⋮d\)

\(\Rightarrow n⋮d\)  ( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ) 

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}2n+1⋮d\\n⋮d\end{cases}}\)\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}2n+1⋮d\\2n⋮d\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\left(2n+1\right)-2n⋮d\)

\(\Rightarrow1⋮d\)

\(\Rightarrow d=1\)

Vậy: phân số trên là tối giản ( đpcm )

22 tháng 4 2017

Nước ở đĩa được hơ nóng bay nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng

k mình nha
22 tháng 9 2016

^3 la j

22 tháng 9 2016

\(x\in\left(\infty;-\infty\right)\)

\(\left(1-x\right)^3=-\left(x-1\right)^3\)

\(-\left(x-1\right)^3=2^5.3\)

\(1-2\sqrt[3]{12}\)

Sau đó bạn tự\(\Rightarrow\)X nha

17 tháng 12 2019

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ. Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ. Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.

Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về cuốn vở

Cuối năm học lớp Bốn, với danh hiệu học sinh giỏi, em được nhà trường khen thưởng một suất học bổng, một bộ đồng phục thể dục và nhiều dụng cụ học tập khác. Em thích nhất là những quyển vở.

Quyển vở hình chữ nhật có chiều dài 25cm và chiều rộng 16cm. Bìa vở được làm bằng loại giấy tốt, rất dày và dai bao phủ những trang giấy trắng bên trong khiến quyển vở có bề dày cỡ non 10cm. Màu vàng nâu của bìa lóng lánh bởi những vân chỉ ngang dọc, làm nổi bật hình ảnh cậu mục đồng cưỡi trâu thả diều trong tranh dân gian Đông Hồ. Bìa sau in nhiều mẫu vở với nhiều bức tranh Đông Hồ như “Chăn trâu thổi sáo, Chăn trâu học bài, Đám cưới chuột... ”.

Bên dưới bìa vở có logo “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cạnh bên là tên công ty sản xuất Vĩnh Tiến. Gáy vở được viền bởi màu nâu như làm duyên cho vở bằng những hoa văn màu chàm.

Mở vở, lật từng trang, em thích ơi là thích. Quyển vở có những trang giấy trắng tinh được kẻ ô li vuông vắn. Phía trái có viền để làm lề. Trang nào cũng đều đặn những dòng kẻ tăm tắp. Tất cả đều mát rượi khi sờ tay vào và thật thích khi ngửi thấy mùi thơm trang vở mới mỗi lần em nhẹ tay lật từng trang giấy.

Vở là người bạn thân thiết với em. Vở lưu giữ kiến thức cho em và vở sẽ cho mọi người biết em luôn là một học sinh ngoan, giỏi với những điểm mười đỏ chót, với những dòng chữ nắn nót, cẩn thận.

Em sẽ khoác lên tấm áo ni-lông thật đẹp cho vở, em sẽ giữ gìn vở cẩn thận, nhất là không để vở bị quăn góc.

Chúc Thảo Nguyên học tốt nha ^^
17 tháng 12 2019

DÀN BÀI MẪU(1):( thuyết minh về chiecs nón bảo hiểm)(xem ý)

I. Mở bài:

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

- Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

II. Thân bài:

* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

- Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

- Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

- Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

- Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

- Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

- Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

* Tác dụng:

- Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

- Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

III. Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.

DÀN BÀI:(2)NÓN BẢO HIỂM...bn xem ý nha

CÔNG ĐOẠN THIẾT KẾ(xem ý)

Trong suốt công đoạn này, thiết kế của nón được phát họa những yếu tố cần thiết, dễ sử dụng, và có cả hình dáng thật bắt mắt. Mọi việc không chỉ nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, mà còn sự phối hợp tài tình trong cấu trúc chiếc nón bảo hiểm của một nhà sản xuất nón bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Nói chung, mọi thành công của sản phẩm tùy thuộc vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của những nhà thiết kế.

B: PHÒNG THỬ KHÍ ĐỘNG HỌC – HẦM GIÓ

Trong khi chạy xe, đầu của người lái được bảo vệ bởi nón bảo hiểm và như vậy chiếc nón cũng đạt một tốc độ tương đương với tốc độ của chiếc xe máy, ví dụ: ở tốc độ từ 20 đến hơn 100km/h sẽ có một dòng khí lớn lướt qua nón bảo hiểm của người lái xe nhưng hoàn toàn không thể nhìn thấy được. Những nhà sản xuất nào sở hữu Hầm gió sẽ rất thuận tiện cho việc thí nghiệm tạo ra những luồn gió nhân tạo. Kết quả của những thí nghiệm trên được lưu lại.

