K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2016

Chị chỉ có thể cho em dàn ý làm bài chi tiết. E dựa vào đó làm nha!

Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường sau 10 năm xa cách. ( hình thể bao quát chung )

Thân bài:

+) Thời điểm ( Thời gian trôi nhanh thật đó, với tôi 10 năm quả thực là một quãng thời gian dài.Ngôi trường tiểu học của tôi giờ trở thành một ngôi trường mới, một ngôi trường khang trang hơn trước,................)

+) Trước khi về trường tâm trạng rồi cảm xúc của mình ( vui, háo hức, việc học dù còn rất bận những vẫn thu xếp để dành thời gian về thăm trường,.........)

+) Khi trở về ngôi trường mến yêu ( nhận xét tông thể nó có thay đổi thế nào, lấy một số khác nhau của ngày mình còn học để so sánh với hiện tại nhưng mình vẫn tự hào, vẫn yêu ngôi trường dù nó có thay đổi ra sao đi nữa ,...............)

+) Gặp lại thầy cô cũ và hôm ấy cũng bất ngờ là được gặp lại những người bạn đã cùng mình gắn bó cùng thầy cô ôn lại những kỉ niệm ( có thể trùng hợp gặp lại các thầy cô đã về hưu gặp lại,........)

+) Mình cùng các bạn chơi đùa , viết ra những trang giấy kỉ niệm

+) Ngôi trường đã trở thành người bạn ra sao với mình?

===> Cảm xúc, cảm nghĩ của mình về ngôi trường, hiện đại hơn trước,..............

Kết bài: Chốt lại ý toàn bài, đưa ra cảm nghĩ chung về ngày hôm ấy và mái trường sau 10 năm không gặp.

Chúc em học tốt!hihi

23 tháng 11 2016

kcj e , cj xin lỗi vj k thể giúp e làm toàn bài nhé! Đỗ Hương Giang

1 tháng 9 2016

MB

Cô giáo em tre trẻ

Dạy em hát rất hay

Mỗi lần nghe bài thơ dó lòng em vô cùng nhớ dến cô Hằng dạy em hồi lớp 6

TB;

Thân bài:

   - Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đâv là màu mà cô ưa thích nhất.

   - Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.

   - Khuôn mặt: trái xoan, nối bật lá đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.

   - Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.

   - Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chi cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

   *  Kết bài:

   Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất vêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).


 

24 tháng 10 2016

6 năm đã trôi qua thật nhanh, em được trở về quê ngoại nơi có những cánh đồng lúa chín mùa hạ, có những kỉ niệm của em. thời thơ ấu.

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông...............

Em tự viết viết ra nha!
 

24 tháng 10 2016

Bài 1:

Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn,sạch sẽ,ngăn nắp hiện ra trước mắt.Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ,tự hào.Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường!Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm,cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa.Giờ thì chúng em đã biết:Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 /1944.Ngay sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phăy Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam.Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống.Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta.Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức đển nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…

Chúng em còn được nghe kể nhiều về những chiến công anh dũng,hào hùng của những người lính cụ Hồ,về những tháng năm bôn ba chinh chiến chống kẻ thù xâm lược,những gian khổ hy sinh không thể diễn tả bằng lời.Đến thời bình,bộ đội đâu đã hết nguy nan:Những đêm tuần tra lạnh run người khi truy bắt tội phạm chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài,những lúc giúp dân chống thiên tai,lụt lội…Nhìn gương mặt rắn rỏi,xạm đen vì nắng gió,nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh,em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào,biết ơn sâu sắc…Trong dòng cảm xúc khó tả,ấy em lại được vinh dự thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ tình cảm của mình:“Kính thưa các bác ,các chú ,chúng cháu may mắn được sinh ra và lớn lên trong một dân tộc anh hùng.Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay,dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều,bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.Để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ mình đối với cha anh,chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập,rèn luyện,tu dưỡng để trở thành những công dân có ích,góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước.Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quí cuả dân tộc,xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh.”Em ngồi xuống mà thấy tay mình vẫn còn run,trái tim lâng lâng một cảm xúc bay bổng lạ kì .

Ánh nắng đã nhạt dần,chúng em chia tay với các bác,các chú trong lưu luyến.Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ trong em,tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin của em vào một tương lai tươi sáng .Bài 2:

Tôi từng sống với bà ngoại ở quê vì bố mẹ tôi đi làm ăn xa. Chỗ nhà tôi ở là vùng nông thôn yên bình, đường thì là đường đất chứ chưa được đổ nhựa nên có những lần tôi đi học trời mưa, đường trơn nên bị ngã mấy lần vừa bẩn quần áo lại vừa bị đau. Xung quanh nhà tôi chủ yếu là cây cối với đồng ruộng, mọi người sống bằng nghề nông nên cứ đến ngày mùa là quê tôi đông vui lắm. Tôi nhớ buổi tối cuối tuần, mấy nhà xung quanh nhà tôi đều tập trung sang nhà tôi xem phim vì hồi đó chỉ nhà tôi mới có ti vi. Mọi người dù vất vả nhưng luôn sống với nhau rất vui vẻ.

