hãy phân tích và làm sáng tỏ chất thơ của truyện ngắn tôi đi học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2.
Gợi ý: ( Chất thơ là gì? ở đâu? Thể hiện như thế nào?)
+ Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này,
thể hiện ở những vấn đề sau:
- Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là
dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi
khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây
trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
- Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi...,
các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
- Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
- Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt
tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn
tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con
bao la vô bờ của mẹ.
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng,
trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niện
tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.
Em tham khảo nhé:
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vớ cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”.
Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên tronq lớp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ là lòng mẹ hiện rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế”.
Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
“Chất thơ được thể hiện cả ở nội dung và hình thức của văn bản.
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…
Thật vậy, “Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.
Trong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.
Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.
Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.
Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.
Nhận xét về truyện ngắn của Thanh Tịnh, nhà văn Thạch làm cho rằng : " Truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ và bài thơ nào hay cũng có cốt truyện". Quả vậy, truyện "Tôi đi học" là một truyện ngắn rất hay, đầy chất thơ.
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học". Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng..... dạt dào cảm xúc.
Cảnh một buổi mai " đầy sương thu và gió lạnh", mẹ "âu yếm" dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Cảnh mấy cậu học trò nhỏ " áo quần tươm tất, nhí nhảnh" gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí "đầy đặc cả người", tất cả đều quần áo " sạch sẽ", gương mặt " vui tươi và sáng sủa". Cảnh học trò mới "bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", "ngập ngừng e sợ" nhiều mơ ước "như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay"...Cảnh những học trò mới nghe một hồi trống trường "thhucs vang dội cả lòng", hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên...."Một mùi hương lạ xông lên trong lớp", một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường.... đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng "thấy lạ và hay".
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt "hiền từ" của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp năm đón 28 học trò với " gương mặt tươi cười".
Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ : "Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con. Lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy có "một bàn tay dịu dàng" của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng "nức nở khóc" thì bàn tay mẹ hiền "một bàn tay quen quen vuốt mái tóc" con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ.
Chất thơ của truyện "Tôi đi học" còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc 2 câu văn đầu truyện, ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng : " Hàng năm cứ vào cuố thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng..."
Thật vậy, "Tôi đi học" là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật cùa truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật. tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vớ cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cánh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cà người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”.
Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên tronq lóp”, một con chim đến đậu bên cứa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỏ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ là lòng mẹ hiển rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cám thấy “có một bàn tay dịu dàng” cùa mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thế hiện một cách tinh tê’.
Chất thơ cùa truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ánh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu vãn đầu truyện ta câm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
‘Chất thơ dược thể hiện cả ớ nội dung và hình thức của văn bản.
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man cùa buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được nliững câm giác trong sđng ấy nảy nở trong lòng tói như mây cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang dâng”…
Thật vậy, ‘Tôi đi học” là những dòng hổi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.
Hình tượng con người giàu phẩm chất truyền thống.
* Người lính trong bài thơ Đồng chí hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, gắn bó tha thiết với quê hương, giàu tình yêu nước…
* Những người nông dân trong truyện ngắn Làng, đặc biệt là ông Hai là những người thật thà, chất phác, chăm chỉ, yêu làng quê tha thiết…
+ Hình tượng con người mang đậm nét thời đại.
* Ở Đồng chí là tình đồng chí đồng đội. Đây là những tình cảm mới của con người ViệtNam giai đoạn này.
* Ở truyện ngắn Làng, sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước và niềm tin yêu cách mạng, kháng chiến là vẻ đẹp mới của người nông dân Việt Nam, cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
+ Để thể hiện những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam, hai tác phẩm đã lựa chọn sáng tạo được những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ Đồng chí thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, hàm súc, gợi cảm… . Truyện ngắnLàng xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, nhân vật hiện lên sống động, chân thực, đặc biệt ở các trạng thái tâm trạng, ngôn ngữ tự nhiên, gần với đời sống, …
Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường.Tôi đi học của nhà văn Thanh tịnh là 1 chuyện ngắn đầy chất thơ .