kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên các cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa:
- (5) Miệng
- (6) Thực quản
- (7) Dạ dày
- (8) Ruột già
- (9) Ruột non
Cơ quan thuộc hệ hô hấp: mũi, phổi, khí quản,...
Cơ quan thuộc hệ tiêu hoá: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn,...
Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa.
22/09/2016
Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh.
Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hóa có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu diễn ra ở ruột); chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).
Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện các hoạt động nhào bóp, tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hóa.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tiêu hóa thường gặp:
1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.
2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.
3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.
5. Rối loạn về phân: thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:
- Khối lượng phân: quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.
- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi. Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng đã từng một lần mắc phải trong cuộc đời. Mặc dù nó chỉ xảy ra tạm thời, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng như chảy máu trực tràng, trầy sướt hậu môn, sa trực tràng, hoặc bệnh trĩ, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Hiện nay, việc điều trị táo bón chủ yếu là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi kết hợp với dùng probiotics.
- Tiêu chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước. Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…từ thực phẩm không vệ sinh, chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, và tạo điều kiện cho những vi sinh gây hại phát triển tạo độc tố gây tiêu chảy. Mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tiêu chảy ngoài việc bù nước thì việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là rất cần thiết. Chính vì vậy bác sĩ thường kê toa thêm men vi sinh (probiotics) để nhanh chóng phục hồi đường ruột.
- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn.
- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.
6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.
7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.
8. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.
9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.
cách bảo quản
+ thực phẩm cần đc rửa sách trước khi cho vào tủ lạnh
+cần cho thịt cá tươi vào túi nilon
+ chú trọng thời giạn bảo quản
+ nên để nhiệt độ ngăn đá -18 độ C
+để csawn nơi khô ráo thoáng mát
...
trên mạng đầy
Bệnh : Rối loạn tiêu hóa ; tiểu đường ; viêm loét dạ dày ; trào ngược axit...
Cách bảo quản thức ăn : Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo ; cất trong tủ lạnh để giữ nhiệt ; úp giá tránh để ruồi, nhặng côn trùng bay vào
Các cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện cùng một chức năng chung như các bộ phận trong hệ tiêu hóa cùng thực hiện chức năng đào thải chất cặn bã. Các hệ thống cơ thể con người phối hợp cùng nhau để tạo nên một chức năng hoàn chỉnh.
1. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Hệ tuần hoàn vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp nó hoạt động tốt.
Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể. Điều này được thực hiện bởi sự lưu thông của máu. Hai thành phần của hệ thống này là hệ thống tim mạch và bạch huyết.
Hệ thống tim mạch bao gồm tim, máu và mạch máu. Nhịp đập của tim thúc đẩy chu kỳ tim bơm máu đi khắp cơ thể.
Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới mạch máu của các ống và ống dẫn thu thập, lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu. Là một thành phần của hệ thống miễn dịch, hệ thống bạch huyết tạo ra và lưu thông các tế bào miễn dịch gọi là tế bào lympho. Các cơ quan bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách và amidan.
Hệ tuần hoàn gồm:
- Tim
- Phổi
- Não
- Thận
2. Hệ hô hấp
Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần oxy để hoạt động. Hệ thống hô hấp bao gồm đường dẫn khí, mạch phổi, phổi cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể và loại bỏ khí thải.
Hệ hô hấp trong cơ thể người bao gồm:
- Mũi
- Phổi
- Thanh quản
- Phế quản
Hệ hô hấp
3. Hệ thống tiêu hóa
Hệ tiêu hóa giúp cơ thể bạn chuyển thức ăn thành chất dinh dưỡng thông qua quá trình phân hủy hóa học. Quá trình này diễn ra thông qua hệ thống các cơ quan như thực quản, dạ dày, gan, tuyến tụy, và ruột.
Hệ thống tiêu hóa phá vỡ các polyme thực phẩm thành các phân tử nhỏ hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nước ép tiêu hóa và enzyme được tiết ra để phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm.
Hệ thống tiêu hóa bao gồm:
- Miệng: lưỡi, răng
- Thanh quản
- Cơ hoành
- Dạ dày
- Lá lách
- Gan: túi mật
- Tuyến tụy
- Ruột non
4. Hệ thống xương
Hệ thống xương hình thành nên cấu trúc cơ bản của nó. 206 xương trong cơ thể cũng tạo ra các tế bào máu, lưu trữ các khoáng chất quan trọng và giải phóng các hormon cần thiết cho sự sống.