Đến khi tôi học lớp 4 thì tôi chuyển xuống Hà Nội ở cùng với bố mẹ. Mới đầu, tôi không quen không khí, cuộc sống ở đây. Ồn ào và tấp nập quá! Tôi thích sự yên bình hơn. Con người ở Hà Nội không dễ gần và dễ mến như ở trên quê tôi. Tôi ở đây ba tháng mà chưa một lần sang nhà hàng xóm chơi vì tôi cảm thấy e ngại. Mất gần một năm để tôi làm quen và thích nghi với cuộc sống nơi đây. Và đến Tết năm nay, tôi đã được bố mẹ đưa về quê thăm bà. Tôi vui lắm, vui vì được trở về với nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi. Sau gần hai năm trở về, tôi đã nhận ra nhiều sự thay đổi.


Kể về những đổi mới ở địa phương em

 

Con đường mà tôi thường đi học nay đã được đổ nhựa rồi không còn ướt và bẩn như ngày trước nữa, dù có mưa to thì các bạn cũng không lo bị trơn ngã nữa. Mọi người trên nhà tôi vẫn làm nghề nông, nhưng đã có một vài nhà có ti vi rồi. Buổi tối, mọi người ở nhà xem phim rồi đi ngủ sớm chứ không sang nhà nhau chơi nhiều nữa. Chỉ những ngày trời mưa to, không ra đồng làm được thì mọi người mới tập trung sang nhà ai đó rồi vừa uống nước chè, nói chuyện vui vẻ. Buổi tối trên nhà tôi không còn tối om như hai năm về trước, đầu ngõ đã có hai, ba bóng đèn soi đường để mọi người đi lại thuận tiện hơn.

 

Được trở về quê, các bác, các cô ai cũng hỏi thăm tôi về chuyện học hành có tốt không? Con người Hà Nội có dễ gần không? Tôi đã chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của tôi với mọi người. Thực sự thì tôi vẫn thích cuộc sống ở đây, chắc tại tôi quen rồi. Vì tôi thích sự yên bình và thân thiện chứ không thích sự ồn ào. Đời sống của mọi người đã khá hơn rất nhiều rồi, các bạn học sinh đi học được đi xe đạp vì đường xá thuận lợi hơn. Cách nhà tôi vài nhà cũng có nhà bác Hòa bán thức ăn, thịt, rau và mọi thứ sẵn lắm. Mọi người sẽ không phải đạp xe 2km ra chợ để mua thức ăn nữa. Nhờ đó mà bữa ăn của mọi nhà đầy đủ hơn, đầm ấm hơn. Lần này về quê, trong tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi vui vì được gặp lại mọi người, được trở về với nơi tôi đã từng gắn bó. Tôi nhớ những ngày sống ở nơi đây, dù khó khăn, vất vả nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.

Một sự thay đổi lớn ở quê tôi, đó là chiếc loa phát thanh của xã được đặt trên cây cột điện đầu làng. Buổi sáng, chiếc loa đánh thức và động viên tinh thần mọi người bằng một bản tin chào buổi sáng. Thông qua chiếc loa đó, mọi người được nghe những tin tức thời sự ở Việt Nam và ở tỉnh nhà. Nhờ đó, ai cũng có cảm giác yêu quê hương mình hơn và cần sống có trách nhiệm hơn. Chiếc loa phát thanh thực sự đã mang đến một không khí hoàn toàn mới cho con người nơi đây. Nó thể hiện sự văn minh trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội.

Tuổi thơ của mỗi người đều có những kỷ niệm, gắn bó với một nơi nào đó. Cuộc sống của tôi cũng vậy, cách đây hai năm và bây giờ tôi đã ở hai nơi khác nhau về cả địa danh và về mọi thứ. Tuy vậy, tôi vẫn luôn trân trọng nơi trước đây tôi từng sống và gắn bó, bởi ở đó tôi được sống với những con người thân thiện, cởi mở và dễ mến. Mong rằng, lần sau tôi trở về, quê tôi sẽ có nhiều sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn và mọi người nơi đây sẽ luôn chào đón tôi

15 tháng 12 2017

Do sắp đi du học xa nhà, em xin phép ba má về Hồ Chí Minh vài bữa. Kể từ ngày nội mất, gia đình em ra Đà Nẵng sinh sống, em chưa được về quê nội lần nào. Em muốn về thăm quê hương. Em muốn thăm trường tiểu học Trung Nhất yêu thương, nơi em sáng chiều ăn học, vui chơi suốt năm năm liền. Không biết trường bây giờ thay đổi ra sao? Em đã xa trường 10 rồi… nhớ quá trường ơi.

Em đến trường vào ngày chủ nhật. Vừa bước vào hẻm, cổng trường thấp thoáng hiện ra. Sự thay đổi rõ ràng làm em cảm thấy trong lòng buồn buồn khó tả. Cánh cổng gỗ mộc mạc ngày xưa đã được thay thế bằng cổng sắt đen lạnh lùng, kín mít. Trụ cổng cũng sơn sửa khác hẳn, chỉ có logo trường không thay đổi làm em thấy quen thuộc mà thôi...