C: THỰC HIỆN VIỆC THỬ NGHIỆM THỰC TẾ

Bất kỳ sản phẩm mới nào đã xuất sắc vượt qua 2 điều kiện quan trọng là Thiết kế kiểu dáng và Thử nghiệm trong Hầm gió đều phải tiếp tục thử nghiệm thực tế trên đường chạy. Thử nghiệm này kiểm nghiệm được những yếu tố ưu điểm có thực tế đạt yêu cầu hay không. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và giá trị được xác định của sản phẩm, nhà sản xuất sẽ chọn điều kiện thử nghiệm thực tế khác nhau. Với lý do này, việc chạy thử không chỉ được thực hiện trên đường bình thường mà còn được thử nghiệm trên cả đường đua cho một vài loại sản phẩm đặc biệt.

D. HẤP THU LỰC VA ĐẬP,

Phương phám thử nghiệm: 4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 306cm đầu tiên sau đó là 225 cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu. Và thí nghiệm khác với vật tiếp xúc va đập có hình dáng nhọn.

Lực va đập trong thí nghiệm này tương tự như khi người đội mũ bảo hiểm bị ngã xuống với trọng lượng của đầu là 5kg.

4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 183cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu đầu tiên sau đó là 138 cm.

Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuốc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?

1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.

2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.

3. Những tấm đệp lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.

4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.

5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng.

Số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Việt Nam hàng năm lên tới hơn 12.000 người. Ngoài những trường hợp tử vong, hàng ngàn người còn bị chấn thương vùng đầu và gặp di chứng ở não do không đội MBH. Chỉ tính riêng năm 2005, hàng tháng có khoảng 500 thanh thiếu niên chết vì TNGT đường bộ.

BÀI VĂN:THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN BẢO HIỂM!

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm đơn giản gồm: lớp vỏ ngoài cùng, lớp vỏ bên trong và quai. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng nhựa siêu bền và được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, chiếc mũ có kích thước, hình dáng khác nhau, tùy theo từng lứa tuổi mà người ta cho ra đời nhiều loại mũ đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp, quai mũ có khóa cài chắc chắn để cố định mũ. Ngoài ra nhiều loại mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt ở phía trước, kính có thể gấp lên trên đỉnh mũ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều hãng sản xuất khác nhau tạo ta một không gian rộng rãi để khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những chiếc mũ mà mình ưa chuộng, để tăng tính thời trang, một số người nhất là lớp trẻ họ thường chọn loại mũ có màu sắc đẹp, sáng, có trang trí nhỏ và không có kính.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

BÀI VĂN VỀ CUỐN VỞ:

DÀN BÀI MẪU:( thuyết minh về chiecs nón bảo hiểm)(xem ý)

I. Mở bài:

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

- Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

II. Thân bài:

* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

- Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

- Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

- Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

- Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

- Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

- Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

* Tác dụng:

- Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

- Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

III. Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.

2) CÔNG ĐOẠN THIẾT KẾ(xem ý)

Trong suốt công đoạn này, thiết kế của nón được phát họa những yếu tố cần thiết, dễ sử dụng, và có cả hình dáng thật bắt mắt. Mọi việc không chỉ nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, mà còn sự phối hợp tài tình trong cấu trúc chiếc nón bảo hiểm của một nhà sản xuất nón bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Nói chung, mọi thành công của sản phẩm tùy thuộc vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của những nhà thiết kế.

B: PHÒNG THỬ KHÍ ĐỘNG HỌC – HẦM GIÓ

Trong khi chạy xe, đầu của người lái được bảo vệ bởi nón bảo hiểm và như vậy chiếc nón cũng đạt một tốc độ tương đương với tốc độ của chiếc xe máy, ví dụ: ở tốc độ từ 20 đến hơn 100km/h sẽ có một dòng khí lớn lướt qua nón bảo hiểm của người lái xe nhưng hoàn toàn không thể nhìn thấy được. Những nhà sản xuất nào sở hữu Hầm gió sẽ rất thuận tiện cho việc thí nghiệm tạo ra những luồn gió nhân tạo. Kết quả của những thí nghiệm trên được lưu lại.