Hệ thống xương
5. Hệ cơ
Hệ thống cơ bắp cho phép chuyển động thông qua sự co cơ. Con người có 3 loại cơ bắp: Cơ tim, cơ trơn và cơ xương.
Cơ xương được tạo thành từ hàng ngàn sợi cơ hình trụ. Các sợi được liên kết với nhau bởi mô liên kết được tạo thành từ các mạch máu và dây thần kinh.
Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động.
6. Hệ thần kinh
Gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, não bộ hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy. Hệ thần kinh vận hành các hoạt động thiết yếu của cơ thể như thở, tiêu hóa.
7. Hệ thống bài tiết
-Các cơ quan cấu tạo nên hệ hô hấp là: Mũi,thanh quản ,phế quản,phổi.
-Các cơ quan cấu tạo nên hệ tuần hoàn:Tim ,các mạch máu,máu.
-Các cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa:Miệng ,thực quản ,dạ dày,ruột,gan,tụy ,hậu môn.
~Chúc bn hk tốtttt~
Hệ cơ quan | Cơ quan | Chức năng | Một số bệnh thường gặp | Cách bảo vệ |
Hệ vận động | Cơ, xương, khớp | Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển | loãng xương, viêm khớp, còi xương, bong gân,… | duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối Bổ sung Vitamin và chất khoáng thiết yếu Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao Vận động vừa sức đúng cách Đi đứng ngồi đúng tư thế Điều chỉnh cân nặng phù hợp Tắm nắng |
Hệ tiêu hóa | Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa | Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài | Ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày, … | Có chế độ dinh dưỡng hợp lý Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh Hạn chế sử dụng chất kích thích Vệ sinh răng miệng đúng cách Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp |
Hệ tuần hoàn căng thẳng nghỉ ngơi hợp lý ý | tim và hệ mạch | Vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài | thiếu máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,… | Có cơ chế độ ăn uống khoa học Hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ, tăng cường sử dụng rau xanh cho quả Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia Luyện tập thể dục thể thao vừa sức Kiểm soát cân nặng tránh lo âu |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí (Mũi, Họng, thanh quản, khí quản phế quản) và hai lá phổi | giúp cơ thể lấy lại khí Oxygen từ môi trường và thải ra khí carbon dioxide ra ngoài cơ thể | viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen, suyễn, cúm,… | Vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường Ăn uống đầy đủ dưỡng chất hợp lý Không hút thuốc lá Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp Giảm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh Đeo khẩu trang chống bụi tiêm vaccine phòng bệnh. |
Hệ bài tiết | Phổi, thận, da, gan | lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường | viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,… | Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn nhiều muối Rèn luyện thể dục thể thao phù hợp Không nhịn tiểu, giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ Khám sức khỏe định kỳ Không tự ý dùng thuốc |
Hệ thần kinh | Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh | Thu thập các kích thích từ môi trường điều khiển điều hòa các hoạt động của các cơ quan giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường | Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, parkinson, Alzheimer,… | Thực hiện chế độ dinh dưỡng lối sống lành mạnh Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên Đảm bảo giấc ngủ Không sử dụng chất kích thích Thường xuyên kiểm tra sức khỏe |
Hệ nội tiết | các tuyến nội tiết tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy tuyến trên thận, tuyến sinh dục,… | điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết ra một số hoóc môn tác động đến cơ quan nhất định | đái tháo đường, bướu cổ, lùn và khổng lồ, vô sinh | Thực hiện chế độ dinh dưỡng lối sống lành mạnh Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên Đảm bảo giấc ngủ Không sử dụng chất kích thích Không tự ý dùng thuốc Thường xuyên kiểm tra sức khỏe |
Hệ sinh dục | ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,.. ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,… | giúp cơ thể sinh sản duy trì nòi giống | Bệnh lậu, sùi mào gà, viêm gan B, HIV/AIDS, giang mai | Nâng cao sức khỏe vệ sinh cá nhân cơ quan sinh dục đúng cách cách Tập luyện thể dục thể thao hợp lý chế độ dinh dưỡng hợp lý Tìm hiểu thông tin sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy Thái hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ của tiến bộ Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website nội dung không phù hợp |
Học sinh tham khảo nội dung trong bảng trên để vẽ sơ đồ
- Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn,
- Nguyên nhân gây ra bệnh lây qua đường tiêu hóa: Thức ăn không hợp vệ sinh (thiu, chứa độc tố, chưa chín,…), môi trường không được vệ sinh sạch sẽ.
- Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ta cần:
+ Ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa: Bệnh tiêu chảy, bệnh tả, bệnh kiết lị, bệnh táo bón,...