Bước vào sân trước, em cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Dãy nhà ba tầng khang trang, sững sững đã thay thế dãy nhà một tầng sơn trắng ngày xưa. Đây là nơi mà cách đây mười lăm năm, em bỡ ngỡ bước vào lớp một…. Dãy nhà mới khá tiện nghi, các lớp bán trú được trang bị máy lạnh. Tốt rồi, các em nhỏ bây giờ ngủ trưa mát hơn tụi em hồi đó. Em nhớ quá những buổi trưa có tiếng vù vù của quạt trần ru ngủ... Đi dọc theo hành lang dài, có các bức họa vẽ tranh thiếu nhi vui học, gợi nhắc cho em những kỉ niệm cùng các bạn. Các bạn ơi…các bạn bây giờ ở đâu?

Xuyên qua một sảnh lớn, em đi vào sân sau. Một cảm giác bồi hồi vui sướng !!! Dãy nhà chữ U vẫn còn đó. Tường và cửa được sơn sửa không nhiều. Đây chính là hình ảnh ngôi trường tiểu học năm xưa trong tâm trí em. Em lấy máy tính bảng ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm…Em bước đến lớp thứ hai, từ bên trái đếm qua. Em nhớ như in, đây là nơi em học năm lớp năm. Những bộ bàn ghế gỗ cũ đã nâng niu từng cuốn vở, cây viết của chúng em… nay đã được thay bằng những bộ bàn ghế mới láng bóng vẹc ni. Chiếc bảng đen có những khung ô li không rõ ràng nay đã được thay mới. Em vui vui khi nhớ đến lúc cô giảng bài, lúc chúng em thi cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” mà cô tổ chức cho duy nhất lớp tụi em.

Những bước chân vô định đưa em tới cây phượng. Trông phượng đã lớn hơn và những tán lá xum xuê hơn trước. Phượng có nhớ mình không? Em cùng bạn đã từng ngồi dưới gốc cây này học bài, nhảy dây. Lúc hoa chớm nở là chúng em biết mùa hè sắp tới,…Một giọt nước mắt rơi trên má em, vì em biết những kỉ niệm đó là những kỉ niệm đã qua, cho dù nó có ghi sâu trong tâm trí em như thế nào đi chăng nữa.

Chợt em thấy bác bảo vệ già năm xưa đi tới. Em hỏi: “ Thưa bác, hòn non bộ chỗ này đâu rồi ?’. Bác cho biết hòn non bộ không ai chăm sóc, nhiều muỗi nên trường đã dẹp đi. Hồ nước có hòn non bộ này là nơi mỗi giờ ra chơi em thường tụ tập với các bạn xem cá, vui đùa. Nhìn lại chỗ đó, mọi thứ đã biến mất như chưa từng tồn tại. Em cảm thấy buồn man mác ….

Mười năm là một khoảng thời gian dài, đủ làm một học sinh tiểu học thành sinh viên đại học, đủ làm em lạc lõng trên chính ngôi trường thân quen. Trường tiểu học Trung Nhất thay đổi nhiều, nhưng ký ức về trường cũ sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của em. Sau chuyến đi thăm lại trường lần này, em cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho trường. Đây sẽ là động lực định hướng cho em trên chặng đường du học sắp tới.

15 tháng 12 2017

Mình gởi rồi nhưng mà phải đởi olm duyệt

10 tháng 4 2018

Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi tôi mới có dịp trở về ngôi trường cấp hai đang theo học. Môi trường đã mang đến cho tôi biết bao điều bổ ích. Để tháng năm đó là hành trang để tôi có thể bước tiếp vững vàng trên con đường sự nghiệp đang đi.
Mái trường mang tên Trường trung học cơ sở Minh Sơn đã khắc sâu trong trái tim tôi suốt 10 năm qua. Dù sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã chuyển sang trường chuyên tỉnh để học cấp 3 nên thời gian để trở về thăm trường dường như là không có. Có chăng chỉ những lần về quê vội vã, rồi đi ngang qua trường, rồi nhìn vào và thấy nhiều sự đổi thay ở trường.
Mười năm rồi, hôm nay khóa học chúng tôi kỉ niệm mười năm xa mái trường. Rất đông các bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó đều hội tụ về đây để hoài niệm lại quãng thời gian cùng học tập, cùng vui chơi dưới mái trường này. Ai cũng mang trong mình niềm vui, tự hào và cả những xốn xang cho năm tháng đã qua.
Chúng tôi bây giờ ai cũng trường thành, có gia đình riêng, có công việc riêng của mình. Mỗi người đều có một lựa chọn riêng, một con đường riêng, một cuộc sống riêng nhưng dường như ai cũng nhớ về những năm tháng ngày xưa, lúc còn học dưới mái trường này.
Mười năm rồi, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình vừa bình thản, vừa cảm xúc lẫn lộn khi đặt chân trở về mái trường ngày xưa. Nơi đã đón nhận một đứa học trò nhếch nhác, gầy nhom, ăn nói không nên lời và còn nghịch ngợm vào học.

tuongtuongvethamtruongcu

Tưởng tượng về thăm trường cũ sau 10 năm – văn lớp 6

Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.