C: THỰC HIỆN VIỆC THỬ NGHIỆM THỰC TẾ

Bất kỳ sản phẩm mới nào đã xuất sắc vượt qua 2 điều kiện quan trọng là Thiết kế kiểu dáng và Thử nghiệm trong Hầm gió đều phải tiếp tục thử nghiệm thực tế trên đường chạy. Thử nghiệm này kiểm nghiệm được những yếu tố ưu điểm có thực tế đạt yêu cầu hay không. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và giá trị được xác định của sản phẩm, nhà sản xuất sẽ chọn điều kiện thử nghiệm thực tế khác nhau. Với lý do này, việc chạy thử không chỉ được thực hiện trên đường bình thường mà còn được thử nghiệm trên cả đường đua cho một vài loại sản phẩm đặc biệt.

D. HẤP THU LỰC VA ĐẬP,

Phương phám thử nghiệm: 4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 306cm đầu tiên sau đó là 225 cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu. Và thí nghiệm khác với vật tiếp xúc va đập có hình dáng nhọn.

Lực va đập trong thí nghiệm này tương tự như khi người đội mũ bảo hiểm bị ngã xuống với trọng lượng của đầu là 5kg.

4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 183cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu đầu tiên sau đó là 138 cm.

Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuốc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?

1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.

2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.

3. Những tấm đệp lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.

4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.

5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng.

Số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Việt Nam hàng năm lên tới hơn 12.000 người. Ngoài những trường hợp tử vong, hàng ngàn người còn bị chấn thương vùng đầu và gặp di chứng ở não do không đội MBH. Chỉ tính riêng năm 2005, hàng tháng có khoảng 500 thanh thiếu niên chết vì TNGT đường bộ.

BÀI VĂN:MŨ BẢO HIỂM

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm đơn giản gồm: lớp vỏ ngoài cùng, lớp vỏ bên trong và quai. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng nhựa siêu bền và được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, chiếc mũ có kích thước, hình dáng khác nhau, tùy theo từng lứa tuổi mà người ta cho ra đời nhiều loại mũ đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp, quai mũ có khóa cài chắc chắn để cố định mũ. Ngoài ra nhiều loại mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt ở phía trước, kính có thể gấp lên trên đỉnh mũ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều hãng sản xuất khác nhau tạo ta một không gian rộng rãi để khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những chiếc mũ mà mình ưa chuộng, để tăng tính thời trang, một số người nhất là lớp trẻ họ thường chọn loại mũ có màu sắc đẹp, sáng, có trang trí nhỏ và không có kính.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

---------------------------------------------

MK KO CÓ T/G NÊN KO THỂ TỰ LÀM...BN XEM Ý NHA...TUY CHỈ 1 BÀI:)

THI TỐThahaThảo Nguyên

24 tháng 3 2019

Ta có : 1 = 0 + 1 ; 5 = 2 + 3; 9 = 4 + 5;

13 = 6 +7 ; 17 = 8+ 9; ....

Do đó => x = a + (a+1) (a ∈∈N*)

=> 1 + 5 + 9+ 13 + 17 +....+ x = 4950

= 1 + 2+3+4+5+6+...+ a + (a+1) = 4950

Hay [(a+1)+1]×(a+1)2[(a+1)+1]×(a+1)2 = 4950

=> (a+1)(a+2) = 4950 .2 = 9900

=> (a+1)(a+2) = 99.100

=> a = 98

Do đó : x = a+ (a+1) = 98 + (98 + 1) = 197

24 tháng 3 2019

cam on 😁😁❤

1 tháng 2 2017

= ( 325 : 5 ) x ( 63 : 9 )

= 65 x 7

= 455

h nha

1 tháng 2 2017

=325:5x63:9

=65x7

=455

ko chắc đúng

10 tháng 1 2017

Để chống ô nhiễm tiếng ồn , đặc biệt là tiếng ồn giao thông cần dùng những biện pháp như:

+) Đặt biển báo cấm bóp còi ở gần nơi làm việc, nghỉ ngơi, học tập, ...

+) Xây tường cao bằng gạch để hấp thụ âm tốt .

+) Trồng cây xanh xung quanh để phân tán âm.

10 tháng 1 2017

Để chống ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn giao thông cần dùng những biện pháp để tránh nó là:

+Treo biển báo"cấm bóp còi" tại những nơi gần bệnh viện, trường học.

+Xây dựng tường bêtông ngăn vách khu dân cư với đường cao tốc.

+Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.