Viết Một đoạn kết nói về một câu chuyện cổ tích
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Ngày xưa, có vợ chồng nghèo rất nhân hậu và tốt bụng nhưng mãi vẫn chưa sinh được mụn con nào. Hai ông bà làm thuê cho nhà phú ông giàu có ở trong vùng. Một ngày nọ, bà lão vào rừng kiếm củi, do quá khát bà đã uống nước trong một cái sọ dừa. Chẳng bao lâu sau bà mang thai, đứa bé sinh ra không chân không tay chỉ có mỗi cái đầu tròn lông lốc. Bà toan bỏ đi, thì đứa bé xin bà đừng vứt bỏ, bà thương tình để lại và đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa đã lớn lên với nhiều kì lạ và sau này nên duyên với con gái út của phú ông. Họ đã cùng trải qua những gian khổ và chiến thắng sự hãm hại của hai người chị độc ác. Cuối cùng, những người lương thiện ấy đã nên duyên và sống một cuộc sống hạnh phúc.
Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.
Truyện cổ tích dành cho bé mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp các em phát triển tư duy lành mạnh và trong sáng nhất.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.
Truyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ
Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Mở cuốn truyện, các em sẽ được hòa mình với điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng, dễ mến hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh thú vị như một con người.
Truyện cổ tích dành cho bé minh họa thế giới trẻ thơ đầy màu sắc.
Các bé sẽ được sống trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng…
Trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu chuyện: vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên. Trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng, Thạch Sanh hiền lành, chú Cuội đáng yêu…
Truyện cổ tích giúp các bé hiểu hơn về cội nguồn dân tộc
Những câu chuyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào tự tôn dân tộc. Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng con người đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở lành gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
Truyện cổ tích dành cho bé sẽ giúp các bé hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.
Thánh Gióng – biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và lòng yêu nước của nhân dân ta.
Qua mỗi câu chuyện sẽ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các bé. Từ đó, trẻ sẽ ý thức phấn đấu, trau dồi kỹ năng sống, tích lũy kiến thức để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao
Nhà giáo dục của Nga đã từng đề cao vài trò của truyện cổ tích đối với việc nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ thơ “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ.”
Truyện cổ tích dành cho bé là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
Quả thật như vậy, những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi nhân cách chính trong các câu chuyện như một hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Điều thú vị nữa là truyện cổ tích dành cho bé mang lại thông điệp tình thương giữa người với người. Các bé sẽ biết trân trọng hơn tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà – tình cảm thiêng liêng và cao quý.
Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, các bé sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của các bé, bồi dưỡng tâm hồn và giúp các bé thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.
CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG
Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đen đúa, áo quần rách rưới, nhà cửa tồi tàn. Có điều là anh ta rất khỏe, lắm mưu trí và dũng cảm. Anh lại chơi thân với thần Bếp, một vị thần chẳng có địa vị cao sang như các vị thần linh khác. Anh ta lại ngang bướng coi Trời bằng vung.
Trời tức lắm. Trời sai thần Sét xuống hạ giới trừng trị kẻ ngang bướng cho thiên hạ mở mắt ra.
Thần Bếp biết được tin thần Sét sẽ xuống, bèn báo cho chàng trai hay. Anh ta hái lá mồng tơi giã với dầu vừng. Lấy lá chuối tươi phủ lên mái nhà rồi quệt thứ nước trơn ấy vào. Anh ta vác gộc tre ra nấp ở góc sân mé vườn. Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Sét từ trên trời đánh xuống với muôn ngàn tia lửa sáng chói, và tiếng nổ đùng đùng. Thần mặt mũi sát khí đàng đằng, trong tay lăm lăm lưỡi tầm sét. Thần vừa chạm chân tới mái nhà kẻ bất trị, thì đôi chân bê bết nhựa mồng tơi và dầu vừng. Thần Sét ngã đánh oạch xuống sân. Thần liền bị con người đen đúa kia vung gộc tre tới tấp nện xuống đầu, xuống lưng chí chết. Hoảng quá, thần vứt lưỡi tầm sét lại, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về Trời.
Không thể để kẻ mồ côi kia làm loạn cõi trần. Trời hạ lệnh sai thần Nước lên đường. Thần Bếp lại mật báo cho người bạn nối khố của mình biết tin dữ mà chống trả. Chàng trai nghèo khổ chặt nhiều cây chuối kết thành bè to, bên trên che lều. Ngoài gộc tre, anh ta còn có lưỡi tầm sét dắt ngang khố, trước mạt là một chiếc trống cái với hai cái dùi trống bằng gỗ cứng vừa to vừa dài.