NHỚ K GIÙM MIK

10 tháng 4 2018

Ngày mai cùng đoàn công tác xuống làm việc với huyện nhà, được ghé lại trường cũ. Lâu rồi chưa có dịp thăm lại mái trường gắn với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi. Bỗng dưng, mọi ảo ảnh hồn nhiên, trong trẻo của ấu thơ ùa về, xối trộn dĩ vãng, làm mờ nhòe hiện tại, đưa tôi ngược dòng trở về nhỏ bé cùng tháng năm quá khứ, bỗng dưng dấy lên một niềm xúc động da diết: “Ôi mái trường xưa”.

Xe vòng vèo theo con dường uốn khúc, hai bên những ruộng lúa, hàng bạch đàn rì rào. Nếu ngày xưa đây là con đường đất, mùa mưa thì lầy lội, ẩm ướt còn mùa đông thì mưa làm trơn trượt bước chân lũ học trò nhỏ chúng tôi tới trường. Chiếc xe tiến gần hơn về phía ngôi trường. Xa xa là hình bóng ngôi trường khang trang, cao rộng lấp lõ sau những bóng cây xanh. Chợt những kỉ niệm xưa ùa về khiến khóe mắt tôi rưng rưng. Tôi đã từng thuộc về nơi đây, đã từng nhí nhảnh trên con đường đất đi học cùng bè bạn, đã từng có một khoảng thời gian vô âu vô lo, hồn nhiên sống và tươi cười, còn bây giờ lớn hơn nhiều không còn được như vậy nữa mà cuộc sống bận rộn đã khiến tôi phải tung thả mình trên chuyến tàu tốc hành ấy của cuộc đời. Cuối cùng xe cũng đặt chân đến cổng trường, nếu trước kia là tấm gỗ rách bằng phên nứa đan lại thì giờ là cánh cổng sắt chắc chắn, khỏe khoắn và còn rất đẹp nữa. Tôi bước vào sân trường, bác bảo vệ năm nào giờ đã già đi nhiều, đầu bác đã điểm bạc, nước da nhăn nheo hơn và dáng đi cũng không còn hùng mạnh như trước. Tôi cất tiếng chào bác, bác mỉm cười hỏi thăm tôi, bác bảo không nhận ra tôi là ai, tôi giới thiệu với bác tôi là học sinh cũ thăm lại trường. Bác vui mừng khôn xiết đón tôi vào. Rồi chia tay bác, tôi một mình lang thang tham quan từng khu nhà của trường, từng căn lớp học nhỏ. Bây giờ trường có các phòng hội đồng, các phòng bộ môn và mỗi phong học được trang bị đầy đủ máy chiếu, đèn điện và quạt rất cẩn thận để phục vụ cho công tác dạy và học tiện nghi hơn. Ngoài ra trường cũng có thêm khuôn viên, trồng rất nhiều loại hoa khác nhau làm không gian trường tươi sáng và rực rỡ hơn hẳn. Đằng sau trường là sân cỏ để học sinh tập thể dục và nô đùa, chơi các môn thể thao và đi lại để bớt căng thẳng. Quả là trường đã thay đổi nhiều quá, không còn là ngôi trường nhỏ, với những dậu tranh nát và cánh cánh cửa sơn bóc hết, sờn màu, cũng không còn đơn sơ và thô mộc như nó nữa. Giờ đây nó đã trở thành một tòa bê tông sắt thép khang trang, vững trãi.

Nhưng, đôi khi tôi lại thấy nếu như ngày xưa chúng tôi lại cảm thấy gắn bó hơn nhiều. Có những khi trời mưa cả bọn rúm rụm trú mưa bởi mái lớp bị dột, rồi những lần đến lớp mưa ướt hết cả quần áo, ngồi học gió thốc ôm nhau để truyền hơi ấm tình bạn, tình yêu thương làm hồng hơn những trái tim. Tôi về thăm trường vào hôm trường được nghỉ, vậy nên rất vắng lặng. Có cảm giác như không gian yên tĩnh và thinh lặng nơi đây đang nhường chỗ để tôi có khoảng trống nhớ về tuổi thơ của mình. Nơi đây tôi có những tiếng khóc dại khờ đầu đời của học trò, có những tiếng cười đùa cùng bạn bè, có những lần vặt trộm cây trái để cùng liên hoan, có những khi bị phạt đứng ngoài hành lang, có những lần rủ nhau trốn học đi chơi, có cả những giây phút thầm thương trộm nhớ một người nào đó. Tất cả những cảm xúc ấy, cảm xúc chân thật, hồn nhiên và thơ ngây đến từng mùi hương, từng cảm giác. Tôi không cần phải cố mạnh mẽ hay cố gắng chống chọi lại những cú giáng của của cuộc sống, được thỏa mái, no nê trong tình yêu thương sự che chở của thầy cô, bạn bè. Nơi cho tôi một tuổi thơ ngọt ngào, êm đềm mà sau này dù có qua bao tháng năm tôi cũng không bao giờ quên được. Bỗng dưng tôi cảm thấy có gì đó cay xộc nơi sống mũi, những dòng ươn ướt nhè nhẹ trên mắt. Thì ra, tôi đã từng ở đây, đã từng được yêu thương, chở che như thế, đã từng được một lần khóc thút thít và yêu dại khờ, đã từng được bàn tay một người cô-người mẹ thứ 2 ấy vỗ về mỗi khi bị điểm kém. Nơi đây cho tôi một tuổi thơ bình lặng, dịu yên chứ không ồn ào, náo nhiệt như cuộc sống tôi đang được trải nhiệm. Quả là những gì thuộc về quá khứ không thể lấy lại, vậy nên cách duy nhất là hãy sống thật trọn vẹn khi có thể bạn nhé.