Tên bệnh | Bệnh tiêu chảy | Bệnh tả | Bệnh kiết lị | Bệnh táo bón |
Triệu chứng |
– Trẻ đau bụng – Đi đại tiện nhiều lần – Sốt cao, vã mồ hôi – Khát nước Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, nó gây ra tình trạng mất nước của cơ thể. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên gia đình cần điều trị ngay, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất quá nhiều nước và nhiễm trùng đường ruột. |
Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mửa những chất lỏng trong suốt. Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ nửa ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống. Tiêu chảy thường được miêu tả như là "nước gạo" và có thể có mùi tanh. Một người bị tiêu chảy chưa được điều trì có thể thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày gây tử vong. Đối với mọi người có triệu chứng, 3 đến 100 người bị nhiễm nhưng không có triệu chứng. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước Nếu bị bệnh tiêu chảy nặng mà không điều trị bằng phương pháp bù nước qua tĩnh mạch, có thể đe dọa tính mạng do mất cân bằng điện giải và mất nước. Triệu chứng mất nước đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhan |
Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần. Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ). Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Sốt cao nếu là do shigella. |
Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay von cục (dân dã gọi là ***** sắt), muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. |
Nguyên nhân |
Bệnh thường có liên quan đến những nguyên nhân nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do vệ sinh ăn uống kém). Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy. Nhưng nguyên nhân bệnh cũng có thể do tích lũy trong khoang bụng những dịch có áp suất thẩm thấu cao không hấp thụ được, như trong trường hợp thiếu hụt lactose hoặc do những kích thích ở dạ dày ruột, một nguyên nhân nữa là cũng có thể do ruột có cấu tạo hoặc khả năng nhu độngkhông bình thường. Tiêu chảy thường mắc nhiều nhất là do nhiễm virut Rotavirus, chiếm đến 40% trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới năm tuổi. Tuy nhiên, tiêu chảy ở những khách du lịch phần lớn là do nhiễm khuẩn. Các loại độc chất như ngộ độc do nấm và thuốc cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Tiêu chảy mãn tính có thể là do mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường ruột. Các nguyên nhân phổ biến gồm có: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp axít mật,… Chứng tiêu chảy nhẹ mãn tính ở trẻ dưới ba tuổi có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và không do bệnh nào khác gây ra; tiêu chảy này gọi là tiêu chảy trẻ con. |
Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào. | Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn… |
Nguyên nhân có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá như bệnh của đại trường các bệnh toàn thân suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ... Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột. Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động (thường xảy ra với người làm công tác văn phòng), ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày,…) Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu, do thói quen đi đại tiện không đều, bị mất ngủ, căng thẳng thần kinh, do gặp phải những vấn đề ở ruột, hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê. Đông y cho rằng bí đi ngoài phần nhiều do đại tràng tích nhiệt, hoặc khí trệ, hoặc lạnh ngưng lại, hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho chức năng truyền dẫn của ruột già mất điều khiển. Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng có thể ảnh hưởng chức năng bài phân của đại tràng, cho nên Đông y lại có phương pháp thông qua tuyên thông phế khí để chữa trị bí đi ngoài. Đối với trẻ em, chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh – giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn. Ngoài ra, nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. |
Cách phòng tránh |
Vắc-xin Rotavirus góp phần giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy trong dân chúng. Nhiều vaxin mới chống rotavirus, Shigella, ETEC, và khuẩn tả, cũng như là các nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn khác, đang được nghiên cứu phát triển. Lợi khuẩn cũng giúp giảm nguy cơ gây tiêu chảy do dùng kháng sinh. Việc khuyến khích rửa tay sạch sẽ giúp giảm đáng kể khả năng mắc tiêu chảy. |
Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy. Mặc dù bệnh tả có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng việc phòng chống bệnh này sẽ đạt hiệu quả nếu như thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở những nước phát triển, do hệ thống xử lý nước tiên tiến và việc áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh tả không còn là mối đe dọa sức khỏe chính. Đợt bùng nổ bệnh tả lớn gần đây nhất xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1910–1911. Một số biện pháp hiệu quả về vệ sinh môi trường nếu được thiết lập và thực hiện đúng lúc sẽ ngăn chặn được đại dịch. Một số điểm chính làm gián đoạn con đường lan truyền bệnh có thể thực hiện như:
|
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi. Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn. Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Ðiều trị người lành mang bào nang. |
Táo bón cần quyết tâm điều trị để tránh gây là phiền phức trong cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng. |
Một số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa:
+ Đau dạ dày
+ Viêm loét dạ dày .
+ Ung thư dạ dày .
+ ....