K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.

Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.



16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dòng biển ven bờ nước ta có sự thay đổi theo mùa về hướng chảy:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam;

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

19 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

  
19 tháng 11 2021

Gợi ý thôi nhé!

- Tham gia chung ASEAN để cùng nhau phát triển và hợp tác.

- Xây dựng mối quan hệ hòa bình, ổn định khu vực.

- Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và chính trị.

- ..............

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
- Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

23 tháng 4 2019

- Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.

- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

1 tháng 11 2023

Biển Đông hiện nay là một khu vực đang gặp phải nhiều vấn đề và căng thẳng. Một số quốc gia trong khu vực này, như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và nhiều quốc gia khác đang tranh chấp về quyền kiểm soát và chủ quyền trên các quần đảo, vùng biển. Điều này đã dẫn đến việc xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo và bãi biển tranh chấp làm tăng thêm lo ngại về cuộc đua chiếm đóng và sự gia tăng của quân đội.

Các vấn đề này liên quan đến việc sử dụng tài nguyên tự nhiên, ví dụ như dầu khí và thuỷ sản làm tăng căng thẳng trong khu vực. Ngoài ra, các cuộc xung đột nhỏ thường xuyên xảy ra, đặc biệt là về việc tàu cá và tàu quân sự gặp nhau trong khu vực tranh chấp.

Sự tham gia của các quốc gia bên ngoài khu vực như Mỹ cũng đã làm tăng thêm sự căng thẳng nơi đây. Để giải quyết tình hình này thìcần có sự hòa giải, đàm phán và tuân thủ các quy định quốc tế, như Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) để tạo ra một giải pháp hòa bình cho tất cả các bên liên quan.

2 tháng 11 2023

Cảm ơn bạn nhiều nha!

3 tháng 2 2017

- Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.

   + Biển Đông là nguốn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.

   + Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn.

   + Các luồng gió từ biển thổi vào luổn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng ở phía tây đất nước.

   + Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.

- Địa hình và giới sinh vật vùng hiển

   + Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... có nhiều giá trí về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trổng thuỷ sản, du lịch,..).

   + Giới sinh vật vùng biển rất đa dạng và giàu có: thể hiện ở các hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ khác và hệ sinh thái rừng trên đảo) giàu tài nguyên sinh vật.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
- Phạm vi

+ Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30 N đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông.

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3447 nghìn km2 (là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới).

+ Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là:
​+ Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.

+ Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.