Khoảnh khắc tôi được trở về trường sau 10 năm xa cách, như một liều thuốc thần tiên làm bừng sáng tâm hồn tôi đã ngủ im lìm bấy lâu nay. Cho tôi một vé về tuổi thơ, về mái trường xưa yêu dấu, cho tôi một thoáng rung động, một thoáng nhớ thương, một phút lắng lòng để sống chậm lại và biết yêu thương nhiều hơn.
 

28 tháng 11 2016

lên mạng tham khảo đi

28 tháng 11 2016

khổ nỗi tham khảo mạng ròy đầu óc lú lẫn , ko bt viết văn của mk lm sao cơ ?

30 tháng 11 2017

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Ke lai ngoi truong cua em sau 10 nam

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

30 tháng 11 2017

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

8 tháng 11 2017

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

mình nhanh nhất k cho mình vài cái nha cảm ơn bạn nhìu

8 tháng 11 2017

Sao bạn biết hay zậy. báy phục lun. Nhưng mà có.....sao chép hông?

Tạm thời tích cho bạn đó!

16 tháng 12 2017

Sau năm năm học tại trường Đại Học Y Dược Việt Nam. Em đã ra trường và giờ đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Tranh thủ dịp được nghỉ phép một tuần, em về thăm lại ngôi trường cũ. Bao kỷ niệm thời thơ ấu giờ đây vẫn con nhớ mãi trong tâm trí em.

Ngày em về thăm trường Nam Việt cũng là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Về đến nơi, trường không còn như trước mà nay đã như một cái đĩa bay trên không khiến em vô cùng bất ngờ. Em được cô Trang dẫn đi tham quan trường. Lúc này, em tò mò là làm sao để lên được trên đó. Trong khi đó, Cô Trang làm gì và từ chiếc đĩa bay, thả xuống một thang máy và em với cô lên tới các lớp học. Mỗi người lên phải đeo một cái kính 3D. Em và cô đi xung quanh các lớp học, các lớp học của trường này làm em thêm ngạc nhiên vì bảng đen không cần phải nhiều như trước nữa. Chỉ cần nó nhận ra tiếng nói của giáo viên thì sẽ mở khóa và hoạt động. Giáo viên giảng bài không cần phải nói nhiều vì bảng sẽ mô phỏng lại ý nghĩa lời nói của giáo viên. Đi tham quan một lúc thì đói quá phải xuống căn-tin ăn mới được. Tưởng như lúc mình còn học khi ăn phải trả bằng tiền, thì giờ đây dùng bằng thẻ thanh toán để lấy thức ăn. Mà điều kì lạ là trong căn- tin không có một người nào trông coi quán, các em học sinh dùng các chiếc máy điều khiển để chọn thức ăn. Đang ăn thì thấy có một thầy già lắm rồi, em lại hỏi và biết đó chính là thầy Phương. Nhìn trán thầy đã nhiều nếp nhăn hơn, lưng đã hơi còng, bộ tóc đã bạc phơ. Em lại thấy cô Trang, cô Hân, thầy Hóa. Cô Trang lúc trước khác xa so với bây giờ, cô đã có chồng vì sinh ra hai cu tí, cô Hân tuy đã già hơn trước một chút nhưng cô vẫn giữ nguyên được tính giản dị. Còn thầy Hóa có lẽ bệnh nhiều lắm, nhìn mặt thầy mệt mỏi, em đã nói chuyện với bao người trong suốt thời gian giải lao. Nhìn cô Trang với vẻ u sầu vì vừa phải chăm sóc con cái, lo việc gia đình, vừa còn phải đến trường dạy các em học sinh. Vào giờ học, tiếng chuông từ đĩa bay làm các em vào lớp. Hình như, các em học sinh thời này ngoan hơn thời trước. Khi vào lớp, các bạn bật Ipad và vào tiết học, mỗi người đều đeo một tai nghe vào, tiết học như một thế giới của internet. Em nhớ lại lúc xưa học chỉ có chiếc tivi là tốt, các em phải viết vào vở, so sánh với lúc này thì học sinh thời nay tốt hơn gấp mười lần. Đến nội trú, cửa tự động mở ra, mỗi giường có một cái quạt, máy vi tính có màn hình bằng ti vi. Vào phòng tắm thì có những chiếc dĩa bay nhỏ để tắm và vệ sinh. Mỗi giường cố một chế độ khác nhau về mặt thời tiết. Các chiếc giường rộng hơn lúc trước nên ngủ cũng thấy thoải mái hơn. Thức dậy thì không mang giày của buổi sáng nữa mà mang giày có ba chế độ là: bay, lăn bánh và đi bộ. Em chơi và trò chuyện với các em học sinh. Đến tối, em lại về trường Đại học Y Dược Việt Nam.

