K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2016

1. Nội dung tấm biển nhà hàng đã treo lên có bốn yếu tố:

- “ở đây”: chỉ địa điểm.

- “Có bán”: chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

- “Cá”: chỉ mặt hàng đang kinh doanh.

- “Tươi”: chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phân biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn).

2. Có bốn người góp ý về tấm biển:

- Người thứ nhất bình phẩm chữ “tươi” (Nhà này xưa nay quen bán cá ươn?)

Ý kiến này không thoả đáng. Như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô), nên chữ tươi là cần thiết.

- Người thứ hai bình phẩm hai chữ “ở đây” (Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá).

Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong nghệ thuật quảng cáo, hai chữ “ở đây” không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng (Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).

- Người thứ ba bàn về hai chữ “có bán”.

Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ “ở đây”, chữcó cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).

30 tháng 11 2016

chưa đúng!!!

 

8 tháng 11 2016

giúp mink nha các bạn

9 tháng 11 2016

Nội dung:

- "ở đây": chỉ địa điểm.- "Có bán": chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.- "Cá": chỉ mặt hàng đang kinh doanh.- "Tươi": chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phân biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn).- Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi" (Nhà này xưa nay quen bán cá ươn?)Ý kiến này không thoả đáng. Như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô), nên chữ tươi là cần thiết.- Người thứ hai bình phẩm hai chữ "ở đây" (Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá).Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong nghệ thuật quảng cáo, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng (Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).- Người thứ ba bàn về hai chữ "có bán".Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).- Người cuối cùng bàn về chữ "cá".Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.. +)Nhân vật chính: người chủ quán bàn hàng+). Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

- Xác định được mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý, lập dàn ý đầy đủ cụ thể, chi tiết

- Luyện tập, trình bày nhiều lần trước khi đánh giá về vấn đề nào đó.

b. Cần lưu ý:

- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút.

- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi.

- Trao đổi, nhận xét, đánh giá.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại lí thuyết ở phần Nói và nghe.

- Dựa vào bài nói đã trình bày, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

a.

Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.

- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.

- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.

- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.

- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.

b.

Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:

- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.

- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.

- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.

- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.

- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.

7 tháng 5 2023
 

- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh

     Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.

+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).

+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.

+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.

3 tháng 9 2023

Bài thơ "Biển" của Xuân Diệu là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này thể hiện sự tương phản giữa con người và vũ trụ, và khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ. Nó được viết với tâm trạng đầy lo âu và trăn trở về sự hữu hạn của cuộc sống. Những từ ngữ như "tuy dài thế - vẫn đi qua - dẫu rộng" thể hiện sự ngậm ngùi và nỗi âu lo. Nhà thơ muốn nhấn mạnh rằng cuộc sống của con người là hữu hạn, và thời gian vẫn luôn trôi đi.

4 tháng 10

Sau Cuộc cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu- như một người trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu. Những trải nghiệm trong chính cuộc đời và tuổi thơ ấu đã khắc sâu trong tâm hồn ông một tình yêu không chỉ đơn thuần là những lời ngọt ngào hay hứa hẹn, mà là sự hiểu biết và cảm thông. Trong tác phẩm của ông, khung trời biển bao la không chỉ là bức tranh đẹp mắt mà còn là biểu tượng cho sự mênh mông và vô hạn của tình yêu. Đó không chỉ là tình yêu riêng tư mà còn là tình yêu đối với cuộc sống, đối với con người và với tự nhiên. Xuân Diệu đã biến những cảm xúc sâu thẳm đó thành những dòng thơ đậm chất trữ tình và nhân văn, gợi mở cho người đọc cảm nhận vẻ đẹp không gian và tình cảm vô tận của tình yêu.

Trong bài thơ "Biển" của Xuân Diệu, hình tượng của sóng biển không chỉ là một phần của thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và vĩnh hằng của tình yêu. Sóng, biển từ lâu đã là một chất liệu không thể thiếu trong thơ ca. Ta đã nghe qua những tiếng sóng trong tiềm thức của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu hay trong dòng thơ của Thúy Kiều- tiếng sóng đầy dữ dội: “Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.Cố nhân khi xưa ấy đã khai thác biết bao nhiêu tiếng lòng của Sóng thì Xuân Diệu đã đưa sóng biển vào một khía cạnh mới, sâu sắc và đầy mê hoặc. Ông đã khai thác đến bản chất sâu xa nhất của hiện tượng này, làm cho độc giả cảm nhận được sự cuồng nhiệt và sự say mê của tình yêu. Đây không chỉ là sự tương phản giữa bề ngoài mạnh mẽ hay bên trong nồng nhiệt mà còn là sự hiểu biết sâu xa về sự phức tạp và đa chiều của tình yêu. Xuân Diệu, với tài năng thi ca của mình, đã biến sóng biển thành một thước đo cho tình yêu, một sức mạnh vô hình nhưng mãnh liệt và không ngừng biến đổi.Đầu tiên là sự thổ lộ:...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/phan-tich-bai-tho-bien-cua-xuan-dieu

6 tháng 4 2022

you lớp 6 hã

me hỏi thui ko đúng thoii =)

6 tháng 4 2022

bài em tui á men 

16 tháng 1 2022

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN .

VĂN BẢN THUỘC LOẠI TRUYỆN NÀO ?
 VÌ SAO EM BIẾT