Thần Nước đi tới đâu, mưa to gió lớn tới đấy. Nước mỗi lúc một dâng cao, trắng xóa, mù mịt cả trời đất. Thần Nước quyết dìm kẻ ngang ngược vào muôn ngàn lớp sóng dữ. Kẻ to gan kia ngồi trong lều trên bè chuối khua trống ầm ầm cất tiếng hò reo tưởng như có muôn nghìn binh hùng tướng mạnh. Nước càng dâng cao, thần Nước càng bị bè chuối của kẻ to gan đè xuống, không thể nào ngóc đầu lên được. Nước dâng cao mấp mé cửa nhà Trời. Thiên đình nhốn nháo cả lên khi nghe tiếng thét của kẻ ngang ngược mang quân lên đánh Trời một trận. Trời phải vội vàng hạ lệnh cho nước rút.
Sau hai chiến công đánh thắng thần Sét và thần Nước, danh tiếng chàng trai mồ côi vang xa. Dân gian khắp vùng kính phục và ngưỡng mộ gọi anh ta là Cường Bạo Đại Vương.
#Châu's ngốc
CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG
Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đen đúa, áo quần rách rưới, nhà cửa tồi tàn. Có điều là anh ta rất khỏe, lắm mưu trí và dũng cảm. Anh lại chơi thân với thần Bếp, một vị thần chẳng có địa vị cao sang như các vị thần linh khác. Anh ta lại ngang bướng coi Trời bằng vung.
Trời tức lắm. Trời sai thần Sét xuống hạ giới trừng trị kẻ ngang bướng cho thiên hạ mở mắt ra.
Thần Bếp biết được tin thần Sét sẽ xuống, bèn báo cho chàng trai hay. Anh ta hái lá mồng tơi giã với dầu vừng. Lấy lá chuối tươi phủ lên mái nhà rồi quệt thứ nước trơn ấy vào. Anh ta vác gộc tre ra nấp ở góc sân mé vườn. Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Sét từ trên trời đánh xuống với muôn ngàn tia lửa sáng chói, và tiếng nổ đùng đùng. Thần mặt mũi sát khí đàng đằng, trong tay lăm lăm lưỡi tầm sét. Thần vừa chạm chân tới mái nhà kẻ bất trị, thì đôi chân bê bết nhựa mồng tơi và dầu vừng. Thần Sét ngã đánh oạch xuống sân. Thần liền bị con người đen đúa kia vung gộc tre tới tấp nện xuống đầu, xuống lưng chí chết. Hoảng quá, thần vứt lưỡi tầm sét lại, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về Trời.
Không thể để kẻ mồ côi kia làm loạn cõi trần. Trời hạ lệnh sai thần Nước lên đường. Thần Bếp lại mật báo cho người bạn nối khố của mình biết tin dữ mà chống trả. Chàng trai nghèo khổ chặt nhiều cây chuối kết thành bè to, bên trên che lều. Ngoài gộc tre, anh ta còn có lưỡi tầm sét dắt ngang khố, trước mạt là một chiếc trống cái với hai cái dùi trống bằng gỗ cứng vừa to vừa dài.
Thần Nước đi tới đâu, mưa to gió lớn tới đấy. Nước mỗi lúc một dâng cao, trắng xóa, mù mịt cả trời đất. Thần Nước quyết dìm kẻ ngang ngược vào muôn ngàn lớp sóng dữ. Kẻ to gan kia ngồi trong lều trên bè chuối khua trống ầm ầm cất tiếng hò reo tưởng như có muôn nghìn binh hùng tướng mạnh. Nước càng dâng cao, thần Nước càng bị bè chuối của kẻ to gan đè xuống, không thể nào ngóc đầu lên được. Nước dâng cao mấp mé cửa nhà Trời. Thiên đình nhốn nháo cả lên khi nghe tiếng thét của kẻ ngang ngược mang quân lên đánh Trời một trận. Trời phải vội vàng hạ lệnh cho nước rút.
Sau hai chiến công đánh thắng thần Sét và thần Nước, danh tiếng chàng trai mồ côi vang xa. Dân gian khắp vùng kính phục và ngưỡng mộ gọi anh ta là Cường Bạo Đại Vương.
#Châu's ngốc
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích - Ảnh minh họa
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Bn đăng nhầm chỗ oy, vào văn mà đăng nhé. Chẳng nhìn đến toàn chữ hoa hết cả mắt
Tham khảo:
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình thương từ người mẹ vốn là thứ sẽ che chở cho trẻ con đến sau này. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con là sâu sắc.
Tham khảo:
Câu 1: Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....
Câu 2:
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Tham khảo:
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Phần kết bài bạn xem trong truyện nhé