Qua một ngày quay về trường cũ, em có cảm giác như được quay lại thời thơ ấu của tuổi học trò. Em hứa sẽ học Y Dược nhiều hơn nữa để trở thành một bác sĩ giỏi, biết thêm nhiều phương thuốc mới để cứu mọi người. Những điều đó chỉ vì muốn đền đáp công lao nuôi dưỡng của ba, mẹ và công ơn dạy dỗ của các thầy cô .

:D

16 tháng 12 2017

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?

– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

11 tháng 12 2016

Tham khảo :3

Tình bạn là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, không kém phần diệu kì, trong cuộc sống không thể thiếu đi những người bạn, những người tuy xa lạ về huyết thống nhưng lại có những tương đồng về tính cách, về sở thích và lí tưởng… đó là những người bạn đồng hành cùng ta trên suốt quãng đường đời, là người sẻ chia, người dang tay giúp đỡ, ngồi bên lắng nghe mỗi khi ta có tâm sự. Cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi có những người bạn.

Trước đây, em không có những định nghĩa cụ thể nào về khái niệm tình bạn, tình bạn lúc ấy đối với em mà nói đơn giản chỉ là những người cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện. Nhưng khi đã trưởng thành hơn thì em bống hiểu ra sự thiêng liêng của khái niệm tình bạn, bởi tình bạn không chỉ đơn giản là một mối quan hệ xã hội giữa người với người mà đó còn là sợi dây gắn kết tình cảm, gắn bó những con người xa lạ trở nên thân thiết, thắt chặt mối đồng cảm, thương yêu giữa những con người ấy khiến cho mọi hành động quan tâm, chia sẻ đều trở nên chân thành và tự nhiên nhất.

Trong cuộc sống, ai cũng cần có những người bạn, đó là người bạn đồng hành, cũng là người tiếp cho ta những đông lực sống, động lực phấn đấu mỗi khi ta yếu đuối, gục ngã. Bạn bè là điều kì diệu tự nhiên nhất trong cuộc sống của con người, có được những người bạn là điều may mắn. Tìm được những người bạn hiểu mình thì đó là một điều diệu kì, đáng được trân trọng. Em cũng may mắn tìm được cho một người bạn thân thiết, người mà em có thể yên tâm dãi bày, sẻ chia mỗi khi có chuyện buồn trong học tập hay trong cuộc sống, người em có thể dựa vào khi em chán nản, gục ngã.

Người bạn mà em muốn nói đến, đó chính là Phương Anh- người bạn thân thiết nhất của em trong suốt những năm học cấp một cũng như cấp hai. Em và Phương Anh quen nhau khi vừa là những học sinh ngơ ngác bước chân vào lớp một. Em vẫn còn nhớ rất rõ lần gặp mặt đầu tiên ấy, đó là vào ngày khai giảng đầu tiên của đời học sinh, chúng em lúc ấy còn là những cô cậu học trò nhỏ rụt rè, tò mò về môi trường học tập mới nhưng cũng lo lắng, sợ hãi với những thứ quá sức mới lạ.

Em và Phương Anh được cô giáo chủ nhiệm xếp ngồi cùng một bàn học, chúng em lúc ấy chưa hề quen biết nhau nên cả hai đều khá ngượng ngùng, rất khó mở lời làm quen. Nhưng có vẻ Phương Anh là người nhút nhát hơn em, nên em đã mở lời làm quen trước:
“ Chào cậu, tớ tên là Hương Quỳnh, cậu tên là gì thế?” Lúc ấy có lẽ vì bất ngờ nên khuôn mặt nhỏ nhắn của Phương Anh đỏ bừng lên, bạn quay ra nhìn em ấp úng nói vô cùng dễ thương:
“Tớ tên là Phương Anh…cậu” Có vẻ Phương Anh muốn nói gì thêm nữa nhưng vì ngượng ngùng nên mãi không thốt thành câu. Em bèn chủ động nói trước:
“Tên của cậu hay thật, chúng mình làm bạn được không?” Phương Anh lúc ấy đã cười rất vui vẻ, nụ cười của Phương Anh rạng rỡ như thiên thần vậy, bạn đã hết ngượng ngập mà vội vàng gật đầu vô cùng dễ thương.

Từ ấy em và Phương Anh trở thành những người bạn thân, chúng em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt trong trường, dù có bất cứ những khó khăn cũng như những niềm vui gì trong học tập thì chúng em cũng đều chia sẻ cho nhau. Những câu chuyện dù không đầu không đuôi nhưng mỗi khi người kia kể thì người còn lại sẽ chú tâm lắng nghe, có lẽ sau những lần tâm sự như vậy, chúng em trở nên thân thiết hơn, thấu hiểu nhau hơn, đôi khi chỉ cần một ánh mắt thôi thì chúng em đã có thể hiểu đối phương muốn nói gì.

