K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2016

Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió Fơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ ( giảm 6 độ) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ. vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô ( Nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa ( Mưa quay).

4 tháng 12 2016

* Giải thích

- Vùng núi Trường Sơn Bắc chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

- Gió mùa mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc khi qua vịnh Bắc Bộ trở nên lạnh ẩm gây mưa ở sườn đón gió ( phía Đông Trường Sơn ) qua Tây Trường Sơn khô nóng, không mưa

- Gió mùa mùa hạ với khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa ở sườn đón gió ( Tây Trường Sơn ) qua Đông Trường Sơn khô nóng, không mưa ( gió phơn Tây Nam hay gió Lào )

10 tháng 6 2021

Trường Sơn Đông ; Trường Sơn Tây - bên nắng đốt - bên mưa quây Hiện tượng khí hậu trên ở bắc Trung Bộ nguyên nhân cơ bản do

A. Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và yếu tố địa hình

B. Ảnh hưởng của gió mùa tây nam và yếu tố địa hình

C. Ảnh hưởng của gió tín phong

D. Gió đông nam mang hơi nước từ biển Đông vào

10 tháng 6 2021

câu nào địa lý anh cũng trả lời thì chắc nhất địa lý tuần quákhocroi

24 tháng 12 2021

B

 

25 tháng 12 2021

D.

vị trí gần hay xa biển.

Bài hát Sợi Nhớ Sợi Thương – Sáng tác: Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh ĐiểuTrường Sơn Đông Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa quây. Em dang tay, em xòe tay, chẳng thể nào xua tan mây (mà) chẳng thể nào che anh được. (Chừ) rút sợi thương (ấy mấy) chằm mái lợp, rút sợi nhớ (mấy) đan vòm xanh. Nghiêng sườn đông (mà) che mưa anh, nghiêng sườn tây xỏa bóng mát. Rợp trời thương (ấy) màu xanh suốt...
Đọc tiếp

Bài hát Sợi Nhớ Sợi Thương – Sáng tác: Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa quây. Em dang tay, em xòe tay, chẳng thể nào xua tan mây (mà) chẳng thể nào che anh được. (Chừ) rút sợi thương (ấy mấy) chằm mái lợp, rút sợi nhớ (mấy) đan vòm xanh. Nghiêng sườn đông (mà) che mưa anh, nghiêng sườn tây xỏa bóng mát. Rợp trời thương (ấy) màu xanh suốt (mà) em nghiêng hết (ấy mấy) về phương anh (mà) em nghiêng hết (ấy mấy) về phương anh.

 è Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết:

a.     Bài hát nói về sự thay đổi của tự nhiên theo quy luật nào?

 

                 b.Nguyên nhân nào gây ra?

 

                 c. Biểu hiện ở những ca từ nào?

1
15 tháng 1 2023

 

- Câu hát trên nói về hiện tượng gió phơn ( gió Tây khô nóng ) hay là gió Lào.

- Gió Lào hoạt động bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 4 kéo dài đến khoảng giữa tháng 9 ( hoạt động mạnh tháng 6,7,8 ).

  + Gió thổi từ vịnh Bengan di chuyển theo hướng Tây Nam qua Cam-pu-chia và Lào.Do gió thổi từ biển nên gió có tính chất mát mẻ và độ ẩm cao.

  + Khi thổi đến dãy núi Trường Sơn, bị dãy núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ ( trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C )

  + Vì nhiệt độ giảm, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và gây mưa lớn ở sườn gió Trường Sơn Tây ( Lào ).

  + Khi không khí vượt sang sườn đông hơi nước giảm nhiều nhiệt độ tăng cao, nên sườn khuất gió Trường Sơn Đông  ( Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ ) rất khô và nóng làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt.

  + Thời tiết khô nóng do gió tây thường kéo dài từng đợt vài ba ngày, đôi khi tới 5-7 ngày. Nhiệt độ cao nhất tới 41-430C, nhiều khi ngay ban đêm cũng xấp xỉ 300C, độ ẩm thấp nhất dưới 30-40%

26 tháng 7 2016

 2. hiện tượng trên từ tháng 5 đến tháng 6: khi gió mùa mùa hạ có nguồn gốc từ áp cao Bắc ấn độ chịu lực hút của áp thấp mianma (iran) thổi theo hướng tây nam gây mưa cho vùng Nam Bộ và Tây nguyên nước ta phía phía tây dãy trường sơn bắc và trường sơn nam, khối khí này vượt địa hình chắn gió trở nên khô nóng (vì cứ xuông 100m khối khí tăng thêm 1 độ C) gây hiện tương phơn hay còn gọi là gió tây khô nóng cho Bcắ trung bộ và Duyên hải nam trung bộ và 1 số tỉnh tây bắc. 3. đặc điểm dân số vàng là tỉ lệ dân số có độ tuổi từ 15t đến 64t gấp đôi số tuổi >15t + cho trên 64t. tác động đến kinh tế- xã hội: nguồn lao động dồi dào, khả năng tiếp thu trình độ KHKT cao...

3 tháng 3 2019

Câu hát trên nói về hiện tượng phơn của nước ta xảy ra chủ yếu ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ( đặc biệt là Bắc Trung Bộ) vào mùa hạ ( từ t5-7)

Do gió Tây Nam từ vịnh bengan thổi vào mang theo lượng hơi nước lớn gặp sườn Tây dãy Trường Sơn ( sườn đón gió) gây mưa lớn, thời tiết mát ( mưa quay) ( cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C). Khi vượt sang sườn Đông ( sườn khuất gió ) lượng mưa giảm, thời tiết nóng khô, càng xuống thấp nhiệt độ càng tăng ( xuống 100m nhiệt độ tăng 1 độ C)

4 tháng 4 2018

Đáp án D

Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng, Trường Sơn Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn vào thời điểm đầu mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7): thời kì này khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (Tây Trường Sơn), khi vượt qua dãy Trường Sơn gió này tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và gây nên hiệu ứng phơn khô nóng (phía Đông Trường Sơn).

15 tháng 6 2019

Đáp án D

Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng, Trường Sơn Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn vào thời điểm đầu mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7): thời kì này khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (Tây Trường Sơn), khi vượt qua dãy Trường Sơn gió này tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và gây nên hiệu ứng phơn khô nóng (phía Đông Trường Sơn)