Phương Anh là một người hiền lành, nhân hậu, chúng em tuy là những người bạn thân thiết, nhưng không phải vì vậy mà chúng em có thể hiểu nhau hoàn toàn, có những lúc chúng em bất đồng ý kiến, có những cãi vã, giận hờn. Em cảm thấy có lỗi bởi mỗi lần cãi vã rồi giận dỗi như vậy thì người chủ động giảng hòa luôn là Phương Anh. Chúng em giận nhưng không được bao lâu thì cả hai đều được giải tỏa nhưng để mở miệng nói lời xin lỗi trước thì không phải ai cũng có thể, đây cũng là điều em rất ngưỡng mộ ở Phương Anh, bạn luôn vì người khác, chủ động giảng hòa mặc dù bạn không hề sai, cũng không kể đến sự nhút nhát của mình.

Em cảm thấy thật may mắn khi có một người bạn như Phương Anh, đó là một người bạn tuyệt vời, người mà em tuyệt đối tin tưởng khi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, người luôn ở bên tiếp cho em nguồn động lực để em vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Thế mới có thể thấy được tình bạn thật thiêng liêng biết bao, tình bạn có thể tạo ra sức mạnh, tạo nên những kì tích cho con người. Có những câu thơ mà em rất ấn tượng về tình bạn như:
“Tình bạn là lá là hoa
Tình bạn là cả bài ca trên đời
Tình bạn tróng sáng tuyệt vời
Đẹp hơn tất cả bầu trời ban đêm”

12 tháng 12 2016

ĐỀ 1:

Sáng nay, vẫn trên con đường quen thuộc, tôi dạo bước đến trường. Những ánh nắng bình minh chan hoà, phủ lên mọi vật và dường như những hạt sương đêm đọng lại trên thảm cỏ cũng ánh lên sắc cầu vồng. Lòng tôi man mác nghĩ về những kỉ niệm xưa của tôi với bạn. Và thật đáng trân trọng, nâng niu những khoảnh khắc thiêng liêng ấy.

Tôi nhớ như in cái ngày tôi mới chuyển về trường mới, cảm giác thật cô đơn và lạc lõng. Hàng ngày tôi không biết làm gì hơn ngoài việc gắn bó với những cuốn sách và thi thoảng có những mẩu truyện vui làm tôi cười thầm. Chính lúc đó bạn nhẹ nhàng đến bên tôi như một thiên thần. Bạn chủ động tách mình ra khỏi tập thể lớp và kết bạn với một “con mọt sách” như tôi. Bạn nhìn tôi cười ấm áp, dịu hiền và mọi cảm giác lạc lõng, cô đơn trong lòng tôi cũng dần biến mất.

 

Tôi đã xúc động khi thấy bạn đứng dậy, che chở cho tôi trước những trò đùa quá đáng của một vài học sinh cá biệt trong lớp. Giữa bạn bè cùng trang lứa thì tôi có phần nhỉnh hơn một chút, dáng tôi cao, người mập mạp. Chính vì thế nên họ đã cho tôi một biệt danh chế giễu : “Chị béo”. Lên lớp đối với tôi lúc ấy chẳng khác nào một cơn ác mộng. Họ viết lên bảng, lên ghế, lên bàn của tôi và thật tệ hại hơn nữa là khi tôi lên bảng trả lời câu hỏi của cô giáo, các bạn ấy xướng lên từ ngữ đó đầy vẻ khiêu khích. Đã có lần tôi ức, giận dỗi đến phát khóc và lấy cớ nghỉ học đến mấy ngày. Bạn lo lắng, sốt sắng đến thăm tôi, say sưa giảng bài và giúp tôi một số việc vặt trong gia đình. Bạn khuyên tôi nên đi học trở lại và hãy để ngoài tai những câu nói đó. Sáng hôm sau, tôi với bạn cùng sánh vai đến lớp. Bạn đã mắng các cậu học sinh ấy và thưa việc đó với cô giáo chủ nhiệm. Kết quả là họ bị viết bản kiểm điểm và bị đình chỉ học tập đến ba ngày. Bạn đã mang lại sự tự tin cho tôi, giúp tôi xoá bỏ mặc cảm để học tập tốt. Bạn đã cùng tôi san sẻ mọi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ trong những ngày đầu đi học, bạn còn động viên tôi tiến bộ nhiều. Lúc ấy bạn chẳng khác gì người chị thứ hai của tôi, luôn chăm sóc và dạy dỗ các em mình chu đáo. Bạn đã nói với tôi rằng chính mình phải tự tin vào mình, phải khẳng định mình ở chốn này, phải cho mọi người thấy rằng tôi không hề kém cỏi hay thua bất kì ai để xứng đáng với những giọt mồ hôi mà cha mẹ tôi đã đổ trên ruộng đồng mỗi trưa hè đổ lửa. Rồi tôi cũng làm theo như bạn nói và khi tôi được điểm tốt tôi lại nhớ đến bạn và biết ơn bạn nhiều.

Bạn đã kể với tôi nhiều lắm. Có lẽ câu nói đáng yêu nhất của bạn chính là bạn rất thích mùa xuân. Phải đấy, cứ mỗi một mùa xuân về chúng ta lại được thêm một tuổi mới và những bao lì xì thật hay. Không những vậy, mùa xuân có những cơn mưa phùn giăng giăng khắp đất trời. Vào những buổi sáng sớm, bạn chạy đến rủ tôi đi dạo. Làn gió xuân khẽ lùa vào mái tóc, những giọt sương mát lạnh và cả những chiếc lá phượng tinh nghịch nằm lên những lọn tóc mỏng. Tôi thích cảm giác ấy nhất, lúc đó tôi cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời, đáng yêu làm sao. Hay vào những buổi trưa hè đổ lửa, bạn và tôi cùng đi chung một chiếc ô nhỏ. Tôi chợt nghĩ rằng: bạn thực sự là một phần trong trái tim tôi, là người quan trọng nhất của tôi đấy.

Bạn là một cô bé rộng lòng bao dung và biết chia sẻ. Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về quê tôi. Đó là một miền quê nghèo, đất đai khô cằn cùng với ánh nắng đổ lửa như thiêu đốt những đụn cát sa mạc. Những đứa trẻ nhỏ hơn chúng mình phải đi bán bánh mì trong những đêm đông giá lạnh mà người phong phanh một tấm áo khoác mỏng, hay chúng phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố mẹ và bươn trải kiếm sống. Tôi chợt nhìn thấy khoé mắt bạn cay cay và những giọt nước mắt chan hoà trên má bạn. Rồi bạn kể cho tôi nghe về gia đình bạn. Bố mẹ bạn đều là những thương nhân giàu có, đi công tác suốt. Bạn phải ở trong một ngôi nhà lạnh lẽo thiếu tình thương cùng với vài người giúp việc. Bạn bảo rằng những lúc ấy bạn rất cô đơn và buồn chán nên bạn rất hiểu tâm trạng của tôi những ngày đầu xa nhà, học ở một ngôi trường mới như này. Bạn đã gục đầu vào vai tôi mà khóc oà lên. Bạn thân ơi hãy khóc đi, khóc nhiều vào nếu nước mắt có thể làm vơi nỗi buồn trong lòng bạn. Bạn thân ơi, bạn có nhớ những hàng rào nhỏ xinh bên cạnh vườn táo của chúng mình, nơi in dấu những kỉ niệm giận hờn vu vơ? Và tôi thấy thật có lỗi với bạn. Buổi chiều hôm ấy, những ánh nắng vàng vọt chiếu mỏi mắt. Tôi kiên nhẫn đứng đợi bạn bên vườn. Tôi đợi mãi, đợi mãi mà chẳng thấy bạn đâu. Đó là lần đầu tiên bạn trễ hẹn, tôi cảm thấy mình không được tôn trọng và tôi đã rất tức giận. Tôi bỏ về một mình rồi nằm lên giường khóc. Cậu mợ gọi xuống ăn cơm, tôi không chịu. Ai dỗ kiểu gì tôi cũng khước từ. Tôi cứ nằm khóc như thế và ngủ quên lúc nào không hay. Sáng hôm sau, tôi mở cửa hít thở bầu không khí trong lành. Đến cửa lớp, bạn lại tươi cười đến bên tôi, lại lân la kể chuyện như bao hôm khác. Tôi lạnh lùng không nói một câu và lặng lẽ ngồi vào chỗ của mình. Tôi thấy mình như bị tổn thương. Tôi đã nghĩ rằng sáng nay đến bạn sẽ giải thích mọi chuyện cho tôi nhưng hình như bạn lảng tránh. Bạn thân yêu ơi, tình bạn của chúng mình đã sứt mẻ rồi hay sao? Bao nhiêu kỉ niệm buồn vui chúng ta đều san sẻ, sao bạn lại nỡ… Từ hôm đó, tôi chủ động chấm dứt tình bạn mà tôi cho là gian dối này. Chắc là mỗi đêm bạn đều khóc bởi vì tôi thấy sắc mặt bạn xấu đi nhiều và đôi mắt thâm quầng. Nhưng điều đó không hề làm rung động lòng tôi vì khi ấy mọi kí ức về bạn đã bị tôi xoá sổ. Nghĩ lại lúc ấy, tôi thấy mình thật đáng trách. Đến gần cuối học kì II, bạn đến bên tôi và nói rằng bạn sẽ theo cha mẹ về quê. Tôi sững sờ nhìn bạn, bối rối không biết nói sao cho đúng. Tan học, tôi kéo bạn ra ngoài cổng và xin lỗi bạn. Hai đứa ôm nhau mà khóc đến quên cả giờ. Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, hai đứa tiễn nhau, ngậm ngùi dặn dò nhau từng thứ một. Bạn thân ơi, dù bạn ở nơi đâu tôi vẫn luôn nhớ bạn, hãy bảo trọng nhé!

 

Đó là một câu chuyện về tình bạn mà tôi mãi mãi không bao giờ quên. Hôm nay là sinh nhật bạn. Tôi ngồi đây, cầm nến và hát bài sinh nhật. Tôi chúc bạn luôn luôn khoẻ mạnh và học giỏi.